Chuyên gia Việt: Trẻ có tính cách này 99% tương lai khó thành tài

Kiều Trang - Ngày 14/11/2023 08:06 AM (GMT+7)

Trẻ có xu hướng bạo lực cần được bố mẹ phát hiện và "chữa trị" càng sớm càng tốt.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều bố mẹ có thể sẽ quan sát thấy đứa trẻ của mình bộc lộ thái độ hung hăng, tức giận đến mức không thể kiểm soát hành vi, chẳng hạn như hét lớn, ném hay đập phá đồ đạc. 

Thậm chí tình huống nghiêm trọng hơn, đứa trẻ sẽ tác động vật lý lên những người xung quanh khi bản thân không được thoả mãn nhu cầu, hoặc có điều gì đó làm cho khó chịu, bất bình.

Một số bố mẹ dù chứng kiến hành vi này của con nhưng đôi khi sẽ chọn bỏ qua, bởi vì họ cho rằng đó là cách con giải toả cảm xúc tự nhiên. Thế nhưng sự thật là về lâu về dài, xu hướng bạo lực của trẻ sẽ trở thành vấn đề đáng "báo động" nếu như bố mẹ không kịp thời can thiệp.

Xu hướng bạo lực của trẻ nếu không được bố mẹ phát hiện sớm, tương lai con sẽ rất dễ bị huỷ hoạ, mọi người đều xa lánh (Ảnh minh hoạ).

Xu hướng bạo lực của trẻ nếu không được bố mẹ phát hiện sớm, tương lai con sẽ rất dễ bị huỷ hoạ, mọi người đều xa lánh (Ảnh minh hoạ).

Thực tế, tính cách của mỗi đứa trẻ sẽ dần được định hình trong quá trình lớn lên. Nếu một đứa trẻ có thể phát triển tính cách tốt ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển lành mạnh sau này. Trong khi một số tính xấu có thể gây hại đến nhiều mặt đối với tương lai của trẻ.

Trẻ có xu hướng bạo lực là một tính cách tiêu cực, và dĩ nhiên bố mẹ phải sửa chữa và uốn nắn con ngay từ khi còn nhỏ, càng sớm càng tốt. Để tránh dẫn đến việc trẻ có những hành vi nghiêm trọng hơn, và cuối cùng là tạo ra những hậu quả không mong muốn về sau. 

Trước vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc bố mẹ, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi sẽ có một số lời chia sẻ dưới dây. Qua đó bố mẹ có thể hiểu một cách cụ thể hơn về những nguyên nhân, biểu hiện và ảnh hưởng từ hành vi bạo lực của trẻ.

Quan trọng là bố mẹ học hỏi được những phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp trẻ quản lý tốt cảm xúc của bản thân, tránh việc bộc phát hành vi bạo lực.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia Việt: Trẻ có tính cách này 99% tương lai khó thành tài - 4

Là người gần gũi với con nhất, bố mẹ cần tinh ý để nhận ra những biểu hiện cho thấy trẻ đang bắt đầu có khuynh hướng bạo lực. Chuyên gia có thể cho biết những biểu hiện đó là gì?

Một số biểu hiện cho thấy trẻ có khuynh hướng bạo lực có thể kể đến như: trẻ dễ hung hăng và gây hấn hơn, dùng những hành vi mạnh bạo để giải quyết vấn đề thay vì dùng lời nói để phân tích lý lẽ, hay ném đồ vật, hay nặng lời, cáu gắt hoặc la hét đáp trả với người khác, kể cả người lớn.

Ngoài ra, trẻ còn thể hiện sự thiếu kiên nhẫn khi giải quyết vấn đề hoặc nghe người khác nói hết ý, có suy nghĩ người khác đang cố gắng chống đối lại mình.

Chuyên gia Việt: Trẻ có tính cách này 99% tương lai khó thành tài - 5

Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã có khuynh hướng bạo lực, nguyên nhân là do đâu? Chuyên gia có lời giải thích như thế nào khi khuynh hướng bạo lực ở trẻ tuổi dậy thì sẽ được bộc lộ mạnh mẽ hơn so với những độ tuổi khác?

Những trẻ từ nhỏ đã thể hiện khuynh hướng bạo lực có thể do tính khí trẻ nóng nảy, phản ứng nhanh và mạnh trước những tình huống cảm thấy khó chịu. Hoặc cũng có thể do trẻ chưa có mô hình phản ứng phù hợp nào khác, ngoài chuyện dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Hoặc cũng có thể do môi trường sống có những hình mẫu mang tính bạo lực khiến trẻ bắt chước (hành vi bạo lực từ người thân, hàng xóm, bạn bè, người khác hoặc phim ảnh).

Vào tuổi dậy thì, trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý, trẻ muốn chứng tỏ bản thân nhưng thiếu kinh nghiệm sống, cảm xúc thì thay đổi mạnh mẽ nhưng vỏ não quy định về lên kế hoạch và xử lý vấn đề thì phát triển chậm hơn.

Nếu trước đó trẻ đã có sẵn tính nóng nảy, lại chưa có những cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả, nên khi đụng chuyện mình không thích thì sẽ luôn làm trẻ dễ dàng sử dụng sức mạnh cơ bắp, hơn là ngồi xuống để bình tĩnh suy nghĩ. Do vậy, đây cũng là lứa tuổi dễ có những hành vi bạo lực hơn so với các lứa tuổi khác.

Chuyên gia Việt: Trẻ có tính cách này 99% tương lai khó thành tài - 6

Có câu chuyện hoặc tình huống nào chuyên gia được chứng kiến một đứa trẻ có khuynh hướng này, phản ứng tại thời điểm đó của bố mẹ, những người lớn xung quanh có tác động ra sao đến trẻ?

Câu chuyện về một bạn học sinh lớp 11 bị bạn bè chọc ghẹo nên đã đánh lại bạn. Hành động này bị cô giáo báo với phụ huynh. Khi nghe cô giáo phê bình con thì bố mẹ ngay lập tức trách phạt con, mà chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân đằng sau việc con đánh bạn là gì? 

Học sinh này cảm thấy tức giận nên đã tìm cách trả thù bạn của mình. Thêm vào đó, đứa trẻ còn thường xuyên cãi lời bố mẹ dù là trong bất kỳ chuyện gì.

Điều này khiến cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái bị đẩy ra xa, và dần đẩy trẻ trở thành một đứa trẻ hư trong mắt mọi người. Như vậy, cách giáo dục và tác động từ gia đình, cũng như từ mọi người xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến cách trẻ định nghĩa về nhân cách bản thân, và qua đó thể hiện con người thật của mình.

Chuyên gia Việt: Trẻ có tính cách này 99% tương lai khó thành tài - 7

Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện con có khuynh hướng bạo lực?

Bố mẹ khi thấy con có khuynh hướng bạo lực thì cần trao đổi với con, tìm hiểu xem con đang gặp những khó khăn gì, phân tích và chỉ ra những tác hại của việc sử dụng bạo lực. Hướng dẫn cho con cách tương tác phù hợp hơn, và nhắc nhở con thường xuyên để giúp trẻ có thể ghi nhớ và thực hành nhiều hơn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Điều này có thể giúp con hình thành những kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề hiệu quả về sau. Một điều quan trọng mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, đó là tránh la mắng con hư đốn hay dùng những lời lẽ nặng nề, khó nghe để đánh giá con là người không tốt. Bởi vì điều này sẽ khiến con dễ hình thành tâm lý bất mãn, dẫn đến việc phản ứng ngược, cố tình thực hiện tiếp những hành vi chưa phù hợp như một sự thách thức, chống đối lại bố mẹ.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con
Trẻ hiếu thắng không sai, nhưng cần được bố mẹ giáo dục và định hướng phù hợp.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm