Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: "Đừng dạy hư trẻ"

Kiều Trang - Ngày 02/05/2023 10:01 AM (GMT+7)

Thay vì trực tiếp dạy dỗ con cái, nhiều bố mẹ hiện nay sử dụng phương pháp để con nghe lén bố mẹ nói chuyện.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 1

Một giáo sư người Trung Quốc mới vừa có bài chia sẻ với các bậc bố mẹ về phương pháp giáo dục con bằng cách, để con "nghe lén" cuộc trò chuyện của bố mẹ. Sau khi cách dạy con mới lạ này được chia sẻ, đã nhận về nhiều luồng ý kiến bàn tán xôn xao.

Có người đồng ý và đã thử áp dụng phương pháp này, nhưng cũng có không ít bố mẹ phản đối vì cho rằng, đây là cách dạy con sai, có thể dễ khiến con hình thành nhân cách xấu khi lớn lên, chẳng hạn như thiếu sự tôn trọng, lịch sự dành cho mọi người xung quanh, đồng thời kích thích tính tò mò quá mức, đôi khi sẽ dẫn đến sự "nhiều chuyện" không đúng lúc của trẻ.

Con cái chính là cái bóng của bố mẹ, vì thế mọi "nhất cử nhất động", lời ăn tiếng nói hàng ngày của bố mẹ sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Đối với mọi đứa trẻ thì bố mẹ chính là người mà trẻ tin tưởng nhất, cho rằng bố mẹ luôn luôn đúng, và là hình mẫu chuẩn mực mà trẻ có thể bắt chước học hỏi. Vậy nên bố mẹ như thế nào, thì tương lai trẻ cũng sẽ trở thành người giống như thế.

Giả sử trong những tình huống bố mẹ cố tình dàn dựng câu chuyện, để trẻ nghe lén thì phương pháp giáo dục con bằng cách để con nghe lén bố mẹ trò chuyện có thể mang lại hiểu quả. Bởi vì lúc đó bố mẹ đã có sự chuẩn bị, trau chuốt về cử chỉ và lời nói, nên mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 2

Việc để trẻ nghe lén bố mẹ trò chuyện, sẽ vô tình khiến trẻ hình thành tính cách xấu khi lớn (Ảnh minh hoạ Internet).

Tuy nhiên không phải lúc nào bố mẹ cũng sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như thế. Nếu việc nghe lén của trẻ đã trở thành một thói quen hàng ngày, thì sẽ rất khó tránh khỏi trường hợp bố mẹ bất cẩn để trẻ nghe thấy những hành vi, lời nói không chuẩn mực. Như vậy, việc "thật giả" lẫn lộn trong cách ứng xử của bố mẹ hàng ngày, sẽ khiến trẻ cảm thấy hoang mang, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai để học tập. 

Vậy nên đối với phương pháp giáo dục này khi áp dụng vào thực tế nuôi dạy con cái, hầu như sẽ có hại nhiều hơn có lợi, và nó không mang tính tuyệt đối, mà tuỳ vào ngữ cảnh khác nhau. Điều này, sẽ chỉ khiến cho quyền lực và sự uy tín của bố mẹ trong lòng trẻ giảm sút hơn mà thôi.

Đó là lý do mà chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi không khuyến khích bố mẹ sử dụng phương pháp này trong quá trình nuôi dạy con cái. Bởi vì thực chất việc giáo dục con cái có rất nhiều phương pháp hay và hiệu quả hơn mà bố mẹ có thể trải nghiệm, thay vì phương pháp không mang tính ưu tuyệt đối này, chẳng hạn như dành thời gian để thẳng thắn tâm sự, trò chuyện cùng con nhiều hơn...

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 4

Hầu hết trẻ em đều có tính tò mò rất cao, vì vậy hành vi "nghe lén" người khác để bắt chước là sở trường của trẻ. Thưa chuyên gia, tính cách này ở trẻ có nên được khuyến khích hay không?

Tò mò là một đặc tính của con người, nó có thể trở thành động lực giúp chúng ta tìm tòi và phát triển nhận thức của mình. Tuy nhiên, không nên khuyến khích sự tò mò được thực hiện bằng hành vi nghe lén, nó sẽ tạo ra một thói quen không tốt ở trẻ.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 5

Thay vì giáo dục con bằng đòn roi, phương pháp dạy con bằng cách "để con nghe lén bố mẹ nói chuyện" cũng được nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay. Theo chuyên gia thì phương pháp giáo dục này là nên hay không nên, và vì sao?

Vì phương pháp này tạo ra thói quen không tốt ở trẻ, nên tất nhiên là sẽ không khuyến khích phụ huynh thực hiện. Trẻ có thể vô tình nghe được câu chuyện mà bố mẹ nói với nhau, trong khi bố mẹ cố ý nói to để con nghe thấy, điều này có thể giúp bố mẹ dễ bắt đầu câu chuyện của mình khi chưa biết phải nói với con như thế nào.

Tuy nhiên, không thiếu gì cách dạy con để bố mẹ áp dụng mà không cần dùng đến roi vọt, cũng như đưa con vào tình thế nghe lén thiếu lịch sự như thế. Một cách rất hiệu quả để dạy con là nói chuyện với con, tạo thói quen để nghe con nói và nói con nghe, để làm bạn cùng con, dạy con những điều hay lẽ phải.

Ngoài ra, khi nghe câu chuyện một cách không chính thức, trẻ có thể nghe kiểu “tiếng được tiếng mất”, khiến dễ xảy ra những tình huống trẻ hiểu lầm ý của bố mẹ mà lại làm sai đi mất thì lại thành ra vô nghĩa.

Chưa kể, nếu nói chuyện trực tiếp, bố mẹ ngoài việc nhìn được biểu cảm của con để hiểu ý của con, thì còn nghe được phản hồi của con để biết con nhìn nhận và mong muốn như thế nào cho vấn đề mà bố mẹ chia sẻ. Điều này rất quan trọng để bố mẹ hiểu con và uốn nắn con đúng cách, hơn là để trẻ nghe lén rồi tự động bắt chước theo.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 6

Chuyên gia đã từng gặp trường hợp nào, trẻ nghe lén bố mẹ nói chuyện, sau đó bắt chước cách hành xử, thái độ của bố mẹ để áp dụng vào trong sinh hoạt hoặc các mối quan hệ hàng ngày? Việc bắt chước đó là tiêu cực hay tích cực?

Việc trẻ nghe lén và đem câu chuyện mà bố mẹ nói với nhau đi chia sẻ lại với người khác gây hiểu lầm, rồi trẻ chưa hiểu bối cảnh, trường hợp áp dụng những hành vi cụ thể mà đem ra ứng dụng, thì cũng có thể gây ra nhiều sự việc đáng tiếc.

Giống tình huống của một cô bé học lớp 2 mà tôi đã từng được biết, một ngày tình cờ khi cô bé nghe bố mẹ nói về trường hợp bạn nhỏ hàng xóm bị bố mẹ phạt quỳ tới ngất xỉu vì bị cô giáo bắt viết bản kiểm điểm. Lúc này, em trở nên vô cùng lo lắng và hoang mang, bởi vì bản thân mình cũng vừa mới bị cô giáo cho chép phạt vì nói chuyện riêng trong giờ chào cờ, và yêu cầu phụ huynh ký tên.

Để che giấu lỗi sai này, bé đã ráng nguỵ tạo chữ ký của bố trên bản kiểm điểm của mình và nộp cho cô. Khi bố mẹ biết được hành động của cô bé thì rất sốc, vì không ngờ con mình dám giả chữ ký của phụ huynh. Nhưng khi hỏi ra nguyên nhân thì mới biết, cô bé vì sợ bị bố mẹ phạt giống bạn hàng xóm mà bố mẹ nói nên mới liều lĩnh làm ra điều này.

Như vậy từ tình huống thực tế trên có thể thấy, cách dạy con bằng phương pháp để con nghe lén là không hiệu quả, mà bố mẹ nên giáo dục con bằng cách trao đổi trực tiếp với con, để con thấy bố mẹ là nơi an toàn nhất mà con có thể yên tâm trút hết nỗi lòng.

Để con nghe lén bố mẹ nói chuyện, ngỡ là cách giáo dục hay nhưng chuyên gia lắc đầu: amp;#34;Đừng dạy hư trẻamp;#34; - 7

Có ý kiến cho rằng: "Bản chất hành vi nghe lén người khác nói chuyện là thể hiện sự bất lịch sự, thiếu tôn trọng đối với người bị nghe lén". Từ góc nhìn của chuyên gia, chuyên gia nghĩ gì về ý kiến này?

Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này, không ai muốn bị nghe lén cả, dù là với mục đích gì. Hình thành cho trẻ phép lịch sự và sự tôn trọng với người khác là cần thiết. Do đó, bố mẹ không nên thông qua hình thức đưa con vào tình huống nghe lén để dạy con, đó là cách giáo dục không phù hợp.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia