Bố mẹ nói xấu, chê bai nhau tưởng là đùa vui, nhưng con cái mang theo cả đời

Thi Thi - Ngày 06/12/2024 19:10 PM (GMT+7)

Việc bố mẹ nói xấu bạn đời ảnh hưởng đến mối quan hệ của chính mình, có những tác động sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ.

Trẻ em vốn nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra xung quanh chúng. Khi nghe bố mẹ chỉ trích, chê bai nhau, trẻ có thể cảm thấy hoang mang và lo lắng. Việc này dẫn đến cảm giác bất an, vì không thể hiểu rõ nguyên nhân của những tranh cãi và xung đột. 

Việc bố mẹ nói xấu bạn đời trước mặt trẻ có thể gây ra những tác động tiêu cực sâu sắc đối với sự phát triển tâm lý và cảm xúc. Đồng thười, ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận mối quan hệ gia đình, giảm lòng tin vào tình cảm của bố mẹ dành cho nhau.

Khi trẻ lớn lên trong một gia đình có nhiều xung đột, trẻ có thể cảm thấy thiếu an toàn và không được yêu thương, dễ để lại những vết thương tâm lý lâu dài.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì vậy, việc bố mẹ nói xấu bạn đời ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ, có những tác động sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc con cái trong cuộc sống của trẻ sau này.

Chúng ta đều biết môi trường gia đình tích cực, nơi mà sự tôn trọng và yêu thương được thể hiện, là rất quan trọng cho sự phát triển, hình thành tính cách của các con.

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra những phân tích sâu sắc hơn, hỗ trợ bố mẹ tìm ra cách ứng xử phù hợp với nhau dựa trên tình yêu thương, tôn trọng. Đồng thời, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến con cái.

Bố mẹ nói xấu, chê bai nhau tưởng là đùa vui, nhưng con cái mang theo cả đời - 2

Thưa chuyên gia, vì sao nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên nói lời không hay về nhau, có phải đây là dấu hiệu gia đình không hạnh phúc?

Trên thực tế có nhiều gia đình mà bố mẹ thường nói lời không hay về nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định đây là dấu hiệu gia đình không hạnh phúc, bởi chúng ta còn cần xem xét nhiều khía cạnh, trong đó có nét văn hóa, cử chỉ, ngôn ngữ yêu thương trong gia đình đó.

Nhiều trường hợp bố bộc lộ điều không hay về nhau bằng lời nói, nhưng lại gửi thông điệp ngầm hài hước về nhau... Tuy vậy, có thể đây là dấu hiệu gia đình sự tôn trọng, lịch sự nhau hạn chế.

Một người biết tôn trọng và lịch sự thường biết tìm những điều tốt đẹp để khích lệ, khen tặng đối phương. Thay vì tìm kiếm điểm xấu để cười nhau hay chê bai.

Trẻ thường xuyên nghe những câu như "Bố con thật vô dụng" "Mẹ con chẳng làm được gì" sẽ có những cách phản ứng nào khi chứng kiến sự chỉ trích giữa bố mẹ? Những phản ứng này có thể dẫn đến hành vi nào trong tương lai?

Trước đây, tôi có một thân chủ, câu chuyện bắt đầu khi một người mẹ luôn than phiền về con gái 13 tuổi khá nổi loạn và ngổ nghịch. Cô bé thường xuyên nói với mẹ những câu "Đồ trẻ con" "Đồ yếu đuối"... bản thân tôi đã rất bất ngờ khi nghe câu chuyện này.

Sau khi có một cuộc trò chuyện thân mật và rõ rằng, cô bé bộc bạch rằng đã có thói quen nói những câu trên từ nhỏ và bắt chước từ người bố. Cô bé kể, mỗi khi nhìn thấy mẹ khóc, người bố thường chê cười bằng những câu nói trên, điều này vô thức hình thành trong tâm trí cô bé rằng bản thân đang làm diều tốt, vì làm giống như lời bố nói. 

Vì vậy, điều này vô tình làm gương xấu cho con, trẻ có thể học lại hành vi đó của bố mẹ. Trường hợp trẻ không bắt chước, vẫn có nguy cơ bối rối về hành vi của bố mẹ, từ đó giá trị mà trẻ dành cho bản thân, hay các thành viên khác trong gia đình sẽ giảm xuống.

Khi trẻ chứng kiến bố mẹ nói lời không hay về nhau, liệu có phát triển một cái nhìn tiêu cực về tình yêu và hôn nhân? Điều này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn bạn đời của trẻ trong tương lai không?

