Chuyên gia tâm lý: Trẻ không còn sợ học nếu bố mẹ nằm lòng nguyên tắc này

Kiều Trang - Ngày 04/10/2023 19:15 PM (GMT+7)

Có 6 biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp áp lực học tập, nhưng nhiều bố mẹ thường bỏ qua.

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Vậy nên, việc trẻ trở thành người như thế nào sau khi lớn luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Nhưng có một sự thật là, càng trưởng thành thì trẻ sẽ càng đối diện với nhiều áp lực khác nhau trong cuộc sống.

Đặc biệt là trong xã hội không ngừng phát triển và có tính cạnh tranh cao như hiện nay, việc học tập đang trở thành vấn đề quan trọng, tạo nên áp lực lớn đối với trẻ.

Có nhiều biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp áp lực học tập, nhưng không phải bố mẹ nào cũng khéo nhận ra để kịp thời giúp con giải quyết (Ảnh minh hoạ).

Có nhiều biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp áp lực học tập, nhưng không phải bố mẹ nào cũng khéo nhận ra để kịp thời giúp con giải quyết (Ảnh minh hoạ).

Nếu trẻ bị căng thẳng cao độ trong thời gian dài, có thể nảy sinh nhiều vấn đề về cảm xúc, tâm lý khác nhau, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Những vấn đề này không chỉ tác động lớn đến kết quả học tập, mà còn tạo ra những hệ luỵ tiêu cực đối với tương lai sau này của trẻ.

Là bố mẹ, nếu không quan ngại về vấn đề này, sẽ vô tình khiến con trưởng thành trong môi trường không phù hợp. Con cái không thể phát triển một cách toàn diện và lành mạnh, chỉ vì áp lực từ việc học đè nén mạnh mẽ, kéo dài.

Để giúp trẻ giảm bớt áp lực học tập, tạo niềm hứng thú mỗi khi đến trường, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những chia sẻ thiết thực và hữu ích dưới đây dành cho các bậc phụ huynh.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ không còn sợ học nếu bố mẹ nằm lòng nguyên tắc này - 4

Có những yếu tố nào trong môi trường học tập, hoặc gia đình có thể tạo ra áp lực học tập cho trẻ?

Có 2 loại áp lực được tạo ra đối với trẻ, đó là áp lực nội tại và áp lực ngoại tại. 

Áp lực nội tại là những áp lực do trẻ tự sinh ra. Ví dụ như trẻ cảm thấy việc học quá khó, quá nhiều so với khả năng của mình, trẻ cảm thấy không thích môn học đó vì nó nhàm chán, hoặc thậm chí là mục tiêu trong việc học của trẻ cao, nên trẻ cảm thấy chưa bao giờ đủ, chưa thoả mãn với những gì bản thân đạt được.

Còn áp lực ngoại tại, được hiểu là những áp lực nảy sinh từ bên ngoài. Chẳng hạn như nhà trường, thầy cô giáo muốn trẻ phải đạt thành tích như thế này, hoặc bố mẹ, người thân trong gia đình kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người giỏi giang như thế kia,...

Thực tế hiện nay, với guồng chảy của việc học tập, nhiều đứa trẻ đang phải đối mặt với những sự căng thẳng, áp lực hơn so với thế hệ trước. Bởi thước đo của giáo dục ngày càng cao hơn, sự đòi hỏi của bố mẹ cũng nhiều hơn để thoả mãn tâm lý "học cho bằng bạn bằng bè", do đó vô tình khiến trẻ cảm thấy việc học trở nên nặng nề.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ không còn sợ học nếu bố mẹ nằm lòng nguyên tắc này - 5

Theo quan điểm của chuyên gia, bố mẹ nên chọn trường tốt nhất cho con hay chọn trường phù hợp nhất? Vì sao?

Đầu tiên, bố mẹ nên làm rõ khái niệm, trường tốt nhất là trường như thế nào? Và trường phù hợp nhất là trường ra sao? Tuỳ theo cách hiểu và tiêu chí đánh giá của mỗi phụ huynh, mà sẽ có những lựa chọn khác nhau. 

Tuy nhiên với quan điểm của tôi thì tôi tin rằng, sự phù hợp luôn là điều quan trọng. Bố mẹ có thể sẵn sàng chi số tiền lớn để con học ở những ngôi trường hiện đại, con được ăn những bữa ăn ngon. Thế nhưng, nếu trong quá trình học tập, con cảm thấy không hoà nhập được với văn hoá, và phong cách giáo dục của nhà trường, thì dĩ nhiên việc cho con theo học ở ngôi trường này sẽ không mang lại hiệu quả tốt.

