Khác biệt lớn giữa trẻ thích chơi và trẻ không chơi thoại di động sau 10 năm

Thi Thi - Ngày 18/11/2024 18:01 PM (GMT+7)

Trẻ sử dụng điện thoại quá lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như quá trình phát triển trí não.

Thành phố Sendai, Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát về “mối quan hệ giữa khả năng toán học của học sinh trung học cơ sở (theo dõi trong 10 năm) và thời gian sử dụng điện thoại”, nhận thấy rằng: Trẻ sử dụng điện thoại càng lâu thì thành tích học tập càng giảm sút.

Trong một nghiên cứu khác ở Nhật Bản, các nhà khoa học về não cũng phát hiện ra rằng những người thường xuyên chơi điện thoại thông minh sẽ bị giảm lưu lượng máu đến thùy trán do một lượng lớn văn bản và hình ảnh đổ vào, đồng thời não không thể xử lý thông tin với tốc độ tương tự.

Khác biệt lớn giữa trẻ thích chơi và trẻ không chơi thoại di động sau 10 năm - 1

Vỏ não trước trán là trung tâm chỉ huy của não, nơi xử lý thông tin từ thế giới bên ngoài. Nó thường sử dụng 3 chức năng này để xử lý thông tin:

- Tư duy nông cạn: Ghi nhớ thông tin trong thời gian ngắn. Ví dụ, hôm nay trẻ nên làm gì hoặc nên học gì? Hoặc xử lý một số thông tin, nhiệm vụ một lần, chẳng hạn như lấy một cốc nước khi khát.

- Suy nghĩ sâu sắc: Sử dụng kinh nghiệm và kiến ​​thức tích lũy được trong quá khứ để suy nghĩ sâu sắc hơn. Ví dụ, nếu chúng ta xây dựng một kế hoạch 5 năm, cần thành thạo những kỹ năng nào và cách chia nhỏ các mục tiêu lớn để biến lý tưởng thành hiện thực.

- DMN (Mạng chế độ mặc định): Không làm gì, suy nghĩ trống rỗng và tùy ý đi lang thang. Ví dụ như nhìn chằm chằm vào một cái cây lớn ở đằng xa.

Vì vậy, việc trẻ sử dụng điện thoại di động thường xuyên sẽ khiến não nhanh mệt mỏi và cản trở các hoạt động khác nhau, chủ yếu ở ba khía cạnh sau đây.

Khác biệt lớn giữa trẻ thích chơi và trẻ không chơi thoại di động sau 10 năm - 2

Trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên sẽ tác động đến 3 khía cạnh

Dễ quên

Thông thường, khi chúng ta xem các video và bài viết ngắn thường không suy nghĩ sâu sắc, lúc này chỉ cần sử dụng chức năng tư duy hời hợt, ở phần tư duy nông cạn.

Bộ não cũng giống như dạ dày, phải tiêu hóa trước khi có thể hấp thụ được. Nếu thông tin chỉ vào chứ không ra được, điều này dễ gây tắc nghẽn. Ngay cả khi có thông tin mới từ thế giới bên ngoài truyền vào, trẻ cũng không thể nhớ được mọi thứ.

Trẻ dùng điện thoại lâu dài dễ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Trẻ dùng điện thoại lâu dài dễ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Khả năng đưa ra quyết định kém

Ra quyết định là một trong những trách nhiệm chính của thùy trước trán. Nếu trẻ luôn kiểm tra điện thoại di động, quá nhiều thông tin rời rạc sẽ tràn vào não bạn, tạo ra phản ứng chậm hơn.

Ngoài ra khi sử dụng điện thoại lâu dài không có không gian để suy nghĩ độc lập, hay khả năng hình thành sự hiểu biết sâu sắc và có hệ thống về mọi thứ. Vì vậy, trẻ nghiện điện thoại thường dễ bị dẫn dắt bởi ý kiến của người khác, không có chính kiến riêng.

Tâm trạng không ổn định

Khi một người đang choáng váng, não đang ở trạng thái DMN và dường như không làm gì cả. Trên thực tế, não đang phân tích và sắp xếp thông tin.

Nếu trẻ thường xuyên chơi với điện thoại di động khi lẽ ra phải choáng váng, não sẽ không thể sắp xếp thông tin.

Kết quả của việc não bộ trở thành “ngôi nhà rác”, luôn trong trạng thái căng thẳng liên tục và không thể chuyển đổi giữa “làm việc” và “nghỉ ngơi”, dễ dẫn đến tâm trạng bất ổn, cáu kỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay là thời đại kỹ thuật số, công nghệ phát triển nhanh, bố mẹ không thể ngăn cản trẻ tìm hiểu những điều mới. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng không nên ngăn cấm, thay vào đó hãy hướng dẫn trẻ sử dụng hợp lý, đúng mục đích. Nếu có thể áp dụng phương pháp phù hợp, điều thoại thông minh có thể hỗ trợ trẻ học tập tốt hơn. 

Tâm trạng không ổn định, dễ cáu kỉnh.

Tâm trạng không ổn định, dễ cáu kỉnh.

Khác biệt lớn giữa trẻ thích chơi và trẻ không chơi thoại di động sau 10 năm - 5

Vậy bố mẹ nên làm gì nhằm giúp trẻ sử dụng điện thoại đúng cách?

Đặt điện thoại xuống và nói chuyện nhiều hơn với con

Bộ não có một thứ gọi là "tế bào thần kinh gương" bắt đầu hoạt động ngay khi một đứa trẻ được sinh ra.

Tính cách và thói quen của trẻ được hình thành dần dần thông qua việc học tập ngầm. Nếu muốn trẻ ít chơi điện thoại di động, cách hiệu quả nhất là hãy làm gương, dùng hành động để tác động một cách tinh tế.

Ngoài ra, bố mẹ nên chủ động trò chuyện với con về những chủ đề không liên quan đến việc học tập. Ví dụ “Con có mối quan hệ thân thiết nhất với bạn nào trong lớp?”, “Hôm nay con học được điều gì thú vị không” "Các hoạt động ngoại khóa ở trường thế nào?"

Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với con.

Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với con.

Khi nói về những chủ đề này, tâm hồn trẻ sẽ được thư thái, sẽ bày tỏ được những cảm xúc, suy nghĩ chân thật nhất.

Thông qua trò chuyện, bố mẹ có thể hiểu được những khó khăn hiện tại, cũng như điều trẻ quan tâm. Quan trọng hơn, khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự ủng hộ sâu sắc từ bố mẹ, mức độ chú ý đến điện thoại cũng sẽ giảm xuống. 

Giới hạn thời gian sử dụng

Điện thoại di động ngày nay có thể đặt giới hạn, tức là chỉ sử dụng quá thời gian các tính năng sẽ bị khóa. Nếu muốn chơi lại, trẻ phải nhập mật khẩu để mở khóa.

Tuy nhiên, trước khi ấn định thời gian sử dụng, bố mẹ cần thống nhất với trẻ có thể xem điện thoại bao nhiêu phút một ngày, hoặc những ngày nào trong tuần có thể xem.

Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất cho trẻ chơi điện thoại di động không quá 1 giờ mỗi ngày và không quá 30 phút mỗi lần.

Làm trống bộ não

Như đã đề cập, khi chúng ta ở trạng thái choáng váng, não sẽ chuyển sang chế độ DMN. Nếu trẻn thực sự muốn thư giãn, có thể ở trạng thái choáng váng trong vài phút. Lúc này, chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc nhìn ngắm dòng sông, cây cối phía xa, những tòa nhà, hoặc ngồi thiền.

Nhiều người coi việc sử dụng điện thoại di động là một cách thư giãn, nhưng thực tế lại làm tăng gánh nặng cho não, bởi ngay khi vuốt điện thoại, vô số văn bản và hình ảnh sẽ tràn vào não, dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi.

Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm hiểu thông tin từ sách.

Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm hiểu thông tin từ sách.

Khuyến khích trẻ vận động trí não

Ngày nay, khi mọi người gặp phải điều gì đó không hiểu, sẽ tìm kiếm thông tin trên Internet. Thực tế, theo các chuyên gia đầy là thói quen xấu, tuy tiện lợi nhưng nếu ít sử dụng chức năng "suy nghĩ sâu", não bộ dần giảm hoạt động.

Đặc biệt, đối với những đứa trẻ vẫn đang trong giai đoạn học tập, nếu mọi việc đều dựa vào Internet, chưa hình thành thói quen suy nghĩ độc lập, sẽ gặp khó khăn khi cần đưa ra quyết định trong tình huống nào đó.

Nếu trẻ gặp phải một vấn đề không hiểu, mẹ có thể khuyến khích trẻ tra từ điển, tìm hiểu thông tin từ sách. Điều này sẽ kích thích não bộ tích cực liên kết và nâng cao khả năng liên hệ, tư duy.

Khác biệt lớn giữa trẻ thích chơi và trẻ không chơi thoại di động sau 10 năm - 8

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh