Giáo dục gia đình có tác động lớn đến quá trình trưởng thành của trẻ.
Trước đây, các trang mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ đoạn video. Một sinh viên năm thứ hai khoa Toán của Đại học Bắc Kinh đã trả lời câu hỏi "Cái nào quan trọng hơn, tài năng hay sự chăm chỉ ?"
"Tôi nghĩ ít nhất đối với kỳ thi đại học, sự chăm chỉ chắc chắn lớn hơn tài năng. Tài năng quyết định bạn có cơ hội được thi hay không, nhưng sự chăm chỉ quyết định bạn có thể thi tốt hay không."
Từ video này nhiều người đồng tình rằng, những đứa trẻ có tài năng phi thường nhưng rất ít. Nhóm trẻ này có thể không cần nỗ lực quá nhiều để đạt đến tầm cao mà mình mong muốn.
Nhưng trên thực tế, hầu hết những đứa trẻ phát triển bình thường đều có chỉ số IQ đạt chuẩn (tức là cao từ khoảng 100 điểm trở lên) nhưng tại sao có trẻ học giỏi, trẻ học kém? Điều này xuất phát phần lớn từ giáo dục gia đình.
Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ học tập tốt, có thể phát triển tài năng tốt đa phần được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình sau đây.
Gia đình có khả năng chấp nhận thất bại tốt
Bản chất của sự phát triển là làm những việc chúng ta không thể làm tốt bằng cách lặp đi lặp lại cho đến khi có thể làm tốt. Việc học cũng vậy.
Nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa nhìn thấu được điều này. Thực tế là, khi trẻ làm tốt việc gì đó, bố mẹ rất vui mừng nhưng nếu làm không tốt, sẽ tức giận và trách móc trẻ.
Ví dụ, trẻ mới tập viết, chữ viết thường nguệch ngoạc hay chữ viết quá lớn đến mức phải có hai ô mới nhét vừa. Lúc này nhiều phụ huynh liền trách mắng con làm chưa như ý.
Học tập không phải là một quá trình thấm nhuần kiến thức mà là một quá trình liên tục thử và sửa sai.
Nhưng thực tế là lực ngón tay của trẻ vẫn còn rất yếu, nên cần phải viết đi viết lại để không ngừng kích thích các giác quan và thúc đẩy các kết nối thần kinh. Khi mạch thần kinh này trở nên dày hơn và khả năng điều khiển bút được cải thiện, trẻ có thể viết tốt hơn.
Người lớn cho rằng điều quan trọng là phải "làm đúng", nhưng đối với trẻ em, việc cố gắng còn quan trọng hơn.
Chỉ bằng cách không ngừng cố gắng và thử thách, bản thân trẻ mới có thể tìm ra quy tắc và làm tốt hơn lần tiếp theo.
Học tập không phải là một quá trình thấm nhuần kiến thức mà là một quá trình liên tục thử và sai, sau đó tối ưu hóa các phương pháp để giải quyết vấn đề.
Việc chấp nhận thất bại, tạo môi trường để trẻ có thể phạm sai lầm một cách an toàn, cho phép trẻ học hỏi từ thất bại và không ngừng cải thiện từ những thiếu sót, đây được xem là cách để trẻ trưởng thành lành mạnh và hiệu quả nhất.
Gia đình luôn nâng cao nhận thức, hiểu rõ quy tắc phát triển của trẻ
Bố mẹ không chỉ dạy dỗ con bằng lời nói, mà còn ảnh hưởng đến con thông qua những hành động và hành vi không ngừng nhắc lại những hiểu biết của mình. Họ có những kế hoạch sâu sắc để giúp con phát triển và trưởng thành.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập của trẻ là tư duy. Tư duy của trẻ nhìn chung không chuyển dần từ tư duy hình ảnh cụ thể sang tư duy trừu tượng cho đến khi đạt tới lớp 3. Điều này có ý nghĩa là trẻ cần thời gian để phát triển khả năng tư duy trừu tượng và khả năng suy luận logic.
Nhiều phụ huynh có những kế hoạch sâu sắc để giúp con phát triển và trưởng thành.
Nếu bố mẹ không hiểu rõ vấn đề này, trẻ có thể gặp khó khăn và thua kém so với các bạn cùng lứa, đồng thời mất đi sự tự tin trong quá trình học tập.
Khi bố mẹ nắm vững nhận thức và hiểu rõ các quy luật học tập, quá trình phát triển của trẻ, sẽ biết được khi nào nên tập trung vào việc trau dồi những kỹ năng cần thiết.
Điều này có thể bao gồm việc tạo ra những bài học hoặc hoạt động tương tác mà giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng, khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng giải quyết vấn đề. Bố mẹ cũng có thể hỗ trợ con trong việc phát triển kỹ năng ghi chú, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.
Gia đình có sở thích cùng đọc sách
Thực tế cho thấy, việc thuyết giảng không tốt hơn dạy bằng noi gương. Một số phụ huynh luôn nói với con mình việc học quan trọng, nhưng chưa bao giờ cho con thấy được bản thân cũng đang học hỏi.
Bố mẹ yêu thích việc đọc sách, sẽ dễ nuôi dưỡng khả năng đọc cho con.
Việc học của trẻ có tốt hay không, phụ thuộc vào thế mạnh về khả năng tư duy logic. Phương pháp cơ bản để rèn luyện khả năng tư duy logic của trẻ là đọc sách.
Một cuộc khảo sát cho thấy trẻ đọc sách càng nhiều thì điểm số càng tốt.
Bố mẹ yêu thích việc đọc sách, sẽ dễ nuôi dưỡng khả năng đọc cho con.
Một bộ dữ liệu khảo sát từ “Hiệp hội khuyến khích đọc sách buổi sáng” của Nhật Bản cũng cho thấy lượng đọc ở nhà có liên quan đến thành tích của trẻ.
Vì vậy, muốn con tiếp thu kiến thức tốt, trước tiên bố mẹ nên tạo cho con niềm yêu thích đọc sách và đọc nhiều thể loại sách hơn.
Gia đình có thói quen đọc sách cùng nhau, tạo ra một môi trường học tập tích cực. Trẻ sẽ nhìn thấy việc đọc sách là một hoạt động quan trọng và đáng giá..
Khi trẻ thấy các thành viên trong gia đình đọc sách và thảo luận về những cuốn sách, trẻ cũng cảm thấy hứng thú và tò mò về những câu chuyện, kiến thức và trí tưởng tượng mà sách mang lại.
Trẻ sẽ được tiếp xúc với các từ ngữ mới, cấu trúc câu phức tạp và văn phong đa dạng. Điều này giúp mở rộng từ vựng, cải thiện khả năng đọc hiểu và phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên.