Những kiểu làm bố mẹ sau đây khó nuôi dạy con thành tài.
Bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn con lớn lên có cuộc sống hạnh phúc, thành công. Tuy nhiên, không phải tình yêu nào cũng được thể hiện đúng cách, có thể bố mẹ cho rằng đây là điều tốt, nhưng chưa chắc phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Các chuyên gia chỉ ra, có 3 kiểu làm bố mẹ sau đây tưởng tốt nhưng lại vô tình khiến các con xa cách, khó gần gũi bố mẹ.
Bố mẹ có tính kiểm soát cao
Vì bản thân trẻ chưa đủ năng lực nên cần sự giúp đỡ của bố mẹ.
Tuy nhiên, nếu con bạn đã 18 tuổi, nhưng bố vẫn muốn quyết định con ăn gì, mặc gì hàng ngày thì điều này sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ.
Khi trẻ lớn lên, nhận thức về tính tự lập sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, nếu bố mẹ thích kiểm soát hoặc can thiệp quá nhiều vào quyết định hàng ngày của con, điều này có thể gây ra một số vấn đề.
Nếu bố mẹ thích kiểm soát hoặc can thiệp quá nhiều, trẻ khó phát triển khả năng tự lập.
Khi trẻ không có cơ hội để đưa ra quyết định nào đó, sẽ không học được cách đánh giá và lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tự tin trong tương lai.
Sự can thiệp và kiểm soát từ phía bố mẹ có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ gia đình. Trẻ cảm thấy bị hạn chế trong quyền tự do cá nhân và không được thể hiện ý kiến.
Nếu bố mẹ thuộc tuýp phụ huynh thích kiểm soát và muốn thay đổi, các chuyên gia gợi ý có thể làm điều này.
Tự nhận thức và suy ngẫm
Các bà mẹ có thể viết nhật ký nhận thức mỗi ngày để suy ngẫm về những khía cạnh mà mình mong muốn kiểm soát trong cuộc sống hàng ngày, cũng như tác hại của mong muốn kiểm soát này đối với con, liệu có cách nào tốt hơn để giải quyết nó không.
Thông qua nhận thức liên tục, khi mẹ tỏ ra kiểm soát hành vi của con mình, bộ não sẽ nhắc nhở rằng "điều này là sai".
Thay đổi cách giao tiếp với con
Các mẹ thường xuyên bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của mình thay vì đổ lỗi hay ra lệnh cho con. Và học cách đặt câu hỏi và lắng nghe, cho trẻ không gian để bày tỏ ý kiến và cảm xúc, cũng như thực sự lắng nghe ý kiến của mình.
Thay đổi cách giao tiếp là cách tốt để thấu hiểu và lắng nghe con.
Cho trẻ quyền lựa chọn và quyết định.
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy dần dần cho trẻ nhiều sự lựa chọn và quyền quyết định hơn, như lựa chọn quần áo, sắp xếp kế hoạch học tập,..
Hãy cố gắng chấp nhận và khuyến khích con học hỏi từ kinh nghiệm của mình, ngay cả khi trẻ chưa đạt đến mức lý tưởng.
Quản lý cảm xúc
Nếu bố mẹ cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, hãy hít một hơi thật sâu và bình tĩnh trước khi giao tiếp với con. Cố gắng thể hiện cảm xúc theo hướng tích cực, thay vì cố gắng trút bỏ bằng cách kiểm soát con.
Tìm hiểu về các cách dạy con khác
Bố mẹ có thể tham dự các lớp đào tạo hoặc hội thảo dành cho phụ huynh, để tìm hiểu các khái niệm và kỹ thuật nuôi dạy con cái mới.
Trao đổi kinh nghiệm với các phụ huynh khác, chia sẻ những thắc mắc, đồng thời nhận phản hồi và đề xuất từ những quan điểm khác nhau.
Mỗi ngày thay đổi một chút, dần dần bố mẹ có thể không muốn kiểm soát con quá nhiều nữa.
Bố mẹ có thể tham dự các lớp đào tạo hoặc hội thảo dành cho phụ huynh, để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con.
Bố mẹ hy sinh tất cả cho con
Nhiều bậc bố mẹ sống cả đời với quan niệm "Mọi thứ tốt trong cuộc sống đều dành cho con". Họ tận tụy và hy sinh hết mình để đáp ứng mọi nhu cầu của con.
Tuy nhiên, trong quá trình đó, bản thân bố mẹ thường bỏ qua việc tận hưởng cuộc sống và dành thời gian cho bản thân. Họ đặt con lên hàng đầu và tưởng rằng việc làm như vậy là cách tốt nhất để chăm sóc và yêu thương con mình.
Thực tế, bố mẹ không có nhiều cơ hội tận hưởng những niềm vui, trải nghiệm, bỏ qua sở thích cá nhân, ngừng phát triển bản thân và đặt mục tiêu cuộc sống của mình sang một bên.
Đôi khi, có người mẹ thậm chí cảm thấy mình là "vị cứu tinh" của gia đình và cho rằng cả gia đình phải biết ơn vì những đóng góp của mình.
Bố mẹ hy sinh tất cả cho con không phải lúc nào cũng mang lại điều tích cực.
Họ có xu hướng kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống gia đình và không cho phép ai có ý kiến. Điều này tạo ra một môi trường gia đình căng thẳng và ảnh hưởng đến sự tự do và sự phát triển cá nhân của các thành viên khác.
Vì vậy, chuyên gia khuyên rằng bố mẹ cần học cách yêu bản thân mình trước khi yêu thương con. Việc yêu thương và chăm sóc bản thân là nền tảng tốt để tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh và hạnh phúc.
Bằng cách tìm thời gian riêng, phát triển sở thích cá nhân và đặt mục tiêu riêng, bố mẹ có thể tăng cường sự tự tin và sự hài lòng trong cuộc sống. Đồng thời, bố mẹ cũng cần nhớ rằng con cái cần có không gian riêng để phát triển và tự do thể hiện bản thân.
Bố mẹ thiên vị giữa các con
Thực tế, không ít phụ huynh có xu hướng thiên vị giữa các con, điều này tạo ra sự chênh lệch và bất công trong sự đối xử giữa các con.
Những đứa trẻ bị thiên vị có thể cảm thấy bị bỏ rơi, không được đánh giá cao và phản đối sự ưu ái dành cho anh chị em khác.
Trong khi đó, đứa trẻ được thiên vị có thể trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh, thậm chí xem thường các thành viên khác.
Bố mẹ thiên vị giữa các con vô tình tạo ra khoảng cách trong gia đình.
Sự tồn tài không công bằng này làm mất lòng tin, tình yêu thương con dành cho bố mẹ, ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, tạo ra sự xa cách giữa các thành viên.
Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo sự công bằng và đối xử tình yêu thương đối với tất cả các con. Cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng, khuyến khích sự hợp tác, tương tác tích cực giữa các con.
Việc xây dựng một môi trường gia đình chứa đựng tình yêu, sự công bằng sẽ góp phần vào sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên.