Bố mẹ không nên tiết kiệm 3 điều sau đây khi dạy con, có thể khiến trẻ khó phát triển và đạt được thành tựu trong tương lai.
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống từ đó được nâng cao, một số gia đình có điều kiện kinh tế nên thường đầu tư những điều tốt nhất cho con cái. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều gia đình khó khăn về mặt tài chính, nên đôi khi không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của trẻ.
Một chuyên gia tâm lý nổi tiếng tại Trung Quốc cho biết, dù hoàn cảnh gia đình giàu có hay khó khăn đến đâu, đứa trẻ nào cũng mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, có mặt của bố mẹ.
Việc nuôi dưỡng con trong hoàn cảnh nghèo khó là điều bình thường, nhưng bố mẹ không nên tiết kiệm 3 điều sau đây khi dạy con, có thể khiến trẻ khó phát triển và đạt được thành tựu trong tương lai.
Không dành thời gian cho con ở giai đoạn tuổi thơ
Trong nhiều trường hợp, bố mẹ vì quá và không có đủ thời gian dành cho con cái. Thực tế là, đối với đứa trẻ, điều quan trọng nhất là có sự hiện diện và sự dẫn dắt của bố mẹ.
Khi bố mẹ không tạo ra sự gắn kết và quan tâm đúng mức với con, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Nếu thiếu đi sự gắn kết này có thể dẫn đến việc hình thành tính cách lạnh lùng, thiếu tự tin ở trẻ.
Bố mẹ không đồng hành cùng con, có thể khiến trẻ cảm giác bị bỏ rơi, không được quan tâm. Khi trẻ lớn lên, sự thiếu tự tin này có thể ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệ xã hội, thành công trong công việc và cuộc sống nói chung.
Cuộc sống và tương lai của ảnh hưởng nhiều từ giai đoạn thơ ấu. Vì vậy, bố mẹ dù bận rộn đến đâu, cũng nên đồng hành và dành thời gian cho con.
Bố mẹ có thể dành 30 phút vào buổi tối để chơi cùng con ở nhà hoặc đi dạo trong công viên, hoặc tham gia vào các hoạt động mà trẻ thích vào cuối tuần. Quan trọng nhất là tạo ra những kỷ niệm và kết nối, để trẻ cảm nhận được sự yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ.
Bằng cách tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và hỗ trợ, bố mẹ có thể giúp con phát triển một tâm hồn khỏe mạnh, tự tin để đối mặt với thử thách trong cuộc sống.
Khi bố mẹ không tạo ra sự gắn kết và quan tâm đúng mức với con, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển.
Cho trẻ nghỉ học sớm
Một số phụ huynh có quan điểm khác biệt, cho rằng trẻ học nhiều không mang đến nhiều lợi ích. Vậy nên, đến một độ tuổi nhất định trẻ phải thôi học và ra ngoài làm việc sớm. Thực tế, không có thước đo rõ ràng về việc trẻ nghỉ học đi làm sớm là tốt hay trẻ học nhiều sẽ thành công hơn. Bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Mặc dù học hành không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công, nhưng được xem là con đường ngắn nhất. Việc trẻ nghỉ học sớm có thể làm cho trẻ bỏ lỡ những kiến thức, kỹ năng căn bản trong quá trình giáo dục đầu đời.
Trường học là nơi trẻ có cơ hội tiếp xúc với kiến thức mới, phát triển kỹ năng xã hội và tương tác với bạn bè. Khi trẻ nghỉ học sớm, có thể bị cô lập và thiếu những trải nghiệm quan trọng này. Đồng thời, bản thân trẻ cũng mất đi cơ hội và khó khăn trong việc phát triển kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo.
Trong một số tình huống đặc biệt, như trẻ gặp vấn đề sức khỏe hoặc gia đình khó khăn, có thể đòi hỏi trẻ nghỉ học tạm thời. Điều quan trọng là đảm bảo rằng trẻ vẫn nhận được sự hỗ trợ và giáo dục thích hợp để không bị đẩy lui trong học tập.
Nhiều đứa trẻ phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình, nhưng quan trọng là đảm bảo rằng trẻ vẫn nhận được sự hỗ trợ và giáo dục thích hợp.
Không tập cho trẻ rèn luyện thói quen tốt từ nhỏ
Thói quen tốt được hình thành từ nhỏ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ. Những thói quen như tự giác học tập, thích đọc sách, tập thể dục, biết chào hỏi người lớn, phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, biết vệ sinh cá nhân... giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Khi trẻ đã quen thuộc với việc thực hiện những thói quen tốt, sẽ có xu hướng tự động và có động lực để duy trì và phát triển những thói quen đó trong cuộc sống hàng ngày.
Đồng thời, giúp trẻ xây dựng lòng tự tin và lòng kiên nhẫn. Khi thấy mình có thể hoàn thành những thói quen tốt và đạt được kết quả tích cực, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và có niềm tin vào khả năng của mình để đối mặt với thử thách và vượt qua khó khăn.
Ngược lại, nếu giai đoạn thơ ấu, bố mẹ không tập cho trẻ rèn luyện thói quen tốt, có thể dẫn đến những hệ quả sau:
Trẻ có thể thiếu kỷ luật và khả năng tự quản bản thân, điều này lâu dần ảnh hưởng đến khả năng tổ chức công việc, quản lý thời gian và đạt được mục tiêu trong tương lai.
Rèn luyện thói quen tốt từ nhỏ giúp trẻ phát triển sự tự giác và động lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không có sự hướng dẫn và tập cho trẻ rèn luyện những thói quen này, bản thân trẻ dễ trở nên lười biếng, thiếu động lực trong cuộc sống.
Bố mẹ nên rèn luyện cho con những thói quen tốt từ sớm, nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.