Về vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi trẻ nhỏ thường học qua việc quan sát và chứng kiến hành động, lời nói của bố mẹ. Từ đó, ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận về tình yêu và hôn nhân.

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê hay nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ chứng kiến bố mẹ nói lời không hay về nhau, sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn bạn đời. Tuy nhiên, học thuyết về sự gắn bó trong tình yêu có đề cập đến điều này.

Khi trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với kiểu gắn bó không an toàn, gắn bó lo âu, né tráh, không có sự tôn trọng, yêu thương nhau trong nhà... Về sau, trẻ có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ như trước đây.

Một số trường hợp đặc biệt, những người chỉ cảm thấy thõa mãn, thoải mái khi bị người khác chê trách, đối xử tệ.... Điều này cho thấy, tuổi thơ của họ đẵ gặp phải nhiều điều không vui, môi trường sống không lành mạnh.

Chuyên gia gợi ý một số chiến lược để giúp bố mẹ thay đổi cách giao tiếp và xử lý mâu thuẫn, nhằm tạo ra một môi trường gia đình tích cực và hỗ trợ cho trẻ?

Theo văn hóa người Việt tin rằng, khi bước ra bên ngoài cần có các mối quan hệ xã giao, nên khi về nhà, gia đình là nơi mình được sống thật và thoải mái nhất. Vì vậy, mọi người sẽ bộc lộ bản thân nhiều nhất khi ở nhà.

Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta đang hiểu sai ý nghĩa của việc "sống thật",. Thực tế, "sống thật" không đồng nghĩa là thể hiện hành vi bất lịch sự, hay bày tỏ tất cả suy nghĩ, lời nói mà không có cân nhắc đối với người thân trong gia đình.

Như vậy, chúng ta cần phân biệt rõ giữa "sống thật" và sống ý nghĩa, nâng đỡ, xây dựng tổ ấm. Cho nên, bố mẹ cần hiểu rõ ý nghĩa việc tạo dựng gia đình hạnh phúc và lành mạnh.

Trong vài trường hợp, bố mẹ nên xem xét có nên bộc lộ hết cảm xúc mà không cần cân nhắc ngôn từ hay không. Đồng thời, hãy suy xét cách bố mẹ đang sống có ảnh hưởng thế nào đến trẻ.

Lấy ví dụ trong gia đình tôi, tôi và chồng có thông nhất cùng nhau không nên nói những lời có nguy cơ làm tổn hại, chê trách hành vi, không dùng những từ "vô dụng", "bất tài", "ngu ngốc"... đến bạn đời.

Do đó, bố mẹ muốn xây dựng gia đình tích cực, nơi con cái trưởng thành ngoan ngoãn, tinh thần và thể chất tốt, cần phải nghiêm túc chú ý đến văn hóa lời nói và cách ứng xử với nhau. 

Trường hợp bố mẹ vô thức hành xử theo thói quen gia đình trước đây mình sống (gia đình nội - ngoại), lúc nàu cần sẵn sàng để điều chỉnh, thay đổi, nói lời xin lỗi, hay ngồi lại với nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho gia đình nhỏ của mình.

Quay lại câu chuyện về người mẹ có cô con gái 13 tuổi, sau thời gian cân nhắc, người mẹ đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng ý với cách những người khác trong gia đình đối xử với mình.

Người mẹ đề nghị viết ra một bản hợp đồng gia đình, trong đó bày tỏ rõ không được phép dùng lời nói không hay về nhau, nếu tái phạm sẽ có hình phạt cụ thể... Cuối cùng, người bố và cô con gái đồng ý với phương án trên, bản thân cả hai sẽ cố gắng cải thiện theo chiều hướng tốt nhất.

Thoạt đầu nghe qua chúng ta cảm thấy kỳ lạ vì sao trong gia đình lại tồn tại một bản hợp đồng, tuy nhiên theo góc nhìn của chuyên gia đây là một bước tiến đáng được khuyến khích, bởi người mẹ đã can đảm bày tỏ điều bản thân không hài lòng và cần được tôn trọng. Bản hợp đồng cũng như là lời cam kết sửa đổi hành vi chưa phù hợp của các thành viên khác theo hướng tích cực hơn.

Bố mẹ nói xấu, chê bai nhau tưởng là đùa vui, nhưng con cái mang theo cả đời - 3

Chuyên gia: Bố yêu mẹ hòa hợp là đang tạo phước cho cả nhà, con lớn lên sống hạnh phúc
Tình yêu thương bố mẹ dành cho nhau là niềm tin, nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển các giá trị lành mạnh.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời