Hiệu trưởng THCS chỉ ra 3 kiểu trẻ thường học kém ở trường, cần giúp con sửa ngay

Thi Thi - Ngày 16/11/2023 14:30 PM (GMT+7)

Một hiệu trưởng chỉ ra rằng, có 3 kiểu trẻ dễ học học sa sút sau khi vào cấp 2, vì vậy bố mẹ nên nhận biết sớm.

Một hiệu trưởng trường Trung học cơ sở (THCS), tại Thâm Quyến, Trung Quốc kể rằng, có phụ huynh thường xuyên phàn nàn rằng, con gái bà khi học tiểu học luôn đạt thành tích xuất sắc, đứng đầu toàn lớp. Nhưng sau năm đầu trung học cơ sở, điểm số cô bé ngày càng giảm, mỗi lần thi đều rớt vài bậc, tinh thần học tập cũng dần sa sút.

Bản thân đứa trẻ cảm thấy rất buồn và phàn nàn với mẹ: “Con không muốn học thêm, không muốn đi học nữa. Con thấy mình ngốc quá, dù có học gì cũng vô ích".

Đứa trẻ có cảm giác chán nản mãnh liệt, vì vậy người mẹ thường xuyên yêu cầu nhà trường tìm hướng giải quyết tình trạng học tập của con gái. Nhà trường sau đó đã thay đổi cách giáo dục đối với một số trường hợp như cô bé, trong khi các bạn tiến bộ, thì việc học của cô bé càng ngày càng khó khăn hơn.

Hiệu trưởng THCS chỉ ra 3 kiểu trẻ thường học kém ở trường, cần giúp con sửa ngay - 2

Đối với tình huống này, vị hiệu trưởng nói với người phụ huynh rằng, thành tích và tinh thần học tập của trẻ thay đổi đột ngột, nguyên nhân có thể đứa trẻ đã rơi vào 3 kiểu sống sau đây, nhưng bố mẹ lại không nhận ra điều đó.

Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt, để trẻ không bị trượt điểm sau khi bước vào các bậc học cao hơn.

Hiệu trưởng THCS chỉ ra 3 kiểu trẻ thường học kém ở trường, cần giúp con sửa ngay - 3

Bố mẹ không thấu hiểu con cái

Nhiều đứa trẻ trưởng thành trong gia đình không có sự thấu hiểu từ bố mẹ, phụ huynh thường chỉ nhìn vào bề nổi, không đồng hành sâu sắc với sự trưởng thành của con, không thể hiểu được tâm lý, những thay đổi và vấn đề về cảm xúc của con. 

Với kinh nghiệm nhiều năm làm giáo dục, vị hiệu trưởng chỉ ra rằng, một số bà mẹ không hiểu rõ đặc điểm thể chất và tinh thần của con mình, nên khó truyền đạt sự quan tâm hay yêu thương. Vì vậy, bố mẹ trở thành người giám sát lạnh lùng, đôn đốc con học hỏi mỗi ngày, khiến trẻ dần lớn lên với khoảng cách tâm lý. 

Một số bà mẹ không hiểu rõ đặc điểm thể chất và tinh thần của con mình, nên khó truyền đạt sự quan tâm hay yêu thương.

Một số bà mẹ không hiểu rõ đặc điểm thể chất và tinh thần của con mình, nên khó truyền đạt sự quan tâm hay yêu thương.

Những đứa trẻ như vậy thường cô đơn, sẵn sàng tự mình đấu tranh khi gặp khó khăn, không trao đổi với bố mẹ về việc học tập và cuộc sống.

Vì vậy ông khuyên phụ huynh rằng, muốn mở trí tuệ, hãy bắt đầu bằng việc hiểu trẻ. Tức là, nếu bố mẹ muốn con mình để làm tốt, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu trẻ.

Ví dụ, khi trẻ chuyển từ cấp tiểu học sang trung học cơ sở, có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. Trẻ có thể lo lắng về cuộc sống học tập, cảm thấy mâu thuẫn trong việc kết nối với bạn bè...

Tuy nhiên, nếu có sự hướng dẫn, động viên tự phụ huynh, trẻ có thể được khuyến khích tự tin, học tập chăm chỉ hơn. Ở giai đoạn này, phụ huynh nên hiểu rõ tình hình thực tế mà con đang đối diện. Trẻ cần giúp trẻ xoa dịu cảm xúc, sau đó hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường.

Nếu bố mẹ muốn con mình để làm tốt, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu trẻ.

Nếu bố mẹ muốn con mình để làm tốt, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu trẻ.