Đó mới là vấn đề lớn bố mẹ cần xem xét, nếu không con cái sẽ bị ảnh hưởng về cả kết quả học tập, tính cách và sức khoẻ tâm lý trong suốt quá trình cố gắng theo ý bố mẹ học ở ngôi trường vốn không hề phù hợp với bản thân trẻ.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ không còn sợ học nếu bố mẹ nằm lòng nguyên tắc này - 6

Có những biểu hiện nào trong tính cách, tâm lý, lối sống ở trẻ khiến bố mẹ nhận thấy được con đang gặp vấn đề về áp lực học tập?

Ở đây, áp lực học tập là một vấn đề có thể nhìn thấy cả 2 mặt, tích cực và tiêu cực. Khi con trẻ gặp áp lực thì từ áp lực đó con có thể cố gắng hơn, trở nên vượt bật hơn và kỷ luật hơn với việc học của mình.

Tuy nhiên, đến một giới hạn nhất định thì áp lực học tập có thể sinh ra nhiều vấn đề. Nếu bố mẹ quan sát thấy con có những biểu hiện sau đây, bố mẹ cần phải lưu ý nhiều hơn:

-  Con bị giảm hứng thú, sợ hãi mỗi khi đến trường học

- Con thay đổi về giấc ngủ, ngủ liên tục và li bì hoặc ngủ ít hơn thường ngày

- Con thay đổi khẩu vị, ăn ít hơn và thường không cảm thấy ngon miệng

- Hành động của con như cách đi đứng và lời nói trở nên chậm chạp, lờ đờ, không có sức sống

- Tâm trạng hay buồn rầu, u uất, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai

- Khi bố mẹ hỏi thăm con về chuyện học hành, con chỉ tập trung nói về cảm nhận của bản thân, thay vì kể các hoạt động thú vị mà con đã tham gia ở trường, bố mẹ lại nghe toàn những lời con đang than vãn.

Đây là những biểu hiện phổ biến cho thấy con trẻ đang gặp vấn đề tâm lý liên quan đến áp lực học tập, nhưng không phải bố mẹ nào cũng tinh tế nhận ra. Vì vậy, khi bố mẹ phát hiện con có các trạng thái này kéo dài trên 2 tuần, hãy ngay lập tức can thiệp kịp thời, trước khi quá muộn và mọi chuyện ngày càng đi xa hơn.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ không còn sợ học nếu bố mẹ nằm lòng nguyên tắc này - 7

Trong trường hợp bố mẹ nhận thấy con đang gặp vấn đề áp lực học tập dẫn đến trầm cảm, bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua?

Đây sẽ là một vấn đề lớn, và bố mẹ cần phải thực hiện kỹ lưỡng từng bước. Thứ nhất, bố mẹ cần hiểu cụ thể rằng con đang gặp vấn đề học tập như thế nào? Áp lực điểm số, áp lực bạn bè, áp lực từ thầy cô giáo, áp lực vì đi học thêm nhiều, hay áp lực từ cái gì? Bố mẹ phải nắm rõ nguyên nhân dẫn đến áp lực của con, như vậy thì mới có thể tìm ra phương pháp phù hợp để giúp con vượt qua.

Như tôi đã nói trước đó, áp lực học tập không hoàn toàn là xấu, nó cũng có thể tốt. Nhưng quan trọng là đứa trẻ đón nhận áp lực đó như thế nào? Vậy nên câu chuyện ở đây là bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ cùng con, quan sát con để kịp nhận ra những vấn đề con đang gặp phải.

Luôn luôn lắng nghe là nguyên tắc bố mẹ nhất định phải nắm nòng lòng, vì nó sẽ giúp trẻ tiếp thêm động lực, niềm tin và hy vọng. Bởi lúc này trẻ biết được rằng, sẽ luôn có bố mẹ ở sau lưng mình, đồng hành và ở bên cạnh hỗ trợ dù bất cứ chuyện gì xảy ra.

Con đi học về bảo: Các bạn trong lớp đều nhà giàu, còn nhà mình lại nghèo? Chuyên gia mách câu đáp chuẩn
Chuyên gia tâm lý mách bố mẹ cách đáp chuẩn khi con cái đặt câu hỏi về hoàn cảnh giàu, nghèo của gia đình.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm