Hiệu trưởng nói trẻ cấp 1 cần được làm bạn, cấp 2 cần sự tôn trọng, cấp 3 cần tự lập, nhưng bố mẹ đều bỏ qua

Thi Thi - Ngày 10/04/2024 13:09 PM (GMT+7)

Trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ phát triển theo hướng khác nhau, lúc này đòi hỏi bố mẹ cũng nên áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp theo độ tuổi của con.

Hầu hết chúng ta đều biết cách giáo dục của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành và vận mệnh tương lai của con.

Mới đây, hiệu trưởng trường Trung học trực thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có vài lời chia sẻ trong buổi họp phụ huynh, tạo ra sự quan tâm và thảo luận rộng rãi.

Theo ông “Giai đoạn tiểu học nên chú trọng tình bạn, trung học cơ sở (THCS) nên tập trung vào sự tôn trọng, trung học phổ thông (THPT) chú trọng đến việc rèn luyện sự tự lập”. 

Những lời ngắn gọn nhưng sâu sắc, phản ánh những nhu cầu và ưu tiên khác nhau của giáo dục ở các giai đoạn khác nhau.

Hiệu trưởng nói trẻ cấp 1 cần được làm bạn, cấp 2 cần sự tôn trọng, cấp 3 cần tự lập, nhưng bố mẹ đều bỏ qua - 1

Vì sao nói trẻ tiểu học nên chú trọng đến tình bạn?

Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn tiểu học được gọi là giai đoạn “trồng trọt”. Ở giai đoạn này, vai trò của bố mẹ nên là người lãnh đạo và đồng hành.

Cũng giống như việc trồng trọt cần được chăm sóc và quan tâm cẩn thận, bố mẹ cần dành nhiều thời gian, sức lực và thiết lập mối liên hệ tình cảm tốt đẹp với con cái.

Bố mẹ nên là người lãnh đạo và đồng hành cùng con.

Bố mẹ nên là người lãnh đạo và đồng hành cùng con.

Bố mẹ nên đọc sách cùng con, theo dõi quá trình học tập và nhắc nhở con hình thành thói quen học tập tốt như đọc to, tư duy độc lập,...

Đồng thời, bố mẹ cũng cần cung cấp cho con sự đồng hành đầy đủ về mặt cảm xúc, chú ý đến sức khỏe tinh thần, giúp con thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp, trau dồi sự ổn định về cảm xúc.

Ở giai đoạn này, sự góp ý của bố mẹ là quan trọng nhất và phương pháp giáo dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh tương lai của con.

Hiệu trưởng nói trẻ cấp 1 cần được làm bạn, cấp 2 cần sự tôn trọng, cấp 3 cần tự lập, nhưng bố mẹ đều bỏ qua - 3

Vậy trẻ trung học cơ sở nên tập trung vào sự tôn trọng như thế nào?

Khi trẻ lớn lên và bước vào bậc THCS, vai trò của bố mẹ cũng dần dần thay đổi thành người tuân theo và tôn trọng. Giai đoạn này gọi là giai đoạn “bốn mùa”, cũng giống như sự chuyển mùa, trẻ bắt đầu có những tính cách và tư tưởng độc lập riêng, cần được tôn trọng và thấu hiểu.

Bố mẹ không còn ở bên con gần gũi như hồi tiểu học, mà phải cho con nhiều không gian trống để học cách tự quản lý và đưa ra những lựa chọn độc lập.

Về mặt học tập, bố mẹ có thể hướng dẫn con hình thành quan niệm tốt và trau dồi khả năng tư duy độc lập thông qua thảo luận và tận dụng tình huống.

Đồng thời, bố mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần, hướng dẫn và giải tỏa cảm xúc kịp thời, giúp con vượt qua vòng xoáy cảm xúc của tuổi thiếu niên và thiết lập cơ chế quản lý cảm xúc tốt.

Bố mẹ nên cho con nhiều không gian trống để học cách tự quản lý và đưa ra những lựa chọn độc lập.

Bố mẹ nên cho con nhiều không gian trống để học cách tự quản lý và đưa ra những lựa chọn độc lập.

Hiệu trưởng nói trẻ cấp 1 cần được làm bạn, cấp 2 cần sự tôn trọng, cấp 3 cần tự lập, nhưng bố mẹ đều bỏ qua - 5

Trẻ trung học phổ thông tập trung vào sự tự lập

Khi trẻ bước vào bậc THPT, vai trò của bố mẹ trở thành người theo dõi, hỗ trợ nhiều hơn. Giai đoạn này gọi là giai đoạn “trồng cây”, cũng giống như việc trồng cây, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc cẩn thận nhưng thiên về việc để trẻ tự mình thử sức khám phá.

Ở THPT, trẻ dần dần trở thành những cá thể độc lập, cần học cách quản lý, đưa ra những lựa chọn độc lập và tự chịu trách nhiệm.

Bố mẹ không nên can thiệp quá nhiều vào việc học tập và cuộc sống mà nên dành cho con đủ niềm tin, sự hỗ trợ để tự khám phá và trưởng thành.

Về mặt học tập, bố mẹ có thể đưa ra những hướng dẫn, gợi ý phù hợp nhưng nên để trẻ tự suy nghĩ, giải quyết vấn đề và trau dồi khả năng học tập độc lập.

Đồng thời, bố mẹ cũng cần quan tâm đến sở thích, giúp con tìm ra hướng phát triển phù hợp, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này.

Trẻ cũng cần được rèn luyện và phát triển sở thích riêng.

Trẻ cũng cần được rèn luyện và phát triển sở thích riêng.

Nhìn chung, những lời trên của thầy hiệu trưởng tóm tắt ngắn gọn và sâu sắc trọng tâm về phương pháp giáo dục gia đình ở các giai đoạn khác nhau. Ở cấp tiểu học, trọng tâm là tình bạn, phụ huynh cần dành nhiều thời gian và sức lực hơn để đồng hành và thiết lập mối liên hệ tình cảm tốt đẹp với con.

Tiếp đến giai đoạn THCS, trọng tâm là sự tôn trọng và phụ huynh cần để cho con có nhiều không gian tự do hơn, tôn trọng và hướng dẫn thiết lập các khái niệm và giá trị học tập đúng đắn.

Trong khi đó, giai đoạn THPT tập trung vào việc phát triển tính tự lập, theo đó bố mẹ cần dành cho con mình đủ sự tin tưởng và hỗ trợ, cho phép chúng khám phá và phát triển theo cách riêng.

Hiệu trưởng nói trẻ cấp 1 cần được làm bạn, cấp 2 cần sự tôn trọng, cấp 3 cần tự lập, nhưng bố mẹ đều bỏ qua - 7

Ai có con trai chú ý: 4 kiểu lười này của bố mẹ là cơ hội tốt để con trai bộc lộ tài năng
Một người mẹ khéo léo sẽ biết "lười biếng" đúng cách trong 4 trường hợp sau đây, nhằm giúp con trai có cơ hội bộc lộ và phát triển tốt.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời