Một số quy tắc đơn giản nhưng bố mẹ nên thiết lập cho trẻ trước 3 tuổi.
Giai đoạn trẻ lên 3 tuổi là giai đoạn quan trọng, bố mẹ được khuyên nên đóng vai trò dẫn dắt tốt. Đây là thời kỳ quyết định cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách của trẻ.
Hãy trung thực, đáng tin cậy và không nói dối
Bố mẹ cần nuôi dưỡng trẻ đức tính trung thực và đáng tin cậy, không nói dối ngay từ khi còn nhỏ.
Bởi vì nói dối có thể trở thành thói quen xấu ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, xây dựng các mối quan hệ của trẻ sau này.
Hãy trung thực, đáng tin cậy và không nói dối.
Bố mẹ cũng cần làm gương cho trẻ bằng cách luôn thể hiện tính trung thực và đáng tin cậy trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ nhìn thấy bố mẹ luôn giữ lời hứa, không nói dối và làm điều đúng đắn, sẽ dần hình thành đức tính tốt này.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo môi trường để trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ sự thật, thay vì phải giấu giếm hay nói dối. Khi trẻ cảm thấy được tin tưởng và không sợ bị trừng phạt, sẽ chủ động nói thật hơn.
Việc nuôi dưỡng đức tính trung thực và đáng tin cậy cho trẻ từ nhỏ nhằm nuôi dưỡng nhân cách vững vàng và được mọi người quý trọng.
Đừng tùy tiện chạm vào đồ của người khác
Việc dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng tôn trọng sở hữu cá nhân, không được tùy tiện chạm vào đồ của người khác là hết sức cần thiết. Điều này giúp trẻ phát triển nhân cách lành mạnh và có ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Từ khi còn nhỏ, trẻ cần hiểu rằng mọi người đều có những đồ vật riêng và không được phép chạm vào hay sử dụng những thứ đó mà không được sự cho phép.
Đừng tùy tiện chạm vào đồ của người khác.
Nếu không được dạy cách ứng xử thích hợp, trẻ 3 tuổi có thể sẽ tùy tiện chạm vào đồ của người khác, thậm chí lấy cắp. Điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như mâu thuẫn, xung đột hoặc bị người khác la mắng.
Đồng thời, giúp hình thành ý thức về sự đúng sai, giá trị đạo đức như trung thực, tôn trọng người khác. Rèn luyện cho trẻ thói quen không chạm vào đồ của người khác sẽ giúp hình thành những hành vi tốt, có trách nhiệm.
Hãy lịch sự khi gặp người lớn tuổi
Việc dạy trẻ tôn trọng người lớn tuổi giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử và hòa nhập với cộng đồng. Trẻ sẽ học cách lắng nghe, giao tiếp lịch sự và biểu hiện sự tôn trọng phù hợp.
Khi trẻ được dạy cách đối xử tôn trọng với người lớn tuổi, ẽ tạo dựng một hình ảnh tích cực về bản thân trong mắt người khác. Trong nhiều nền văn hóa, tôn trọng người cao tuổi là một giá trị được trân trọng.
Hãy lịch sự khi gặp người lớn tuổi.
Dạy trẻ các cách cư xử lịch sự với người lớn tuổi là một cách để bảo tồn và truyền bá những giá trị văn hóa đó. Khi trẻ biết cách tôn trọng người lớn tuổi, sẽ giúp họ cảm thấy được an toàn, được chăm sóc.
Đặt ra ba quy tắc này cho con trước 3 tuổi sẽ hiệu quả hơn gấp mười lần việc quát mắng. Khi nhận thấy con mình có một số thói quen xấu, bố mẹ nên sửa ngay thay vì nuông chiều hay phớt lờ.