Chuyên gia nói dùng điện thoại "dụ" con ăn là không sáng suốt, thử 4 cách này hiệu quả hơn nhiều

Thi Thi - Ngày 04/01/2024 09:45 AM (GMT+7)

Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao trẻ kén ăn, sau đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp

Chuyên gia nói dùng điện thoại amp;#34;dụamp;#34; con ăn là không sáng suốt, thử 4 cách này hiệu quả hơn nhiều - 1

Hiện nay, không ít phụ huynh than phiền rằng con mình kén ăn, nên "chấp nhận" cho con xem TV, điện thoại trong lúc ăn. Bởi không còn cách nào khác để "lừa" trẻ ăn uống ngon miệng.  

Thực tế, trẻ vừa ăn vừa xem TV hoặc sử dụng điện thoại, thường không tập trung vào việc ăn uống. Điều này dẫn đến việc trẻ có thể ăn quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn và có thể gặp vấn đề về tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao trẻ kén ăn, sau đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp, thay vì sử dụng điện thoại, TV để "chữa cháy".

Chuyên gia nói dùng điện thoại amp;#34;dụamp;#34; con ăn là không sáng suốt, thử 4 cách này hiệu quả hơn nhiều - 2

Tìm hiểu lý do tại sao trẻ kén ăn

Khi trẻ lớn lên, sẽ thử nhiều loại thức ăn khác nhau, một số đặc biệt thích, trong khi một số khác cảm thấy khó nuốt. Quá trình này khiến trẻ hình thành thói quen tốt lẫn xấu, trong đó kén ăn trở nên phổ biến.

Nguyên nhân đầu tiên có thể do trẻ không hài lòng với mùi vị, màu sắc hoặc kết cấu của một số loại thực phẩm, điều này tạo ra sự "ám ảnh" đối với thức ăn. 

Nguyên nhân thứ hai là trẻ bắt đầu ăn vặt nhiều hơn. Trước 6 tháng tuổi trẻ chủ yếu uống sữa mẹ hoặc sữa bột, sau đó trẻ sẽ ăn bổ sung các loại thức ăn khác nhau.

Trẻ kén ăn có thể do không hài lòng với mùi vị, màu sắc hoặc kết cấu của một số loại thực phẩm.

Trẻ kén ăn có thể do không hài lòng với mùi vị, màu sắc hoặc kết cấu của một số loại thực phẩm.

Trẻ càng lớn thì càng ăn được nhiều thức ăn, bao gồm nhiều loại đồ ăn nhẹ. Lúc này, nhiều trẻ thích ăn vặt hơn bữa chính, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.

Nguyên nhân thứ ba là trẻ ăn uống thất thường. Nhiều bậc phụ huynh cũng có chế độ ăn uống không đều đặn. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều trẻ không hình thành được thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ. 

Nguyên nhân thứ tư là do bị ép ăn. Có một loại cơn đói gọi là “Mẹ tưởng con đói”. Con đã no rồi nhưng mẹ vẫn cảm thấy con ăn quá ít nên cứ cho ăn tiếp... Điều này vô tình khiến trẻ có "ác cảm" và kháng cự mạnh mẽ với thức ăn.

Chuyên gia nói dùng điện thoại amp;#34;dụamp;#34; con ăn là không sáng suốt, thử 4 cách này hiệu quả hơn nhiều - 4

Muốn trẻ ăn ngon hãy thử những phương pháp này

Chuyên gia nói dùng điện thoại amp;#34;dụamp;#34; con ăn là không sáng suốt, thử 4 cách này hiệu quả hơn nhiều - 5

Đừng phụ thuộc vào đồ ăn nhẹ

Đồ ăn vặt dù có ngon đến đâu cũng không thể dùng làm bữa chính, các mẹ nhất định phải biết điều này. Dù điều kiện ở nhà có tốt đến đâu, dù loại đồ ăn vặt có tốt cho sức khỏe thì lượng ăn của trẻ cũng phải hạn chế.

Đặc biệt trước bữa ăn, cố gắng không cho trẻ ăn vặt. Sự thật rất đơn giản: Dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, nếu ăn vặt quá nhiều sẽ không còn "chỗ" cho thức ăn chính. 

Đối với đồ ăn nhẹ, tốt nhất nên cho trẻ ăn giữa các bữa, và nên  được kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, việc lựa chọn đồ ăn nhẹ cũng nên khắt khe, tốt nhất nên tập trung vào trái cây, sữa chua và các loại hạt.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước khi ăn bữa chính.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước khi ăn bữa chính.

Chế độ ăn uống đa dạng

Nếu muốn trẻ yêu thích ăn uống, mẹ nên suy nghĩ nhiều hơn về loại, mùi vị và hình thức bữa ăn. Mẹ có thể cho trẻ thử các loại thức ăn có kết cấu và hương vị khác nhau.

Một lợi ích khác của chế độ ăn uống đa dạng là nó cân bằng dinh dưỡng hơn. Các nguyên liệu khác nhau chứa đựng các chất dinh dưỡng khác nhau, nếu trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau thì dinh dưỡng chắc chắn sẽ tăng gấp đôi.

Để trẻ ăn tự lập

Khi trẻ học cách ăn uống độc lập, thường sẽ thể hiện mình muốn ăn gì và không muốn ăn gì, đây là dịp để bố mẹ tạo cơ hội cho trẻ phát triển khẩu vị và sở thích ẩm thực riêng.

Mẹ có thể tạo ra một thực đơn đa dạng, bao gồm các món ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau như rau củ, thịt, cá, trứng, ngũ cốc và trái cây. Đồng thời, mẹ cũng nên làm cho bữa ăn trở nên thú vị và hấp dẫn bằng cách sáng tạo trong cách chế biến và trình bày.

Khi trẻ thể hiện sở thích đối với một số món ăn cụ thể, mẹ có thể lưu ý và nấu thêm những bữa ăn mà trẻ yêu thích. Bố mẹ cũng có thể tham gia cùng trẻ vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, như là cách thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến sự lựa chọn của trẻ.

Mẹ nên hướng dẫn trẻ cách ăn uống tự lập sớm.

Mẹ nên hướng dẫn trẻ cách ăn uống tự lập sớm.

Tăng cường vận động cho trẻ

Thông thường, mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể dục để tiêu hao năng lượng. Bằng cách này, cơn đói của trẻ sẽ tăng lên và có cảm giác thèm ăn sau khi vận động.

Việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp tiêu hao năng lượng mà còn có nhiều lợi ích khác cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là về mặt thể chất.

Quá trình tập thể dục và vận động giúp trẻ phát triển cơ bắp, tăng cường sức mạnh và linh hoạt. Thông qua việc chạy, nhảy, leo trèo và chơi các trò chơi ngoài trời, trẻ có thể rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản như cân bằng, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện khả năng tư duy logic.

Việc tham gia hoạt động ngoài trời cũng giúp trẻ tạo ra thói quen vận động và rèn luyện nhịp sống lành mạnh. Trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự phát triển xương và hệ miễn dịch.

Ngoài ra, hoạt động ngoài trời cũng giúp trẻ khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, gắn kết với thiên nhiên và phát triển ý thức bảo vệ môi trường.

Vận động giúp trẻ nhanh tiêu hao năng lượng và ăn uống ngon miệng hơn.

Vận động giúp trẻ nhanh tiêu hao năng lượng và ăn uống ngon miệng hơn.

Top 7 thực phẩm giá rẻ ngay ngoài chợ giúp trẻ biếng ăn, thấp còi tăng cân cực hiệu quả
Với những loại thực phẩm đơn giản, dễ mua, dễ tìm mẹ vẫn có thể giúp con tăng cân nhanh chóng.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 1-3 tuổi