Có sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ không khóc trong tương lai, bố mẹ nên nắm bắt điều này sớm.
Nhiều bà mẹ trên sẻ trên diễn đàn gia đình về vấn đề con khóc như sau:
Mẹ A: "Con tôi, dù có trải qua chuyện gì cũng không bao giờ nói ra. Tôi gần như chưa từng thấy con khóc lớn!"
Mẹ B: "Con tôi thì ngược lại, sẽ khóc không ngừng vì những điều nhỏ nhặt nhất. Nói thật, mỗi lần nhìn thấy con khóc, tôi lại thấy đau đầu..."
Mẹ C: "Nhà tôi có cả hai trạng thái trên, đứa con trai lớn trông rất lạnh lùng, ít khi bộc lộ cảm xúc, trong khi cậu em trai nhỏ thì hay khóc nhè!"
Trường hợp của người mẹ C khiến các chuyên gia chú ý, dù ở cùng một môi trường, cùng một phương pháp giáo dục nhưng tại sao hai đứa trẻ lại có sự khác biệt lớn đến vậy?
Thực tế, tất cả những điều này phải bắt đầu từ đặc điểm tính cách của trẻ. Một số trẻ có thể nhạy cảm và dễ xúc động hơn khi ở trong bụng mẹ, trong khi những trẻ khác lại điềm tĩnh một cách tự nhiên như những “người lớn” từ khi còn nhỏ.
Những trải nghiệm trước đây của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ của trẻ khi gặp sự việc. Nếu trẻ từng trải qua sự thất vọng và tổn thương, sẽ dễ xúc động hơn khi đối mặt với sự việc tương tự. Nhưng nếu trẻ đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú trước đó, sẽ có thể bình tĩnh giải quyết vấn đề tương tự một lần nữa.
Hơn nữa, cách nuôi dạy của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ của con cái. Nếu bố mẹ thường quá chiều chuộngvà luôn bảo vệ thì việc con khóc là điều dễ hiểu; hơn nữa. Ngược lại, nếu bố mẹ thường có yêu cầu quá cao hoặc quá nghiêm khắc với con thì trẻ cũng dễ có những cảm xúc xấu.
Trẻ khóc sẽ dễ đạt được sự quan tâm và chú ý hơn?
Không thể phủ nhận rằng những đứa trẻ thường xuyên khóc thực sự có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ bố mẹ. Đặc biệt ở những gia đình đông con, sự chú ý này sẽ rõ ràng hơn. Bố mẹ luôn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, đáp ứng nhu cầu của trẻ thông qua việc dỗ dành và chăm sóc.
Tuy nhiên, vấn đề là sự kiên nhẫn của bố mẹ cuối cùng cũng sẽ cạn kiệt. Nếu trẻ khóc quá thường xuyên và không có nguyên nhân rõ ràng, bố mẹ có thể không đủ kiên nhẫn để tiếp tục dỗ dành.
Không thể phủ nhận rằng những đứa trẻ thường xuyên khóc thực sự có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ bố mẹ.
Tuy khóc không phải lúc nào cũng là điều tốt, cho thấy rằng những đứa trẻ như vậy có cảm xúc nhạy cảm hơn và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Trẻ có thể tỏ ra không hài lòng, buồn bã vì những điều rất nhỏ nhặt, thậm chí còn khóc không ngừng. Điều này có thể đặt ra thách thức cho bố mẹ trong việc hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, thay vì chỉ nhìn nhận khóc như một vấn đề, bố mẹ cũng nên nhìn vào khía cạnh tích cực của nó. Khóc là một phương thức truyền đạt cảm xúc của trẻ, một cách để trẻ biểu đạt sự bất mãn, không thoả mãn hoặc sự khao khát sự quan tâm. Việc trẻ khóc cũng có thể đồng nghĩa với việc trẻ đang cố gắng giao tiếp và thu hút sự chú ý từ bố mẹ.
Những đứa trẻ không dễ khóc có thực sự tốt không?
Giữa những người dễ khóc và những người không khóc, hầu hết các bậc bố mẹ đều thích trường hợp sau. Trong mắt các bậc phụ huynh, những đứa trẻ không thích khóc đồng nghĩa với việc ngoan ngoãn, hiểu chuyện và sẽ dễ chăm sóc hơn.
Nhưng trên thực tế, để đánh giá phẩm chất của một đứa trẻ, chúng ta không thể dựa vào việc trẻ có thích khóc hay không. Không dễ khóc chỉ có thể là trẻ có tính cách sống nội tâm và không thích thể hiện cảm xúc.
Nhiều trường hợp tưởng chừng như trẻ con mạnh mẽ, dũng cảm nhưng thực chất luôn giữ cảm xúc trong lòng. Giống như một sợi dây căng, đứa trẻ không dám thả lỏng một giây phút nào.
Điều lo lắng nhất là khi sức chịu đựng của trẻ đạt đến giới hạn, sẽ trút cơn tức giận cùng một lúc. Khi đó, mọi cảm xúc tồi tệ tích tụ bao năm có thể bùng phát.
Trong mắt các bậc phụ huynh, những đứa trẻ không thích khóc đồng nghĩa với việc ngoan ngoãn, hiểu chuyện.
Có sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ không khóc trong tương lai?
Khía cạnh cảm xúc rất khác nhau
Trẻ hay khóc có cảm xúc tương đối phong phú và giỏi thể hiện cảm xúc. Khóc là cách trẻ thể hiện niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn, niềm vui bên trong và không bao giờ che giấu cảm xúc của mình. Trong khi đó, trẻ không thích khóc có thể dè dặt, biết kiềm chế hơn và không dễ bộc lộ cảm xúc.
Sự khác biệt này có tác động lớn đến sự thể hiện cảm xúc và mối quan hệ giữa các cá nhân trong tương lai. Trẻ hay khóc có xu hướng thiết lập mối quan hệ thân thiết với người khác trong giao tiếp, sẵn sàng bộc lộ tấm lòng của mình. Ngược lại những trẻ biết kiềm chế cảm xúc thường thận trọng hơn trong việc tương tác, luôn giữ khoảng cách với người khác.
Trẻ khóc và không khóc đều có hai mặt, Điều bố mẹ cần làm là hướng dẫn con giải phóng những cảm xúc tiêu cực một cách đúng đắn.
Có sự khác biệt lớn trong cách trẻ tiếp cận thử thách
Trẻ hay khóc thường dựa nhiều vào sự nâng đỡ, an ủi của người khác trong cuộc sống hàng ngày, có thể dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Trong khi đó, trẻ không khóc thường tự lập và có thể đương đầu với nhiều khó khăn, áp lực khác nhau.
Thực tế, trên đường đời về sau luôn có nhiều khó khăn, trở ngại. Khi trẻ có đủ tự chủ và biết cách giải quyết vấn đề sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc sống, học tập và công việc.
Có sự khác biệt lớn về trạng thái tinh thần
Trẻ khóc nhiều sẽ nhạy cảm và dễ xúc động trong cuộc sống, dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác; trẻ không khóc thường điềm tĩnh, lý trí và có khả năng quản lý, điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Dường như việc trẻ khóc và không khóc đều có hai mặt. Điều bố mẹ cần làm là hướng dẫn con giải phóng những cảm xúc tiêu cực một cách đúng đắn.
Khi trẻ không vui, khóc cũng là một loại thuốc giải tỏa, chỉ bằng cách thể hiện cảm xúc của mình một cách chính xác, trẻ mới có thể tận hưởng được nhiều hạnh phúc hơn trên hành trình cuộc sống.