Hiệu trưởng THCS chỉ ra 3 kiểu trẻ thường học kém ở trường, cần giúp con sửa ngay - 6

Trẻ không hiểu được kỹ năng học tập

Ở cấp tiểu học, nội dung từng môn học tương đối đơn giản, trẻ có thể đạt điểm cao nhờ học thuộc lòng. Tuy nhiên, hiệu trưởng cho rằng, khi các em bước vào bậc THCS, tình hình sẽ khác. Nếu trẻ không nắm vững các kỹ năng học tập, điểm số có thể giảm.

Đến bậc THCS, mỗi môn học đều đòi hỏi các kỹ năng riêng, yêu cầu trẻ phải tự tổng kết kinh nghiệm học tập của mình và áp dụng chúng vào quá trình học để đạt được kết quả tốt.

Đến bậc THCS, mỗi môn học đều đòi hỏi các kỹ năng riêng.

Đến bậc THCS, mỗi môn học đều đòi hỏi các kỹ năng riêng.

Đồng hành cùng trẻ trong 3 năm THCS, bố mẹ trước tiên nên khuyến khích niềm đam mê học tập của con, sau đó giúp con xác định những lý tưởng nhỏ, đặt ra mục tiêu và thúc đẩy học tập độc lập.

Điểm quan trọng tiếp theo là nắm vững các kỹ năng học tập của các môn học khác nhau. Ví dụ, so với tiểu học, khi học sinh THCS học tiếng Việt, nếu chỉ ghi nhớ kiến ​​thức sách giáo khoa là chưa đủ, mà các em cần chú ý đến việc đọc phân tích và nâng cao kỹ năng viết.

Bố mẹ nên cho trẻ đọc nhiều hơn các tác phẩm kinh điển và tạp chí... Sau khi nâng cao khả năng đọc, trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian khi làm bài kiểm tra tiếng Việt, hiểu ý nghĩa câu hỏi kiểm tra chính xác hơn, nâng cao hiệu quả làm bài và điểm số. Tương tự, các môn như Toán, tiếng Anh, Hóa học, Vật lý... ở cấp THCS cũng cần cải thiện kỹ năng học tập càng sớm càng tốt. 

Bố mẹ nên cho trẻ đọc nhiều hơn các tác phẩm kinh điển và tạp chí...để nâng cao khả năng đọc.

Bố mẹ nên cho trẻ đọc nhiều hơn các tác phẩm kinh điển và tạp chí...để nâng cao khả năng đọc.

Hiệu trưởng THCS chỉ ra 3 kiểu trẻ thường học kém ở trường, cần giúp con sửa ngay - 9

Trẻ thiếu tự tin

Những đứa trẻ thiếu tự tin thường dễ phát triển mặc cảm về việc học, và do đó có xu hướng vi phạm các quy tắc, hay không đạt được điểm số như mong muốn.

Tuy nhiên, bố mẹ nên nhận thức rằng sau khi chuyển lên bậc THCS, nhiều trẻ nhận thấy môn học ngày càng khó khăn hơn. So với việc đạt điểm cao ở cấp tiểu học, trẻ dễ cảm thấy thất bại và mất tự tin, thậm chí trở nên chán nản đối với việc học.

Những đứa trẻ thiếu tự tin thường dễ phát triển mặc cảm, chán nản về việc học.

Những đứa trẻ thiếu tự tin thường dễ phát triển mặc cảm, chán nản về việc học.

Hiệu trưởng cho rằng, khi nhận thấy trẻ thay đổi, bố mẹ hãy tiếp cận thế giới tâm lý của con sâu hơn. Không nên dựa vào điểm số, tránh gây tổn thương đến cảm xúc của con.

Trong cuộc sống hàng ngày, hãy khen ngợi, khẳng định sự nỗ lực và tiến bộ của trẻ. Đồng thời, tôn trọng kết quả dựa trên nỗ lực, thay vì luôn đánh giá trẻ dựa trên tiêu chuẩn của người khác.

Khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, hãy cho trẻ quyền tự do ngôn luận, tạo cơ hội thảo luận nhiều hơn, hạn chế gây áp lực. Bằng cách này có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, thái độ tích cực đối với việc học và bản thân, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.

Khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, hãy cho trẻ quyền tự do ngôn luận, tạo cơ hội thảo luận nhiều hơn.

Khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, hãy cho trẻ quyền tự do ngôn luận, tạo cơ hội thảo luận nhiều hơn.

9 quan niệm dạy con lỗi thời mà cha mẹ Việt nào cũng từng mắc phải
Có những bài học 10-20 năm nữa sẽ trở thành những ý tưởng lỗi thời và nguy hiểm.

Yêu con thông thái

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con