Các chuyên gia cho biết, trẻ thông minh thường bộc lộ tài năng sớm, thông qua một số dấu hiệu.
Một khảo sát tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sinh viên của các trường cao đẳng và đại học hàng đầu (985 trường) có chỉ số IQ thường nằm trong khoảng từ 120 đến 125. Điều này cho thấy trẻ em IQ cao có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong lĩnh vực học tập, thi cử và cả trong cuộc sống xã hội.
Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ về khái niệm và những thông tin liên quan IQ, cũng như những trẻ IQ cao thường bộc lộ những đặc điểm gì? Hay một số dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang nuôi dạy một đứa trẻ thông minh là gì?
IQ và trí thông minh của trẻ phát triển như thế nào?
IQ là viết tắt của "Intelligence Quotient" (chỉ số trí tuệ), đo lường khả năng của một người trong việc giải quyết vấn đề, học tập và thích ứng với môi trường xung quanh.
Ở góc độ khoa học hơn, IQ chủ yếu thể hiện khả năng nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, quan sát và khả năng tính toán của một người. Nói cách khác, IQ là biểu hiện của khả năng tư duy lý trí của con người.
Trí thông minh, mở rộng cùng với IQ, là một đặc điểm tâm lý, khái niệm chủ yếu bao gồm:
- Khả năng nhận thức và ghi nhớ (quan sát).
- Khả năng tóm tắt trừu tượng (bao gồm khả năng tưởng tượng, tức là khả năng tư duy logic, cốt lõi của trí thông minh).
- Tính sáng tạo (biểu hiện cao cấp của trí thông minh).
Các chuyên gia về trí não cho rằng IQ ảnh hưởng bởi di truyền và cách giáo dục của bố mẹ có tác động lớn hơn đến thế hệ tương lai.
Trí thông minh của trẻ ảnh hưởng từ di truyền, nhưng có thể rèn luyện thông quá giáo dục.
Trí thông minh thường không dừng ở độ tuổi cố định, mà sẽ tiếp tục phát triển đi lên theo tuổi tác, có thể thay đổi chủ yếu thông qua giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, nhà tâm lý học người Mỹ Wechsler xây dựng một thang đo trí thông minh khác, bao gồm thang đo trí thông minh của trẻ em (tuổi mầm non và bắt đầu đi học, tính từ giai đoạn tiểu học), thang đo trí thông minh của người lớn.
Thang đo của Wechsler không sử dụng các nguyên tắc thống kê để tính toán độ lệch IQ nhằm thể hiện mức độ thông minh chuẩn xác nhất.
Điểm đặc biệt, thang đo này loại bỏ khái niệm tuổi trí tuệ và giữ lại khái niệm IQ, do đó có thể đo lường sự kết hợp của 2 loại IQ ở trẻ, một là IQ ngôn ngữ và IQ hoạt động.
Theo thang trí tuệ Wechsler, chúng ta không chỉ nhìn thấy mức độ IQ tổng thể, mà còn xác định được khả năng ngôn ngữ, khả năng vận hành của trẻ có cân bằng hay không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến IQ và trí thông minh
Shakespeare đã nói: “Kẻ ngốc nghĩ mình khôn ngoan, nhưng người khôn ngoan biết mình là kẻ ngốc”.
Nếu chúng ta không chắc chắn về trí thông minh của mình, điều đó thực sự có nghĩa là chúng ta khá thông minh, vì ít nhất cũng nhận thức được những hạn chế của mình.
Trong quá trình nghiên cứu về não bộ, các nhà khoa học đã chia IQ của con người thành hai loại: IQ lỏng và IQ kết tinh, đồng thời nêu rõ IQ của sẽ tăng giảm dưới tác động của cảm xúc.
Ví dụ, khi trẻ tức giận, không thể nghĩ đến những vấn đề quá khó khăn vì cơ thể và tinh thần đang chiến đấu chống lại cơn giận, và đơn giản là bản thân không có đủ năng lực não bộ để giải quyết những vấn đề tính toán phức tạp.
Tương tự như vậy, khi trẻ vui vẻ, thoải mái thì chỉ số IQ có thể đạt mức cao nhất, bởi cơ thể tiết ra một lượng lớn dopamine, chất này có tác dụng kích thích rất lớn trong việc thúc đẩy chuyển động thần kinh trong não. Vì vậy, đứa trẻ sống trong môi trường vui vẻ, tích cực sẽ trở nên thông minh và tỉnh táo hơn.
Khi trẻ vui vẻ, thoải mái thì chỉ số IQ có thể đạt mức cao nhất.
Những dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang nuôi dạy con có chỉ số IQ cao
Thực tế, trẻ có chỉ số IQ cao sẽ bộc lộ những đặc điểm rõ ràng từ rất sớm:
- Có ý kiến, tư duy, quan điểm riêng về vấn đề nào đó.
- Có khiếu hài hước và thích làm mọi người vui vẻ.
- Thích phiêu lưu và đặc biệt thích thú ở những nơi xa lạ.
- Thích những trò chơi đầy thử thách.
- Khả năng tư duy khác biệt, trí nhớ tốt, thường chú ý đến chi tiết
- Thường cần suy nghĩ một mình, mắc kẹt trong suy nghĩ của chính mình mà quên đi thế giới bên ngoài.
- Thường tận tâm với những gì quan tâm.
- Có trí tưởng tượng rất phong phú, khứu giác nhạy bén, khi nghe một âm thanh nào đó thường liên tưởng đến màu sắc.
- Kiên nhẫn cao, phải tìm ra được kết quả cuối cùng.
Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ thông minh hơn?
Hãy phản hồi tích cực và đừng tiết kiệm lời khen
Hãy phản hồi tích cực và trẻ biết rằng bố mẹ luôn tập trung vào con, để trẻ dần hiểu được tầm quan trọng của bản thân. Bằng cách khích lệ và khen ngợi những thành tựu nhỏ, bố mẹ có thể tạo ra động lực cho trẻ. Khi trẻ nhận được sự đánh giá tích cực, sẽ cảm thấy được coi trọng và tin tưởng vào khả năng của mình.
Nếu mọi hành động, mọi nỗ lực của trẻ đều được bố mẹ khen ngợi, trẻ sẽ chăm chỉ để thể hiện bản thân và dần dần trở nên tự tin, tiến bộ hơn.
Trẻ cũng không sợ thất bại, mà học cách đối mặt với thách thức, dần nhận ra giá trị của việc cố gắng để đạt được kết quả.
Bằng cách khích lệ và khen ngợi những thành tựu nhỏ, bố mẹ có thể tạo ra động lực cho trẻ.
Hiểu được một số hành vi bất thường” và thỏa mãn sự tò mò của trẻ
Trẻ em khi còn rất nhỏ tò mò về nhiều thứ khác nhau, thậm chí còn thực hiện một số hành vi kỳ lạ. Bởi ở trẻ thông minh, tính tò mò thường được thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn.
Trẻ thông minh thường có khả năng quan sát sắc bén, đặt câu hỏi phức tạp và muốn tìm hiểu sâu về thế giới xung quanh. Trẻ có xu hướng khám phá, thử nghiệm và tìm hiểu cách hoạt động của mọi thứ.
Trong quá trình tò mò, trẻ thường có thể thực hiện những hành động kỳ lạ hoặc không thường xuyên. Ví dụ, việc tháo rời đồ đạc, phá vỡ các đồ vật, hoặc thử nghiệm các hoạt động nguy hiểm... Tuy nhiên, trong những tình huống như vậy, quan trọng là không phê phán, mà là cung cấp hướng dẫn đúng cách giúp trẻ hiểu các hành vi an toàn và phù hợp.
Giúp trẻ hình thành thái độ tích cực và lạc quan với cuộc sống
Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lạc quan, tích cực, thường học được những giá trị quan đúng đắn, trí não cũng phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, để cải thiện chỉ số IQ của con, bố mẹ có thể áp dụng một số thói quen tốt. Đầu tiên, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào não.
Bên cạnh đó, tạo ra một môi trường hàng ngày tràn đầy cảm hứng, kích thích các giác quan của trẻ. Điều này có thể bao gồm cho trẻ tham gia những trải nghiệm mới, du lịch, đọc sách, các hoạt động ngoại khóa...
Đồng thời, rèn luyện EQ cũng rất quan trọng. Bố mẹ mẹ có thể hướng dẫn trẻ đặt mục tiêu cụ thể, truyền cảm hứng để trẻ suy nghĩ sáng tạo, khuyến khích trẻ tham gia vẽ tranh, viết truyện, giải các bài toán logic, kỹ năng quản lý thời gian và tư duy phản biện....
Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lạc quan, tích cực, thường học được những giá trị quan đúng đắn.