Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn

Thi Thi - Ngày 17/11/2023 14:59 PM (GMT+7)

Sự hỗ trợ của mẹ vào những thời điểm quan trọng sẽ là niềm tin để con bước vào đời.

Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn - 1

Trong trường hợp này, việc hỗ trợ không phải là hành động bảo vệ để trẻ thêm hống hách, mà là truyền tải thái độ sống tích cực. Bởi trong những thời điểm trẻ khó khăn, thất bại hay bị người khác chế nhạo, thì sự tin tưởng, ủng hộ của bố mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy không bị bỏ mặc cô đơn, hay bất lực.

Đôi khi, những "điều nhỏ nhặt” tưởng chừng như không đáng kể đối với người lớn, lại đủ sức phá hủy toàn bộ thế giới nội tâm của một đứa trẻ.

Vì vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, trong quá trình trưởng thành của trẻ, đặc biệt trong bốn thời điểm quan trọng này, bố mẹ nên sẵn lòng ủng hộ, bảo vệ con mình.

Sự hỗ trợ của mẹ vào những thời điểm quan trọng sẽ là niềm tin để con bước vào đời.

Sự hỗ trợ của mẹ vào những thời điểm quan trọng sẽ là niềm tin để con bước vào đời.

Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn - 3

Sau khi đồ chơi thân yêu bị lấy đi

Một người mẹ kể rằng, vào tuần trước chị đưa con trai A Dong 2 tuổi đến công viên gần nhà chơi. Trong lúc cậu bé đang dùng xẻng đồ chơi xúc đất, thì bổng nhiên có một cậu bé khác lao đến và giật mất. Nhìn thấy chiếc xẻng đồ chơi yêu thích bị cướp đi, A Dong sợ đến mức khóc lớn.

Bà nội của cậu bé kia nhanh chóng nói: “Để cháu tôi chơi một lúc rồi trả lại cho con cô.”

Nhưng lúc đó người mẹ liền phản ứng và nói với bà của cậu bé kia: "Đồ chơi này là của con trai cháu. Bác không thể lấy đi nếu không có sự cho phép của A Dong."

Nếu trẻ không được mẹ hướng dẫn, lâu dần không biết cách bảo vệ đồ vật của mình.

Nếu trẻ không được mẹ hướng dẫn, lâu dần không biết cách bảo vệ đồ vật của mình.

Có lẽ đối phương bị thái độ người mẹ dọa sợ, cậu bé kia nhanh chóng trả lại xẻng cho A Dong, người bà cũng ôm cháu mình đến nơi khác chơi.

Sau khi sự việc giải quyết xong, người mẹ ôm con trai và nhẹ nhàng nói: "Đây là đồ chơi của con. Nếu người khác lấy đi mà không có sự đồng ý của con, hãy nói với mẹ nhé!".  

Sau khi kể lại câu chuyện của mình, nhiều phụ huynh khác cũng đồng ý với cách làm của người mẹ. 

Thực tế, tình huống này diễn ra nhiều nơi, và đây là bước đầu tiên để trẻ bắt đầu hòa nhập xã hội, nếu lúc nào trẻ cũng bị ép phải thỏa hiệp, bản thân sẽ dần mất đi cảm giác về ranh giới và sự an toàn.

Trẻ có thể không biết cách bảo vệ đồ vật của mình, lâu dần tâm lý tự tin, rụt rè sẽ phát triển. Trong những trường hợp quan trọng, trẻ không dám đấu tranh vì lợi ích của chính mình.

Trẻ dần rèn luyện bản thân để trở nên bản lĩnh trước những tình huống khó khăn.

Trẻ dần rèn luyện bản thân để trở nên bản lĩnh trước những tình huống khó khăn.

Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn - 6

Khi trẻ bị người khác chế nhạo

Thực tế, trong cuộc sống luôn có những người dùng lời nói để chế nhạo người khác. Ví dụ, một đứa trẻ đạt điểm thấp có thể bị coi là ngốc nghếch, hay đứa trẻ thường xuyên khóc bị chế giễu yếu đuối...

Khi trẻ bị “bắt nạt bằng lời nói", người mẹ không nên im lặng và ngậm ngùi chấp nhận những lời chỉ trích, thậm chí tự xúc phạm và chỉ trích con với những lỗi lầm của mình.

Đây không phải là để bảo vệ những khuyết điểm, mà thực sự là để bảo vệ lòng tự trọng, phát triển cá nhân của con. Sự tự tin của trẻ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tinh thần từ người mẹ.

Sự tự tin của trẻ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tinh thần từ bố mẹ.

Sự tự tin của trẻ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tinh thần từ bố mẹ.

Đồng thời, người mẹ nên cho trẻ biết rằng, sẽ luôn có những người phê phán và tấn công con, và mẹ cũng cảm thấy buồn như con. Nhưng trong tâm trí của người mẹ, con là một đứa trẻ tuyệt vời và có tiềm năng phát triển. Bố mẹ và con cái có thể cùng nhau nỗ lực để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Đây là một phương pháp giúp đạt được hai mục tiêu cùng một lúc, không chỉ bảo vệ lòng tự trọng của trẻ và tránh những tổn thương từ "lời bắt nạt" mà còn kích thích tinh thần chiến đấu của trẻ.

Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn - 8

Khi trẻ bị bắt nạt học đường

Giáo sư Lý từng khuyên phụ huynh rằng, Trường học được xen “xã hội thu nhỏ”, nếu trẻ bị bắt nạt, bố mẹ không nên dạy con nuốt cơn giận, hay phớt lờ cho qua.

Khi trẻ bị bắt nạt, thường bất lực và cần sự giúp đỡ của bố mẹ nhất, giúp trẻ có thêm dũng khí để “ngẩng cao đầu”. Dưới đây là một số hướng dẫn, phụ huynh có thể tham khảo.

Hãy hướng dẫn trẻ cách bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt.

Hãy hướng dẫn trẻ cách bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt.

- Nói với trẻ rằng nếu bị ai bắt nạt, ngoài việc có thể tự bảo vệ, trẻ nên tìm đến một nơi an toàn như nhân viên bảo vệ, giáo viên hoặc văn phòng của trường để nhờ sự giúp đỡ.

- Hướng dẫn trẻ kể lại câu chuyện bị bắt nạt, nếu phát hiện trẻ bị thương thì đưa trẻ đi khám vết thương càng sớm càng tốt.

- Trong trường hợp tình hình trở nên nghiêm trọng, phụ huynh có thể tìm cơ quan chức năng để được hỗ trợ và phối hợp giải quyết vấn đề.

Thông qua việc tham khảo những hướng dẫn này, bố mẹ có thể giúp trẻ xử lý tình huống bị bắt nạt và đảm bảo an toàn cho con.

Trong trường hợp tình hình trở nên nghiêm trọng, phụ huynh có thể tìm cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

Trong trường hợp tình hình trở nên nghiêm trọng, phụ huynh có thể tìm cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

Có mẹ nâng đỡ trong 4 thời điểm quan trọng, trẻ lớn lên bản lĩnh, tự tin hơn - 11

Khi trẻ vô tình gặp rắc rối

Bản tính hiếu động, sôi nổi của trẻ chắc chắn sẽ có ngày trẻ vô tình gặp rắc rối, khi đối mặt với những trẻ vô tình mắc lỗi thì thái độ giáo dục của người mẹ cũng rất quan trọng.

Một người mẹ đưa con trai đi siêu thị, đứa trẻ vốn tính nghịch ngợm nên đã nghiền nát khoai tây chiên trong siêu thị trong khi cô ấy không chú ý.

Nhân viên siêu thị liền mắng đứa trẻ: “Sao con nghịch ngợm thế?”

Sau đó người mẹ nói với nhân viên siêu thị: "Xin lỗi vì con trai tôi đã làm sai, nhưng chúng ta nên hướng dẫn nhẹ nhàng để cháu không quá lo sợ, tôi sẽ mua hết phần khoai tây này nhé!.

Trên đường về nhà, người mẹ bình tĩnh hỏi đứa trẻ tại sao lại làm vậy? Câu trả lời của đứa trẻ là: Con nghĩ điều đó rất vui.

Sau đó, người mẹ nói với con trai "Đồ trong siêu thị không phải của mình, nếu cố tình làm hư hỏng là vi phạm, nên chúng ta phải bồi thường. Nhưng con phải hứa với mẹ rằng, sẽ chịu trách nhiệm hết phần khoai tây này, bởi chúng ta không thể lãng phí".

Đứa trẻ cúi đầu xin lỗi mẹ một cách chân thành: Mẹ ơi, con đã sai rồi, con sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Người mẹ nên giải quyết vấn đề, sau đó phân tích vấn đề và cuối cùng hướng dẫn đứa trẻ tự chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của mình.

Người mẹ nên giải quyết vấn đề, sau đó phân tích vấn đề và cuối cùng hướng dẫn đứa trẻ tự chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của mình.

Sau câu chuyện, nhiều người đồng ý rằng đây chính là sự tinh tế của việc nuôi dạy con cái, trước tiên người mẹ nên giải quyết vấn đề, sau đó phân tích vấn đề và cuối cùng hướng dẫn đứa trẻ tự chịu trách nhiệm, trở thành người dũng cảm biết nhận lỗi nếu làm sai.

Trên con đường trưởng thành của rẻ không thể tránh khỏi nhiều chông gai, muốn con thẳng lưng bước đi vui vẻ, tự tin thì phải nhờ vào cách nuôi dạy của mẹ.

Khi trẻ bị đối xử bất công, bị bắt nạt, chế giễu, chỗ dựa từ mẹ chính là niềm tin, giúp trẻ thêm tự tin, không bị khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào.

10 dấu hiệu bố mẹ đang nuôi dạy con có IQ cao ngang thiên tài
Các chuyên gia cho biết, trẻ thông minh thường bộc lộ tài năng sớm, thông qua một số dấu hiệu.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời