Cách nuôi dạy của người mẹ có ảnh hưởng đến hình thành tính cách và sự nghiệp trong tương lai của trẻ.
Người mẹ có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ, về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Một người mẹ thông thái thường biết cách dẫn dắt, đồng hành cùng con trên hành trình khám phá thế giới. Bằng cách buông bỏ đúng lúc, khéo léo kích thích tiềm năng, mẹ có thể giúp trẻ ngày càng trở nên tốt hơn trong một môi trường thoải mái và tự do.
2 điều mẹ thông thái buông bỏ để dạy con thành công
Không kiểm soát sở thích của trẻ
Việc trẻ có một số sở thích riêng thực sự rất có giá trị.
Trẻ em trải nghiệm thế giới thông qua vui chơi, nơi có thể sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
Hơn nữa, khi trẻ thích thích phiêu lưu và vui tươi, cuộc sống sẽ tràn đầy sức sống và năng lượng.
Hãy để trẻ chạy nhảy giẫm nước và nghịch bùn một cách vô tư, tận hưởng hạnh phúc thuần khiết miễn là trong vùng an toàn.
Chính việc vui chơi tự do sẽ nuôi dưỡng tuổi thơ, giúp trẻ đối mặt với những thử thách trong tương lai ở trạng thái tốt hơn.
Mẹ đồng hành cùng con lớn lên.
Cho con thời gian đối mặt thử thách
Nhiều bậc bố mẹ nghĩ rằng việc giám sát mọi hoạt động sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn trong học tập và phát triển.
Tuy nhiên khi bố mẹ trở thành người chỉ huy trong mọi khía cạnh cuộc sống, sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sự nhiệt tình và động lực làm việc của trẻ.
Trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào sự chỉ đạo, dần mất đi khả năng tự lập, không còn hứng thú với việc học tập hay khám phá thế giới xung quanh.
Tiến sĩ Montessori đã nói: “Đừng bao giờ giúp trẻ những việc mà trẻ nghĩ mình có thể xử lý được.” Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để trẻ tự thực hiện những nhiệm vụ mà trẻ có khả năng làm.
Chính qua những trải nghiệm này, trẻ sẽ học hỏi được nhiều bài học quý giá về sự kiên nhẫn, cố gắng và khả năng tự tin vào bản thân.
Giáo dục là một quá trình mà ở đó, khi trẻ tự làm việc đó thì mới trưởng thành, đối mặt với thử thách, dù là nhỏ hay lớn, học được cách ứng phó với áp lực, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện tính kiên trì.
Thiết lập thói quen tốt giúp trẻ tạo nền tảng cuộc sống vững chắc
Điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Thói quen đọc sách
Kiến thức trong sách giáo khoa đôi khi chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ có thói quen đọc sách để tìm hiểu thêm nhiều điều mới, từ đó nuôi dưỡng trí tưởng tượng .
Trước tiên, bố mẹ có thể mua cho con một số cuốn sách thú vị và đa dạng, phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Việc lựa chọn những cuốn sách có hình ảnh sinh động, nội dung hấp dẫn sẽ giúp thu hút sự chú ý.
Thói quen đọc sách.
Bên cạnh đó, những câu chuyện có chiều sâu, nhân vật đa dạng và tình huống phong phú sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ, giúp chúng mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh.
Ngoài việc mua sách, bố mẹ cũng nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái và yên tĩnh trong nhà. Một góc nhỏ với ghế ngồi êm ái, ánh sáng dịu nhẹ và một kệ sách nhỏ sẽ trở thành nơi lý tưởng cho trẻ khám phá những cuốn sách mới.
Thói quen lập kế hoạch thời gian
Sự khác biệt giữa học giả hàng đầu và người bình thường thường nằm ở việc phân bổ năng lượng và lập kế hoạch thời gian.
Mẹ có thể hướng dẫn trẻ lập một danh sách việc cần làm hàng ngày, để lên kế hoạch khi hoàn thành một việc nào đó, sau đó sẽ đánh dấu nó vào danh sách.
Dạy trẻ lập kế hoạch tốt đồng nghĩa với việc quý trọng, quản lý và tận dụng tốt thời gian.
Thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm
Nhiều trẻ có thói quen đi ngủ muộn, sáng hôm sau phải dậy đi học, tinh thần dễ cáu gắt, không đủ tập trung nghe giảng, hay sức để suy nghĩ vấn đề.
Bằng cách rèn cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, sẽ tạo ra trạng thái tinh thần thoải mái hơn.
Thái độ sống tích cực
Trẻ em có thái độ tích cực thường tự tin hơn trong việc đối mặt với thử thách. Khi trẻ tin rằng mình có khả năng vượt qua khó khăn, sẽ không ngần ngại tham gia vào những hoạt động mới và khám phá thế giới xung quanh.
Trẻ cũng biết cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, có khả năng xử lý cảm xúc tốt, từ đó giảm thiểu lo âu và căng thẳng trong cuộc sống.
Thái độ sống tích cực.
Sự lạc quan và tích cực của trẻ sẽ lan tỏa đến những người xung quanh, tạo ra một môi trường giao tiếp vui vẻ và hòa đồng.
Trên thực tế, điều ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của trẻ thường không phải là điểm số mà là tâm lý vững vàng.
Nhà tâm lý học David Wood tin rằng, "Bố mẹ nên đóng vai trò tạo khuôn khổ cho con, để trẻ sử dụng bộ não của mình để tìm cách giải quyết vấn đề."
Nuôi dưỡng khả năng học tập độc lập, đánh thức động lực nội tâm, hỗ trợ mạnh mẽ về mặt cảm xúc cho trẻ.