Câu "cửa miệng" khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày

Kiều Trang - Ngày 14/05/2024 12:00 PM (GMT+7)

Tưởng hiệu quả nhưng câu nói này lại vô tình hại con.

Giao tiếp hàng ngày là phương tiện cực kỳ quan trọng để bố mẹ có thể giáo dục con một cách hiệu quả. Thế nhưng lại là yếu tố mà không phải phụ huynh nào cũng chú trọng để biết cách sử dụng một cách phù hợp.

Đó là lý do tại sao trong nhiều gia đình, sự tương tác giữa bố mẹ và con cái luôn có rào cản hay một khoảng cách nhất định, khiến cho bố mẹ và con không hiểu nhau, từ đó khó có thể đi đến một mối quan hệ gắn kết.

Chẳng hạn như trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ thường sử dụng những câu cửa miệng với mục đích nhằm ra lệnh, trấn áp và kiểm soát trẻ để ép buộc con phải làm theo ý kiến, yêu cầu mà bố mẹ đưa ra. Một ví dụ phổ biến là câu: "Con phải nghe lời vì bố mẹ là bố mẹ của con".

Bố mẹ sử dụng giao tiếp tích cực sẽ luôn hiệu quả hơn trong việc nuôi dạy con trẻ, ngược lại giao tiếp với sắc thái tiêu cực sẽ dễ ảnh hưởng đến tâm lý của con (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ sử dụng giao tiếp tích cực sẽ luôn hiệu quả hơn trong việc nuôi dạy con trẻ, ngược lại giao tiếp với sắc thái tiêu cực sẽ dễ ảnh hưởng đến tâm lý của con (Ảnh minh hoạ).

Tuy là một câu nói rất đơn giản, nhưng nhiều phụ huynh lại sử dụng một cách vô tư mà không hề biết nó thực sự mang lại những hệ quả không tưởng đối với con trẻ, cũng như việc xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh. Vậy câu nói này mang sắc thái, hàm ý ra sao và nó sẽ tác động như thế nào đến tâm lý, tính cách của con trẻ?

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui sẽ có những phân tích, nhắc nhở và hướng dẫn dưới đây. Nếu các bậc bố mẹ có thể hiểu rõ những vấn đề xoay quanh câu cửa miệng này thì trong tương lai, bố mẹ có thể giáo dục con cái hiệu quả hơn. Từ đó bố mẹ cũng sẽ thấu hiểu và dễ dàng xây dựng mối quan hệ tích cực, gần gũi với đứa trẻ của mình.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM. 

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 3

Câu cửa miệng "Con phải nghe lời vì bố mẹ là bố mẹ của con" thường được sử dụng trong việc nuôi dạy trẻ. Theo ý kiến của chuyên gia, liệu việc sử dụng câu cửa miệng này có hiệu quả trong việc giáo dục trẻ và xây dựng mối quan hệ gia đình?

Đối với quan điểm của tôi, khi bố mẹ sử dụng câu cửa miệng này thì đã là một thất bại trong việc nuôi dạy con. Bởi lý do là họ đã đưa ra một mong đợi, yêu cầu với con nhưng lại không đưa ra một phân tích logic. Ngược lại, bố mẹ đã sử dụng câu "Con phải nghe lời vì bố mẹ là bố mẹ của con" để ép buộc trẻ.

Tuy nhiên câu cửa miệng này vẫn có thể cố gắng xem xét trên phương diện tích cực, nó đang mang hàm ý nhắc nhở con về mối quan hệ ruột thịt.

Đồng thời đây cũng là một cách gián tiếp để nói cho trẻ hiểu rằng, bố mẹ là người lớn và có nhiều trải nghiệm hơn, bố mẹ luôn mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con.

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 4

Có những hệ quả tâm lý nào có thể xảy ra khi bố mẹ liên tục sử dụng câu cửa miệng này trong việc nuôi dạy trẻ?

Có nhiều hệ quả tâm lý:

- Trẻ có thể bị giảm đi khả năng sáng tạo, tư duy vì bị "giam" trong tư tưởng mình phải nghe lời bố mẹ vì câu cửa miệng mà bố mẹ vẫn hay dùng để giáo dục trẻ.

- Khi trẻ bước vào độ tuổi muốn được tự do phát triển, đặc biệt là giai đoạn đầu dậy thì sẽ có những sự chống đối bố mẹ, dù là ngầm hay thể hiện rõ ra bên ngoài. Trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ vô lý, từ đó dễ nổi loạn, không thuần phục và bác bỏ mọi ý kiến bố mẹ đưa ra.

- Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái có thể ngày càng trở nên căng thẳng, khó có sự liên kết.

- Về phía bố mẹ, câu cửa miệng này sẽ khiến bố mẹ dễ trở thành những người lạm quyền. Họ luôn có niềm tin rằng con cái phải nghe lời mình trong mọi hoàn cảnh. Vì không hiểu con nên bố mẹ có thể sẽ nuôi dạy con một cách bảo thủ.

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 5

Ngoài câu cửa miệng trên, còn những biểu hiện hay câu cửa miệng nào khác mà bố mẹ thường dùng để trấn áp, kiểm soát con cái?

Một số câu cửa miệng khác mà bố mẹ thường dùng để trấn áp, kiểm soát con cái:

- "Bố mẹ già hơn con nên con đừng cãi bố mẹ!"

- "Bố mẹ sinh ra con nên bố mẹ có quyền!"

- "Còn nhỏ mà bày đặt làm khôn với người lớn!"

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 6

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố mẹ nên tập trung vào việc nắm vững quyền lực và kiểm soát hay là xây dựng mối quan hệ phụ huynh-con cái dựa trên sự tôn trọng và thấu hiểu? Vì sao?

Rõ ràng trong một mối quan hệ gia đình, dù vai vế khác nhau, vai trên vai dưới như bố mẹ và con cái nhưng nguyên tắc trong giao tiếp là phải dựa trên sự tôn trọng, thấu hiểu.

Khi bố mẹ đưa ra một yêu cầu hoặc ý kiến nào đó và muốn con cái của mình làm theo, trước tiên bố mẹ phải thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe phản hồi từ trẻ.

Bố mẹ cần phân tích, lý giải để thuyết phục con thay vì sử dụng quyền lực bản thân để trấn áp hay kiểm soát, ra lệnh con trẻ bắt buộc phải thực hiện điều bố mẹ muốn. Chỉ khi như vậy thì sự tương tác, cuộc giao tiếp của bố mẹ và con mới đạt được hiệu quả cao.

Khi trẻ cảm thấy được bố mẹ tôn trọng, thấu hiểu và lắng nghe, trẻ sẽ vâng lời bố mẹ hơn. Đồng thời con cũng sẽ tin tưởng để chia sẻ với bố mẹ mọi vấn đề trong cuộc sống, và xây dựng mối quan hệ gia đình khắng khít.

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 7

Câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; khiến mối quan hệ bố mẹ - con cái tan vỡ, chuyên gia tâm lý báo động bố mẹ Việt vẫn dùng hàng ngày - 8

Tiến sĩ tâm lý: Quy tắc 2 - 2 giúp bố mẹ xử lý một phát ăn ngay khi phát hiện con xem phim người lớn
Trong thế giới kết nối kỹ thuật số ngày nay, trẻ em có thể dễ dàng xem được nội dung "người lớn".

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia