Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang "cầu cứu" vì gặp bất ổn tâm lý

Kiều Trang - Ngày 06/04/2024 12:02 PM (GMT+7)

Nếu những từ ngữ tiêu cực dưới đây xuất hiện trong lời nói của trẻ, bố mẹ đừng vội chủ quan.

Mặc dù sự tương tác, giao tiếp giữa bố mẹ và con cái có thể nâng cao mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhưng vì nhiều bố mẹ thường quen nhìn vấn đề từ góc độ của người lớn nên thường có xu hướng bỏ qua những cảm xúc bên trong của trẻ.

Tuy nhiên phụ huynh cần biết rằng, những đứa trẻ thường nói 4 câu này thực chất là đang "cầu cứu" bố mẹ. Bởi đằng sau một số từ ngữ hoặc giọng điệu hàng ngày con sử dụng là đang thực sự phản ánh thế giới nội tâm của trẻ.

Nếu những từ ngữ hoặc cảm xúc tiêu cực này xuất hiện trong lời nói của trẻ thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề tâm lý, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ mà cần xem xét chúng một cách nghiêm túc, và tích cực giúp trẻ giải quyết.

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 1

“Con thật vô dụng”

Khi trẻ nói “Con thật vô dụng” hay “Con không thể làm tốt điều đó” có lẽ là do trẻ đang thiếu tự tin vào bản thân. Việc trẻ luôn nói những lời tự ti, phủ nhận chính mình sẽ tác động tiêu cực đến ý thức về giá trị bản thân của trẻ.

Lúc này, bố mẹ nên chú ý đến lời nói và biểu hiện cảm xúc của con, dành thời gian để lắng nghe và hiểu rõ tâm trạng của trẻ. Quan tâm đến trẻ và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện, chia sẻ cảm xúc của mình là một cách tạo dựng một môi trường an toàn và ủng hộ cho sự phát triển tinh thần của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần cung cấp phản hồi tích cực và hướng dẫn cho con. Thay vì chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực và những thất bại của trẻ, hãy tìm cách khuyến khích khi trẻ làm tốt và khen ngợi những thành tựu trong quá khứ. Khi trẻ nhận được sự thừa nhận và đánh giá cao về những kỹ năng hay thành tựu của mình, con sẽ dần dần tạo dựng được sự tự tin và nhận định đúng đắn về giá trị của mình.

Điều này rất quan trọng để khuyến khích trẻ nhận thức tích cực về bản thân, và nhìn thấy sự tiến bộ của chính mình. Bố mẹ có thể tạo ra các hoạt động và thử thách phù hợp với khả năng của trẻ, từ đó giúp trẻ thấy rằng con có thể vượt qua những thử thách và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Quá trình này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng và năng lực, mà còn tạo cơ hội cho trẻ xây dựng lòng tự trọng và tự tin trong việc đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 2

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 3

“Con sợ lắm!"

Khi trẻ luôn nói “Con sợ lắm!” hoặc “Con lo lắng quá!”, có lẽ là vì con cảm thấy bất an và sợ hãi khi đối mặt với một số tình huống nhất định. Điều này đã dẫn đến việc hình thành tâm trạng thất thường và lo lắng, căng thẳng bên trong trẻ.

Loại vấn đề tâm lý này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của trẻ, chẳng hạn như sợ thi cử, sợ thành tích, sợ giao tiếp xã hội...

Đối mặt với tình huống như thế, các bậc bố mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với con để hiểu rõ nguồn gốc những lo lắng, bất an của trẻ và kịp thời đưa ra sự giúp đỡ, hỗ trợ phù hợp.

Hơn nữa, hãy tích cực thể hiện những cử chỉ thân mật, yêu thương như ôm và âu yếm con nhiều hơn để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và những người thân trong gia đình, từ đó làm dịu đi những căng thẳng, nỗi sợ hãi bên trong trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dạy trẻ những cách thư giãn và điều tiết cảm xúc như hít thở sâu, tập thể dục và thực hiện những sở thích mà trẻ yêu thích, giúp trẻ giải tỏa lo lắng, cân bằng trạng thái luôn ở mức ổn định.

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 4

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 5

“Con ghét bản thân mình”

Khi một số đứa trẻ luôn nói “Con ghét bản thân mình”, có lẽ là trẻ đang cố gắng thu hút sự chú ý và an ủi từ bố mẹ. Đôi khi, trẻ cố tình nói những lời này với mục đích muốn được bố mẹ quan tâm, dành nhiều thời gian hơn cho mình. Thậm chí trong một số tình huống, trẻ nói câu này vì nghĩ bản thân không tốt nên không xứng đáng nhận được sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ.

Những biểu hiện như vậy thực chất là tín hiệu cần được bố mẹ giúp đỡ khi trẻ cảm thấy cô đơn, và bất an về mặt tâm lý. Lúc này, bố mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái và cho trẻ sự thấu hiểu, quan tâm và cảm giác an toàn.

Bố mẹ có thể làm điều này bằng cách tích cực giao tiếp với trẻ để vun đắp mối quan hệ, mang đến cho con một môi trường phát triển an toàn và ổn định để trẻ cảm nhận được sự ấm áp, quan tâm từ các thành viên trong gia đình.

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 6

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 7

“Con nhất định phải trở thành người giỏi nhất”

Một số trẻ luôn nói những lời có tinh thần chiến đấu như “Con nhất định phải trở thành người giỏi nhất” hay “Con phải thành công”. Điều này thể hiện rõ khao khát, và mong muốn theo đuổi sự hoàn hảo của trẻ.

Mặc dù đồng ý rằng, ai cũng phải có mục tiêu và nỗ lực không ngừng để tiến bộ nhưng một số trẻ sẽ tỏ ra tôn sùng và theo đuổi sự hoàn hảo, đây cũng là biểu hiện của vấn đề tâm lý.

Chủ nghĩa cầu toàn như vậy có thể có tác động tiêu cực đến sự tự yêu cầu bản thân, và sức khỏe tâm thần của trẻ. Bởi vì nếu đặt mục tiêu, tham vọng quá mức có thể sẽ mang đến cho trẻ áp lực và lo lắng rất lớn, một khi không làm tốt thì sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Khi bố mẹ phát hiện ra đứa trẻ của mình thường nói câu này thì đừng vội vui mừng, nghĩ điều đó có lợi. Bố mẹ cần giao tiếp nhiều hơn với con để hiểu định nghĩa của đứa trẻ về sự “hoàn hảo”, và lý do tại sao con đặt ra mục tiêu như thế, đồng thời hướng dẫn trẻ có thái độ đúng đắn trước thành công và thất bại.

Từ đó có thể khuyến khích trẻ đặt ra những mục tiêu hợp lý cho bản thân, trau dồi khả năng tự nhận thức và chấp nhận năng lực vốn có của chính mình, đồng thời hình thành tâm lý và giá trị tích cực trước mỗi hành trình mà con đi qua trên con đường trưởng thành.

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 8

Đứa trẻ thích nói 4 câu này thực chất là não đang amp;#34;cầu cứuamp;#34; vì gặp bất ổn tâm lý - 9

Dù trẻ bao nhiêu tuổi, 4 câu nói của mẹ trị ngay tính bướng bỉnh, giúp con ổn định cảm xúc
Trong nhiều trường hợp, lời nói phù hợp của bố mẹ sẽ tác động tích cực đến trẻ, giúp con ổn định cảm xúc tốt hơn.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con