Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 sai lầm phổ biến bố mẹ khiến các con trong gia đình chưa biết yêu thương nhau

Kiều Trang - Ngày 10/10/2023 16:09 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý nhắc nhở bố mẹ những ảnh hưởng từ vấn đề anh chị em trong gia đình có sự ghen tỵ, hơn thua lẫn nhau.

Trong những gia đình có từ 2 con trở lên, nhiều bố mẹ thường đối mặt với khó khăn khi phải giải quyết những mâu thuẫn không ngừng giữa các con. Có lúc anh chị lớn ghen tị với em nhỏ, và đôi khi ngược lại. Nhiều trường hợp, mâu thuẫn kéo dài đến tuổi vị thành niên với mức độ nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân của vấn đề này một phần ảnh hưởng từ cách ứng xử của bố mẹ chưa đủ tinh tế, khéo léo, dễ dân đến tình huống thiên vị, tủi thân cho trẻ.

Chẳng hạn như trường hợp được một bà mẹ chia sẻ trong hội nhóm nuôi dạy con, về câu chuyện của 2 đứa con trai, luôn ganh tỵ nhau về thành tích học tập ở lớp học, khiến cho bố mẹ rất phiền lòng. Anh trai thường được bố mẹ khen, vì đạt điểm số và giải thưởng cao trong các kỳ thi, còn cậu em thì thường phải nghe lời than trách từ bố mẹ, nên sinh ra tính hay so sánh, tỵ nạnh.

Anh chị em trong nhà ganh tỵ, hơn thua lẫn nhau là tình trạng phổ biến trong nhiều gia đình (Ảnh minh hoạ).

Anh chị em trong nhà ganh tỵ, hơn thua lẫn nhau là tình trạng phổ biến trong nhiều gia đình (Ảnh minh hoạ).

So với thế mạnh về các môn văn hoá ở trường của anh trai, cậu em lại có thế mạnh về các hoạt động thể thao. Cậu bé chơi thể thao rất tốt, nhưng bố mẹ lại không công nhận điều đó, mà chỉ chăm chăm vào thành tích học văn hoá. Chính tình huống này đã gây ra sự bất mãn, ức chế đối với người em. Cậu bé luôn cho rằng bố mẹ có định kiến về mình, thương anh trai hơn nên lúc nào cậu cũng ghét anh trai ra mặt.

Sau khi nhận ra lỗi sai trong cách ứng xử của mình với các con, ông bố bà mẹ này cảm thấy vô cùng hối hận. Vì thế mà họ cần những lời tư vấn từ những bậc phụ huynh khác và chuyên gia tâm lý, để có thể khắc phục vấn đề bản thân đã vô tình tạo ra cho các con của mình.

Trên thực tế, để giải quyết những câu chuyện như trên, thái độ của bố mẹ là yếu tố quyết định rất lớn. Vì thế cho nên theo chuyên gia Tâm Lý Lưu Thị Hường, bố mẹ cần phải hết sức tinh tế và khéo léo trong ứng xử. Như vậy thì mới có thể xây dựng một môi trường gia đình hoà thuận, lành mạnh, có lợi cho sự phát triển về mặt tính cách, tâm lý tình cảm và lối sống của trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý Lưu Thị Hường.

Thạc sĩ Tâm lý Lưu Thị Hường.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 sai lầm phổ biến bố mẹ khiến các con trong gia đình chưa biết yêu thương nhau - 4

Lý do gây ra sự ghen tỵ và tính hơn thua giữa các anh chị em trong gia đình là gì? Có những yếu tố nào trong môi trường gia đình có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề này?

Có 5 lý do dẫn đến sự ghen tỵ, tính hơn thua giữa các anh chị em trong gia đình:

- Bố mẹ hay so sánh các con với nhau, gây nên cảm xúc tiêu cực cho đứa trẻ bị so sánh.

- Bố mẹ thiên vị, dành tình cảm và sự quan tâm nhiều hơn cho một con trong số các con, khiến cho trẻ cảm thấy không an toàn, không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ.

- Bố mẹ hay chê bai, mà rất kiệm lời khen dành cho con, dẫn đến việc trẻ hiểu sai về bản thân.

- Bố mẹ phản ứng gay gắt khi thấy con ganh tỵ với người khác, điều này dẫn đến việc trẻ bị dán mác và khi trẻ cũng nghĩ bản thân là người giống như bố mẹ nói, thì trẻ sẽ hình thành lối sống như thế.

- Con cái quan sát và học hỏi, bắt chước từ chính bố mẹ, hoặc những người lớn xung quanh.

Trong môi trường gia đình, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng lớn đến vấn đề này. Đầu tiên là cách mà người lớn trong nhà đối xử với nhau, họ có giữ được sự hoà thuận, gắn kết hay ngược lại, không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, xung động và ganh tỵ lẫn nhau. Thứ hai là cách mà bố mẹ ứng xử với người khác bên ngoài, và yếu tố cuối cùng là cách bố mẹ ứng xử với con cái.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 sai lầm phổ biến bố mẹ khiến các con trong gia đình chưa biết yêu thương nhau - 5

Mặt tích cực và tiêu cực khi trẻ có tính ganh tị, hơn thua với anh chị em ruột của mình?

Về mặt tích cực, trẻ giải phóng được cảm xúc và suy nghĩ của mình. Điều này sẽ tốt hơn so với một số trẻ khi bị ấm ức hoặc tổn thương thì sẽ tự chịu đựng, mà không nói ra, dẫn đến tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn.

Bên cạnh đó, khi trẻ bộc lộ tính ganh tị, hơn thua thì đây cũng là cơ hội để bố mẹ nhận biết, hiểu rõ hơn về tính cách của con, từ đó kịp thời uốn nén và giáo dục con trở thành một đứa trẻ phát triển lành mạnh về sau.

Một mặt tích cực khác là thông qua hành vi, cách ứng xử của con mà bố mẹ có thể nhìn lại bản thân. Nghĩa là nhìn lại cách bố mẹ đối nhân xử thế hàng ngày với những người xung quanh, và đặc biệt là với con cái. Như vậy, bố mẹ sẽ biết mình cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào cho phù hợp nhất.

Ngược lại, tính cách hay ganh tị, hơn thua của trẻ với anh chị em ruột trong gia đình cũng sẽ tồn tại những mặt tiêu cực. Đầu tiên, nếu điều này thường xuyên xảy ra, mà không có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời từ bố mẹ thì nó sẽ dễ trở thành lối sống của trẻ. Lối sống này vô tình tạo ra một môi trường gia đình không lành mạnh. Hơn nữa, còn khiến cho trẻ khó hoà nhập với môi trường xã hội. Bởi sự thật là sẽ không ai muốn kết bạn với một người có tính hay ganh tị, hơn thua cả.

Điều tiêu cực thứ hai là những đứa trẻ có tính cách này, thường là những đứa trẻ bị tổn thương. Mà những đứa trẻ bị tổn thương lại có xu hướng muốn làm tổn thương người khác, hoặc tự làm tổn thương chính bản thân. Cả 2 điều này đều không có lợi cho sự phát triển về tính cách và tâm lý của trẻ. 

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 sai lầm phổ biến bố mẹ khiến các con trong gia đình chưa biết yêu thương nhau - 6

Sự ghen tỵ, hơn thua giữa anh chị em trong nhà thường được thể hiện ra sao?

Có 4 biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ khi trẻ có tính ghen tỵ, hơn thua giữa anh chị em trong gia đình:

- Anh chị em trong nhà nhưng không thích giúp đỡ nhau, mà việc của ai người đó sẽ tự thực hiện dù là ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

- Anh chị em thường soi mói, bắt lỗi lẫn nhau.

- Anh chị em hay so sánh, luôn cảm thấy bản thân là người thiệt thòi hơn so với người kia.

- Anh chị em hay tỏ thái độ với nhau, thường xuyên tỏ ra không hài lòng về nhau.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 sai lầm phổ biến bố mẹ khiến các con trong gia đình chưa biết yêu thương nhau - 7

Có những bài học quan trọng nào mà trẻ có thể tự học được, hoặc bố mẹ giáo dục trẻ từ việc trải qua những tình huống ghen tỵ và hơn thua với anh chị em trong nhà?

Từ những tình huống anh chị em ghen tỵ, hơn thua nhau trong gia đình thì đây cũng là cơ hội để bố mẹ có thể đưa ra những phương pháp và bài học giá trị để giáo dục con trẻ.

- Bố mẹ dạy cho trẻ hiểu về sự khác nhau giữa tính thi đua và tính hơn thua. Từ đó, khích lệ con trẻ phát triển tính thi đua, cạnh tranh công bằng, lành mạnh thay vì anh chị em luôn ganh ghét, đố kỵ nhau. Bởi điều này sẽ giúp các con cùng thúc đẩy nhau tiến bộ.

- Bố mẹ dạy cho trẻ hiểu về giá trị của tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu thương và sự đoàn kết giữa các anh chị em. Khi trẻ cảm nhận được sức mạnh của sự đoàn kết, trẻ sẽ vui vẻ và tích cực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị em trong gia đình.

- Bố mẹ giúp trẻ nhận ra mặt tiêu cực trong cảm xúc và tâm lý của việc các anh chị em luôn ganh tỵ, hơn thua lẫn nhau. Tình trạng này sẽ khiến các con đều giữ những cảm xúc khó chịu, mệt mỏi. Đó là lý do mà thay vì đố kỵ nhau, anh chị em có thể chọn cách chia sẻ, trò chuyện thường xuyên để hiểu nhau hơn.

- Bố mẹ cho trẻ nhìn thấy rõ về những ảnh hưởng xấu của lối hành xử này đối với quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Khi trẻ nhận thấy được nó không tốt trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, và bền vững với mọi người xung quanh, trẻ sẽ kịp thời điều chỉnh cho phù hợp hơn.

- Cuối cùng, thông qua những tình huống này, bố mẹ đồng thời cũng có cơ hội để tự nhìn lại chính mình. Như vậy thì trong tương lai, bố mẹ sẽ thay đổi các cách hành xử chưa đúng đắn của bản thân, và lựa chọn phương pháp giáo dục con cái hiệu quả nhất.

Chuyên gia: Đứa trẻ lớn lên tài giỏi là đứa trẻ được bố mẹ dành cho sự tin tưởng khi còn nhỏ, bạn đã tin con mình chưa?
Theo chuyên gia tâm lý, đứa trẻ được bố mẹ tin tưởng có tỷ lệ thành công cao trong tương lai hơn so với đứa trẻ luôn lớn lên trong sự nghi ngờ của bố...

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con