Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này

Kiều Trang - Ngày 19/10/2023 09:28 AM (GMT+7)

Để con sử dụng mạng xã hội an toàn, có lợi cho sự phát triển lành mạnh, sự giáo dục phù hợp của bố mẹ luôn là điều cần thiết.

Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này - 1

Trong thời đại ngày nay, hầu hết bố mẹ đều sử dụng mạng xã hội, thậm chí còn lập tài khoản trang cá nhân cho con. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trẻ em cũng bị cuốn vào thế giới của Tiktok và YouTube. Nhiều phụ huynh cho rằng, mạng xã hội chỉ liên quan đến thanh thiếu niên và người lớn, còn trẻ nhỏ sẽ không hiểu gì, ngoại trừ việc chơi game và xem video để giải trí.

Tuy nhiên, dựa trên nhiều cuộc khảo sát của các chuyên gia, gần một nửa số trẻ em từ 5 đến 8 tuổi đã biết truy cập mạng xã hội, và 1/5 số trẻ đã có tài khoản riêng. Đáng chú ý là nhiều trẻ đã bị cuốn hút bởi các trò chơi trực tuyến, và thích xem những video về game trên YouTube. Trẻ cũng háo hức kết nối với bạn bè trên Tiktok, Facebook và Instagram.

Dù việc cho phép trẻ giải trí và học tập trên mạng xã hội là vấn đề phổ biến, được nhiều phụ huynh lựa chọn khi trẻ bước vào giai đoạn dần mở rộng về nhận thức. Tuy nhiên, mở cánh cửa cho con tiếp cận thế giới mạng xã hội sớm, có nguy cơ gây ra một loạt vấn đề: Bị bắt nạt trên mạng, rủi ro từ hacker hoặc nguy cơ bị bắt cóc, phân biệt đối xử, tiếp xúc với nội dung không phù hợp...

Bố mẹ nên quản lý việc con trẻ sử dụng mạng xã hội như Youtube, TikTok càng sớm càng tốt (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ nên quản lý việc con trẻ sử dụng mạng xã hội như Youtube, TikTok càng sớm càng tốt (Ảnh minh hoạ).

Mạng xã hội là "con dao hai lưỡi", song hành với sự hiện đại, trợ thủ đắc lực cho trẻ trong việc học tập và phát triển bản thân, thì nó cũng sẽ đẩy con trẻ vào những tình huống tiêu cực, hành vi không phù hợp nếu như trẻ tiếp xúc với các nội dung độc hại lâu ngày.

Vì vậy, theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, bố mẹ nên tìm hiểu và theo dõi quá trình tiếp xúc, sử dụng mạng xã hội của con. Điều này giúp bố mẹ quản lý và kịp thời hướng dẫn trẻ tránh được những rủi ro tiềm ẩn của mạng xã hội, khuyến khích con phát triển thói quen lành mạnh và hành vi phù hợp.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này - 4

Chuyên gia có thể nêu những điểm khác nhau giữa đứa trẻ được bố mẹ cho sử dụng mạng xã hội, và đứa trẻ bị cấm (tính cách, tâm lý, thể chất, trí tuệ,...)?

Việc sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng của nó sẽ tuỳ theo độ tuổi, mức độ sử dụng, tính chất những nội dung mà trẻ xem. Ví dụ, trẻ nhỏ mà xem liên tục nhiều giờ thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khả năng tập trung, trí nhớ và thiếu những hứng thú khám phá môi trường thực tế.

Hơn thế nữa, nếu trẻ xem những nội dung liên quan đến khiêu dâm, bạo lực thì có thể bị ảnh hưởng trầm trọng hơn đến sự phát triển về nhân cách và tâm lý của trẻ.

Với trẻ lớn, đã có những suy nghĩ và khả năng phân biệt đúng sai, có sự chuẩn bị những kỹ năng cho việc tham gia vào môi trường không gian mạng, và có sự kiểm soát về thời lượng cũng như nội dung truy cập, thì trẻ sẽ học được rất nhiều điều bổ ích, tạo nhiều tương tác cũng như mối quan hệ tích cực cho trẻ.

Đến một độ tuổi phù hợp, khi bạn bè đồng trang lứa đều được sử dụng mạng xã hội, việc bản thân trẻ bị bố mẹ cấm cũng có thể gây ra tâm lý bất mãn với bố mẹ, và đôi khi việc không bắt kịp “trend” với các bạn cũng khiến trẻ cảm thấy lẻ loi, bị “tụt hậu” so với mọi người.

Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này - 5

Quan điểm của chuyên gia là bố mẹ nên cho con sử dụng mạng xã hội hay là không? Vì sao?

Như trên đã phân tích, bố mẹ nên cho con sử dụng mạng xã hội nếu con đã đủ lớn, có khả năng phân biệt đúng sai, có thể suy nghĩ thiệt hơn, có kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn trên không gian mạng. Các con biết khai thác các thế mạnh của mạng xã hội để học tập và phát triển bản thân.

Đồng thời, bố mẹ cũng sẽ thường xuyên theo dõi những hoạt động của con ở trên mạng xã hội để hiểu con hơn, hướng dẫn con thể hiện bản thân theo cách tích cực. Bố mẹ cũng có thể mời gọi con tham gia những nhóm có lợi cho sở thích, mục tiêu và nghề nghiệp của con trong tương lai để con sớm tìm hiểu về những lĩnh vực này, thiết lập được mạng lưới mối quan hệ liên quan và hình thành được mục tiêu phấn đấu phù hợp.

Còn nếu phụ huynh đang có con nhỏ thì tuyệt đối không nên cho con sử dụng mạng xã hội, nếu có thì cần kiểm soát về thời gian, nội dung, và có sự theo dõi sát sao của bố mẹ trong quá trình con sử dụng để đảm bảo an toàn, cũng như sự phát triển tâm lý lành mạnh ở trẻ.

Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này - 6

Chuyên gia có thể kể một trường hợp về đứa trẻ bị tác động bởi việc sử dụng mạng xã hội sai cách, diễn biến tâm lý và hậu quả, cũng như hướng dẫn cách bố mẹ phản ứng phù hợp trong tình huống phát giác sự việc?

Trẻ sử dụng mạng xã hội mà không có sự chuẩn bị tốt từ trước, và quá trình sử dụng chưa hợp lý có thể dẫn đến việc lạm dụng mạng xã hội. Trẻ online với thời lượng lớn (10-12 tiếng mỗi ngày), thậm chí sử dụng mạng xã hội cả ở giờ lên lớp khiến trẻ không thể tập trung học bài, không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cũng như các hoạt động học tại lớp khi giáo viên ở trường yêu cầu.

Trẻ say sưa với những nội dung chưa phù hợp dẫn đến đời sống tâm lý tiêu cực, hay cáu gắt khi bị gián đoạn việc sử dụng mạng xã hội. Trẻ thường xuyên xem những video ngắn liên tục dẫn đến khả năng nhận thức bị ảnh hưởng (khó tập trung, khả năng ghi nhớ giảm sút), người mệt mỏi vì thiếu ngủ, mắt lờ đờ và tăng độ cận vì nhìn màn hình điện thoại quá lâu. Trẻ cũng từ chối tham gia những hoạt động cùng gia đình, lấy lý do mệt, bận học để không phải đi cùng bố mẹ đến những sự kiện của gia đình.

Trong trường hợp này, bố mẹ cần có tác động ngay lập tức để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của con, giới hạn lại thời gian sử dụng, và yêu cầu trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài thực tế ở trường cũng như cùng gia đình.

Đặc biệt là những hoạt động thể chất ngoài trời để trẻ lấy lại năng lượng, và sự hứng thú với những kết nối xã hội. Chỉ ra cho trẻ thấy những hậu quả xảy ra nếu trẻ tiếp tục sử dụng mạng xã hội sai cách, để con hiểu và tự có những điều chỉnh, cũng như tránh gây ra những bất hoà lớn giữa bố mẹ và con cái.

Chuyên gia Tâm lý: Bố mẹ nên cho con xem YouTube, TikTok nếu con đạt được điều này - 7

Đâu là yếu tố khiến nhiều trẻ nhỏ hiện nay thích dùng mạng xã hội? Bố mẹ nên làm gì để giúp con sử dụng mạng xã hội hữu ích, tránh bị ảnh hưởng từ những nội dung độc hại?

Mạng xã hội là nơi chứa đựng nhiều nội dung phong phú như tin tức, phim ảnh, trò chơi, âm nhạc,… lại luôn được cập nhật liên tục và nhanh chóng khiến trẻ được thoả trí tò mò, và dễ tìm thấy nhiều điều mang lại sự hứng thú cho trẻ. Chưa kể, mạng xã hội giúp kết nối trẻ đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới một cách dễ dàng, cho trẻ cảm giác không bị “bỏ lỡ” bất kỳ biến động mới nào trong cuộc sống.

Hơn thế nữa mạng xã hội lại không khiến trẻ phải nỗ lực quá nhiều để sử dụng, mà có thể nằm cả ngày để lướt trên điện thoại một cách thoải mái. Do đó, bố mẹ nên chuẩn bị cho con kỹ năng sử dụng mạng xã hội, giới hạn về thời gian và nội dung được truy cập.

Thường xuyên để ý đến thành tích học tập, chất lượng các mối quan hệ của trẻ, lịch trình hoạt động của trẻ để xem liệu con có đang ổn với việc sử dụng mạng xã hội hay không? Khuyến khích con theo dõi những người tích cực, những trang bổ ích để học hỏi nhiều điều tốt, tránh xa các tin tức vô bổ và những người thường xuyên đăng các nội dung độc hại. Nếu làm tốt điều này, trẻ có thể sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh.

Nóng tính hay điềm tĩnh mới là tính cách để trẻ hạnh phúc và thành công khi lớn, chuyên gia có câu trả lời
Bố mẹ hiểu rõ tính cách của con, điều này sẽ giúp quá trình giáo dục con cái trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời