Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói "Chỉ trêu thôi mà", câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ

Kiều Trang - Ngày 28/05/2023 09:37 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui nhắc nhở người lớn hãy dừng ngay những trò trêu đùa trẻ quá trớn, nếu không sẽ để lại "vết sẹo" khó lành trong tâm lý trẻ nhỏ.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể thường nghe người lớn nói với trẻ em những lời như: “Mẹ mày không muốn nuôi mày nữa”, "Con là đứa trẻ được bố mẹ nhặt từ trong thùng rác đem về nuôi", "Nếu con không nghe lời một lần nữa, bố mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà"...

Trong mắt người lớn, đây chỉ là những lời mang tính trêu đùa. Nhưng đối với trẻ em thì những đứa trẻ có thể không nghĩ như vậy. Trong cuốn "Toxic Parents", nhà tâm lý học Tiến sĩ Susan Forward đã nói thế này: "Trẻ em không thể phân biệt sự thật với những trò đùa, và chúng lấy những gì người lớn nói với chúng để biến nó thành của riêng mình".

Thực chất những lời trêu đùa đối với người lớn có thể nó mang lại niềm vui, tiếng cười và sự hài hước. Nhưng ở độ tuổi khả năng nhận thức còn hạn chế, trẻ em không thể phân biệt được đâu là trò đùa và đâu là sự thật. Vậy nên so với người lớn, trẻ nhỏ dễ chịu nhiều tổn thương về tâm lý hơn trong vấn đề này.

Trong cuộc sống, có nhiều bố mẹ thường dùng câu này để giáo dục con theo thói quen: "Nếu con còn tái phạm lần nữa, bố mẹ sẽ bỏ con!" Nghe câu này, những đứa trẻ ngỗ nghịch có thể lập tức bình tĩnh lại, tác dụng giáo dục là tức thì nhưng thông thường tác động tâm lý lại đặc biệt xấu.

Trong suy nghĩ của người lớn, sự ép buộc hay đe dọa đó chỉ là một trò đùa và tin rằng đứa trẻ sẽ nhanh chóng quên đi. Nhưng trẻ em thường coi trọng điều đó, theo thời gian trẻ sẽ hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi và cảm thấy không an toàn.

Những trò đùa không phù hợp của người lớn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ nhỏ (Ảnh minh hoạ Internet).

Những trò đùa không phù hợp của người lớn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ nhỏ (Ảnh minh hoạ Internet).

Thậm chí điều này đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm hồn của những đứa trẻ, và đó là lý do mà một số bố mẹ sẽ nghe thấy đứa trẻ của mình khóc và nói "đừng bỏ con, đừng bỏ con" nhiều lần khi đứa trẻ đang ngủ vào ban đêm vì mơ thấy ác mộng.

Đó là trường hợp những đứa trẻ có tính cách nhạy cảm và tin vào những trò đùa của bố mẹ sẽ thành sự thật. Tuy nhiên theo thời gian, bởi vì mỗi lần đùa giỡn quá nhiều, dọa nạt không thành hiện thực, giai đoạn đầu sẽ có tác dụng thế nhưng càng về lâu về dài, đứa trẻ sẽ không còn tin vào lời người lớn nói. Cuối cùng, uy tín của bố mẹ trong lòng con cái không còn vững vàng nữa.

Thực tế thì trẻ con rất mỏng manh, người lớn không thể đùa giỡn quá trớn, một câu đùa tùy tiện có thể là đả kích lớn đối với tâm hồn chưa trưởng thành của trẻ, và chắc chắn nó sẽ làm tổn thương trái tim non nớt của trẻ. Nhà triết học người Anh - Locke đã nói: “Trí óc của một đứa trẻ là một tờ giấy trắng, trên đó bạn có thể khắc bất cứ thứ gì bạn muốn”.

Đó là lý do mà khi đối xử với trẻ em, người lớn phải nghiêm túc và đừng tùy tiện. Người lớn không nên đùa với trẻ khi đứa trẻ không thể biết đó là một trò đùa hay sự thật. Những trò đùa vô ý thức của người lớn có thể khiến trẻ sợ hãi và lo lắng sâu sắc, trải nghiệm tồi tệ này có thể ảnh hưởng đến trẻ suốt đời, thậm chí dẫn đến bi kịch gia đình.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, thực tế trong cuộc sống, bên cạnh những bậc bố mẹ thích dùng cách đùa giỡn để dọa nạt trong quá trình giáo dục con cái, thì rất nhiều người thân, bạn bè cũng sẽ "mua vui" bằng cách đùa giỡn với con cái của mình, nhưng cách làm này rõ ràng là không đúng.

Vì vậy, bố mẹ không những nên chấm dứt những hành vi đùa giỡn của bản thân, mà còn phải kịp thời ngăn chặn những hành vi đùa giỡn của người khác với con mình để bảo vệ an toàn cho sức khoẻ tâm lý của đứa trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói amp;#34;Chỉ trêu thôi màamp;#34;, câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ - 4

Thưa chuyên gia, những trò trêu đùa như thế nào của người lớn là không tốt đối với trẻ? Vì sao trẻ nhỏ dễ bị tác động hơn so với người lớn bởi những lời trêu đùa?

Trò đùa là những điều không có thật và mục đích của những trò trêu đùa là để tạo ra sự hài hước, niềm vui và tiếng cười. Tuy nhiên nếu những lời trêu đùa nào mà không khiến cho đối phương, người tham gia trong lời trêu đùa đó cảm thấy vui vẻ, ngược lại còn khó chịu hay buồn bã thì tôi tin rằng đấy đều là những lời trêu đùa không tốt, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác động hơn so với người lớn, bởi vì nhận thức của trẻ còn hạn chế. Trẻ sẽ không phân biệt được đâu là lời trêu đùa, và đâu là sự thật. Đối với người lớn khi ở trong tình huống bị trêu đùa, họ sẽ phân biệt được giữa việc chỉ là đùa và đó là sự thật, thế nên người lớn sẽ không bị tác động mạnh về mặt cảm xúc, tâm lý, nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác. Mặc dù đó có thể là lời trêu đùa vui, nhưng trẻ lại xem và tin nó là sự thật.

Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói amp;#34;Chỉ trêu thôi màamp;#34;, câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ - 5

Lời trêu đùa đôi khi được sử dụng để ren đe trẻ và nó thực sự có hiệu quả tức thì, tuy nhiên về lâu dài thì những lời trêu đùa (chẳng hạn như "con mà còn hư, bố mẹ sẽ bỏ con cho người khác nuôi,...) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Những lời trêu đùa mang yếu tố đe doạ thì chính xác nó sẽ kích hoạt vào trong nỗi sợ về mặt cảm xúc của một người. Nó có thể có hiệu quả vào lần đầu tiên, nhưng lần thứ 2 và sau đó nữa thì không hẳn. Khi đứa trẻ phát hiện ra lời trêu đùa mang tính đe doạ của bố mẹ không có hiệu lực, không được thực thi thì đứa trẻ sẽ không còn tin, không còn quan tâm đến những lời cảnh báo, ren đe của bố mẹ.

Nhưng ở trường hợp đứa trẻ thực sự tin vào lời đùa mang tính đe doạ đó, và đứa trẻ cảm thấy lo sợ thì về lâu về dài điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ nghi ngờ tình yêu thương của bố mẹ, nghĩ rằng bố mẹ không thương mình thật hoặc tình yêu thương của bố mẹ là có điều kiện. Vì vậy nguyên tắc đó là bố mẹ không nên răn đe trẻ, nếu như những điều đó không thực sự xảy ra.

Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói amp;#34;Chỉ trêu thôi màamp;#34;, câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ bị người lớn hoặc bố mẹ trêu đùa không phù hợp? Diễn biến tâm lý của trẻ như thế nào sau trò trêu đùa đó?

Tôi gặp rất nhiều trong quá trình làm tham vấn và cuộc sống hàng ngày. Cụ thể như trường hợp của một cậu bé 5 tuổi có thói quen hay ngủ nướng. Thế là để "trị" thói quen này của con, người mẹ đã thường sử dụng chiêu trêu đùa mỗi sáng để gọi cậu bé dậy bằng cách nói "Con ơi, dậy đi! Chú công an tới kìa!" 

Vào lần đầu tiên, cách làm này của người mẹ thực sự đã phát huy hiệu quả, khiến cậu bé sợ hãi và vùng dậy ngay tức thì. Tuy nhiên sau khi nhận thức được rằng sự thật là không có chú công an nào cả, thì những lần khác cậu bé đã trở nên "bất biến" hơn, không còn để tâm đến lời đùa mang tính hăm doạ này của mẹ.

Mặc dù sau đó người mẹ cũng dùng cùng một "chiêu trò" này, cách thức này, nhưng chỉ đổi nội dung của câu nói, tuy nhiên thì nó vẫn không có tác dụng. Bởi vì cậu bé đã như đoán trước được nên tỏ thái độ lơ đi, thậm chí là đôi khi còn nổi cáu và cũng dùng cách đó để trêu đùa lại bố mẹ. Thế nhưng sự trêu đùa của trẻ nhỏ đối với người lớn trong văn hoá người Việt, là điều không phải ai cũng có thể chấp nhận được.

Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói amp;#34;Chỉ trêu thôi màamp;#34;, câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ - 7

Bố mẹ nên làm gì để con cái hạn chế được ảnh hưởng tâm lý khi đối mặt với những lời trêu đùa không phù hợp?

Đầu tiên, bố mẹ phải là những người rất thận trọng khi đưa ra những lời trêu đùa, tuyệt đối không trêu đùa bằng cách doạ nạt, không trêu đùa bằng cách đánh vào yếu tố nhân cách của đứa trẻ. Ví dụ như những lời nói gây tính "sát thương" mạnh như "Mày học ngu thế! Không bằng con nhà bà hàng xóm", "Học kiểu này sau đi bán vé số chứ làm được chuyện gì"... 

Khi những lời trêu đùa đánh vào nhân cách, tài năng hay các đặc điểm không thể thay đổi được của đứa trẻ thì những lời trêu đùa đó sẽ rất tai hại. Nếu bố mẹ phát hiện đứa trẻ của mình bị những người xung quanh trêu đùa một cách không phù hợp, thì chắc chắn bố mẹ phải là người chủ động lên tiếng để giúp trẻ ổn định tâm lý. Đồng thời cả trẻ và người trêu đùa cũng sẽ ý thức rõ được những tác hại từ việc trêu đùa quá trớn, không phù hợp đối với người bị trêu đùa.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi dạy con cái, bố mẹ cũng cần giải thích và hướng dẫn cho trẻ hiểu, cũng như biết cách phân biệt đâu là những trò trêu đùa mà con có thể tham gia, và không nên tham gia, hoặc đâu là những trò đùa con được phép thể hiện đối với bạn bè, mọi người và đâu là những trò đùa con không được phép. Tức là bố mẹ sẽ dạy trẻ về ý nghĩa của những trò đùa, để trẻ có thể rạch ròi được giữa trò đùa tích cực và trò đùa mang tính tiêu cực.

Trẻ hay so sánh Mẹ, các bạn đều có cái này, chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách
Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi mách bố mẹ cách trị trẻ hay so sánh sao cho hiệu quả, mà không tác động tiêu cực đến tâm lý trẻ.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học