Trẻ hay so sánh "Mẹ, các bạn đều có cái này", chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách

Kiều Trang - Ngày 26/05/2023 09:30 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi mách bố mẹ cách trị trẻ hay so sánh sao cho hiệu quả, mà không tác động tiêu cực đến tâm lý trẻ.

Trong những cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các ông bố bà mẹ, có lúc sẽ đề cập và thảo luận về mức độ tiêu thụ của con cái, và một trong những vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm đó là tâm lý hay so sánh của trẻ. Chủ đề này không khỏi khơi dậy rất nhiều bàn tán của các bậc phụ huynh, ai nấy đều phát hờn về tâm lý hay so sánh của con mình.

Trên thực tế, một khi đứa trẻ bước ra khỏi nhà và bắt đầu giao tiếp xã hội, mong muốn được so sánh sẽ tự nhiên nảy sinh. Chẳng hạn như khi nhìn thấy bạn học có một chiếc váy xinh, đứa trẻ sẽ khó kìm chế được sự ganh tỵ của bản thân mà thốt lên "chiếc váy của Lyly đẹp thế, tớ cũng sẽ đòi bố mẹ mua cho 1 cái" hoặc "xe đồ chơi của mình to hơn của Kiki, mình vui quá"...

Muốn đồ của người khác khi cảm thấy đồ đó đẹp hay tốt hơn, và tự hào về những gì người khác ghen tị với mình, những biểu hiện cảm xúc chân thực và đơn giản này là hiện tượng bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Đứa trẻ hay so sánh sẽ thường tỏ thái độ mè nheo để đòi được người lớn đáp ứng nhu cầu (Ảnh minh hoạ Internet).

Đứa trẻ hay so sánh sẽ thường tỏ thái độ mè nheo để đòi được người lớn đáp ứng nhu cầu (Ảnh minh hoạ Internet).

Ở một mức độ nào đó, một độ tuổi nhất định thì tâm lý so sánh cũng là một loại ý thức cạnh tranh. Bởi vì đứa trẻ không muốn bản thân trở nên kém cỏi, thua thiệt, muốn được thể hiện bản thân so với người khác, nên việc trẻ có một tinh thần cạnh tranh đúng đắn không phải là điều xấu. Ngược lại, điều đó còn giúp trẻ nhận thức về năng lực thực tại của mình, để không ngừng cố gắng hoàn thiện và học hỏi, trau dồi tốt hơn trong tương lai.

Tuy nhiên đối diện với tâm lý so sánh của trẻ, phản ứng của bố mẹ là rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều bậc bố mẹ khi đối mặt với sự so sánh của con cái trong cuộc sống, phản ứng đầu tiên thường là từ chối với lý do “điều kiện nhà mình không bằng nhà người ta”. 

Ví dụ, câu chuyện về một người bố đưa con đến cửa hàng thức ăn nhanh được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc dạo gần đây đã tạo ra sự chú ý. Trên đường đi, người bố cứ luôn miệng đề cập về việc hoàn cảnh gia đình khó khăn như thế nào, và bữa ăn này sẽ tốn bao nhiêu tiền của bố mẹ,...

Thế là đứa trẻ trở nên vô cùng lúng túng suốt cả đường đi, đối mặt với món ăn đã chờ đợi từ lâu, nhưng cậu bé không biết phải gọi món như thế nào để có thể tiết kiệm chi phí tối đa nhất trước những lời nói của người bố trước đó. Chần chừ một lúc lâu, cuối cùng cậu bé chỉ gọi một món kem tráng miệng ở tiệm, trước con mắt thèm thuồng và tiếc nuối nhìn chằm chằm vào quầy gà rán.

Mặc dù, có thể mục đích của việc nhiều bố mẹ kể lể những khó khăn, vất vả của việc kiếm tiền đối với con cái là để trẻ biết nghe lời và chi tiêu hợp lý hơn chứ không phải để so sánh mọi thứ với người khác. Nhưng trên thực tế, tiếng than thở vì nghèo với tâm thế cho đi đã khiến tình yêu thương của bố mẹ trở thành gánh nặng đối với trẻ.

Những đứa trẻ được nuôi dạy và trưởng thành trong một ngôi nhà như vậy, sẽ không thể cảm nhận được hạnh phúc, mà ngược lại sẽ chỉ toàn là cảm giác tội lỗi. Lâu dần, không chỉ tâm lý so sánh, ý thức cạnh tranh lành mạnh mất đi mà ngay cả việc bày tỏ cảm xúc, nhu cầu cũng khiến trẻ do dự, thậm chí là không muốn.

Trước vấn đề này, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ với các bậc bố mẹ về cách giáo dục con cái phù hợp hơn khi đối mặt với tâm lý hay so sánh của trẻ. Thay vì sử dụng hoàn cảnh gia đình để từ chối những nhu cầu của con, và phương pháp này có thể gây ra phản ứng tâm lý ngược, dễ khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực thì việc đưa ra phản ứng phù hợp, phương pháp giáo dục đúng đắn của bố mẹ trong trường hợp này là vô cùng quan trọng.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ hay so sánh amp;#34;Mẹ, các bạn đều có cái nàyamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách - 4

Thưa chuyên gia, tâm lý so sánh ở trẻ nhỏ bắt đầu hình thành khi nào? Đứa trẻ thích so bì sẽ có biểu hiện ra sao?

So sánh là một khả năng nhận thức của con người được hình thành từ khá sớm. Nhờ có sự so sánh, chúng ta mới hình thành kiến thức về mọi sự vật xung quanh. Tuy nhiên, so sánh theo kiểu so bì, tị nạnh thì lại là một tính không tốt. Ở những đứa trẻ thường xuyên so sánh với người khác để hơn thua, đố kỵ, ganh ghét thì thường thiếu đi sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ.

Bé hay so sánh cũng thường không vui khi người khác có thứ đồ gì đó mới, và sẽ hay đòi bố mẹ mua đồ theo kiểu cho bằng bạn bằng bè chứ không thực sự thích hay cần món đồ đó.

Đồng thời, bé cũng dễ tức giận khi mình không bằng người khác. Ở một số trẻ thì có biểu hiện coi thường người khác không bằng mình, và hay ra oai với người khác.

Trẻ hay so sánh amp;#34;Mẹ, các bạn đều có cái nàyamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách - 5

Nguyên nhân khiến trẻ hình thành tâm lý so bì? Có phải việc bố mẹ đối xử với con cái không công bằng sẽ là một nguyên nhân lớn khiến trẻ hình thành tâm lý hay so sánh?

Khi trẻ có tâm lý so bì, hơn thua thì một phần là đặc điểm hiếu thắng ở trẻ, một phần là sự giáo dục của bố mẹ. Những bậc cha mẹ không hoặc chưa chú ý đến việc dạy trẻ sự khác biệt, tôn trọng mọi người, chưa hình thành được ở trẻ những giá trị hoà bình, chia sẻ, đánh giá con người ở góc độ tài năng, đức độ, nhân cách mà ngược lại, đánh giá con người qua lợi thế vật chất bề ngoài.

Nếu cách sống của cha mẹ chỉ đánh giá mọi người về chức vị, danh lợi hay tiền tài và nhìn vào các đặc điểm này để đối nhân xử thế thì các con cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nếu cha mẹ có sự đối xử bất công với trẻ hay có sự khác biệt trong đối xử giữa các con với nhau mà không có bất kỳ lời giải thích nào, trẻ cũng sẽ nảy sinh sự so bì.

Trẻ hay so sánh amp;#34;Mẹ, các bạn đều có cái nàyamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ bộc lộ tâm lý này? Và phản ứng của bố mẹ tại thời điểm đó như thế nào là phù hợp? Trường hợp bố mẹ phản ứng không phù hợp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý trẻ?

Một thực trạng khá phổ biến ở trẻ con là chúng thường dựa vào việc ba mẹ mua quà cáp, đồ chơi, chiều theo ý trẻ bao nhiêu để lượng giá tình thương của ba mẹ. Thậm chí trẻ còn so sánh độ giàu có của ba mẹ để chọn bạn chơi cùng.

Điều này khiến một bạn học lớp 7 cảm thấy vô cùng tức giận, vì cảm thấy các bạn chỉ thích một bạn nhà giàu hay khoe đồ mới mà không ai thèm để ý đến mình. Bạn về nhà giận ba mẹ, thường xuyên cãi lời. Hôm đó bạn không chịu dậy đi học, khi ba mẹ hỏi ra mới biết ai trong nhóm cũng có điện thoại mới, bạn thì không có nên bạn nói khi nào ba mẹ mua điện thoại mới cho bạn thì bạn mới đi học.

Nếu ba mẹ vì chiều theo ý con mà đồng ý thì có thể trẻ sẽ "được nước lấn tới", và lần sau sẽ đòi hỏi nhiều hơn lần trước. Tất nhiên, không ba mẹ nào mong muốn con thua kém bạn bè cả. Tuỳ trường hợp để suy xét xem có thể đáp ứng tới đâu, ở mức độ nào và có cần thiết đáp ứng hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì ba mẹ cũng cần phải giải thích cho trẻ biết lý do, và phân tích cho trẻ thấy làm như thế nào là hợp lý nhất. Đồng thời, cha mẹ cần hình thành cho con những giá trị sống và giá trị đạo đức tốt đẹp để phát triển bản thân, tránh vì những giá trị bên ngoài mà ảnh hưởng đến sự đánh giá và phát triển của trẻ.

Trẻ hay so sánh amp;#34;Mẹ, các bạn đều có cái nàyamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp chuẩn hơn sách - 7

Ở một mức độ nào đó, tâm lý so sánh cũng là một loại ý thức cạnh tranh, chuyên gia nghĩ gì về điều này? Bố mẹ nên làm thế nào để chế ngự tính so bì của trẻ nhưng không làm ảnh hưởng đến tâm lý con?

So sánh là cần thiết vì trẻ sẽ biết mình đang có gì, cần gì để phát triển cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, so sánh để trở thành áp lực thì không nên. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ khám phá bản thân để biết mình giỏi ở điểm nào, yếu ở điểm nào và hướng trẻ vào lĩnh vực phù hợp với khả năng của trẻ.

Cha mẹ cũng cần động viên khi con gặp thất bại và hướng dẫn trẻ vượt qua thất bại đó, khen thưởng động viên cho những nỗ lực và thành công của trẻ. Cha mẹ nên tránh việc so sánh trẻ với trẻ khác, khiến trẻ tự ti vào năng lực của mình.

Ông bà ta cũng dạy rằng, "Nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì không ai bằng mình", chúng ta có thể vận dụng khéo léo lời dạy của cổ nhân để giúp bảo vệ tâm lý cho trẻ, và đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ.

3 khác biệt rõ giữa đứa trẻ bị cấm và trẻ được phép ăn uống đồ lạnh khi còn nhỏ
Theo các chuyên gia, có sự khác biệt lớn giữa những đứa trẻ được phép ăn uống đồ lạnh và những đứa trẻ bị bố mẹ cấm từ khi còn nhỏ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia