Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực

Kiều Trang - Ngày 08/04/2023 09:31 AM (GMT+7)

Nhiều bậc bố mẹ ngày nay có thói quen sử dụng điện thoại khi đang ngủ cùng con, nhưng lại lơ là trước những hậu quả tiềm ẩn của thói quen này.

Trên thực tế, nhiều ông bố bà mẹ có thói quen sử dụng điện thoại khi đang ngủ cùng con, tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo thì đây không phải là một thói quen tốt.

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ sơ sinh cần ngủ trong một thời gian dài mỗi ngày, nhưng em bé rất dễ thức giấc khi không có người lớn bên cạnh, vì vậy bố mẹ phải thường xuyên ngủ cùng trẻ, dù là bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Để giết thời gian, nhiều ông bố bà mẹ đã chọn cách nằm lướt điện thoại.

Tuy nhiên, điều gì sẽ ảnh hưởng đến trẻ khi bố mẹ nằm lướt điện thoại ngay bên cạnh? Âm thanh, ánh sáng màn hình, sự bức xạ sẽ là những tác nhân tiềm ẩn, đe dọa đến sức khỏe của không chỉ bố mẹ, mà đặc biệt là những em bé sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển toàn diện.

Một bà mẹ (ở Trung Quốc) đang nằm cùng đứa con 6 tháng tuổi, dáng vẻ ngủ ngon của em bé trông thật đáng yêu. Thế nhưng tình huống ngay sau đó đã khiến bà mẹ ân hận suốt đời. Trong lúc bà mẹ lướt điện thoại thì đã vô tình làm tuột khỏi tay, đập trúng vào mặt và mắt của đứa bé. Ngay lập tức đứa trẻ khóc lớn, và đôi mắt của bé sưng lên trong một thời gian ngắn.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 2

Đôi mắt trẻ bị thương nặng, chỉ vì hành động mẹ dùng điện thoại và làm rơi trong lúc ngủ cùng con (Ảnh nhân vật cung cấp).

Lúc này, người mẹ vô cùng hoảng hốt, nhận ra tính nghiêm trọng của sự việc nên vội vã bế đứa trẻ đến bệnh viện. Đáng tiếc là sau khi thăm khám, bác sĩ lắc đầu, chẩn đoán nhãn cầu của cháu bé bị tổn thương nặng và vỡ dẫn đến mù lòa. Nghe được kết quả, người mẹ gục xuống đất khóc thảm thiết, "tôi không ngờ rằng một hành động sơ ý của mình lại hại con cả đời".

Mặc dù xác suất thiệt hại nghiệm trọng như tình huống này là rất hiếm, nhưng không có bất kỳ sự đảm bảo chắc chắn nào rằng nó sẽ không thể xảy ra. Trong nhiều trường hợp, bố mẹ sử dụng điện thoại di động khi đang ngủ với con cái, cũng đã vô tình gây nên những tác động tiêu cực khác nhau đến trẻ.

Đôi khi bố mẹ nghĩ rằng đứa trẻ đã ngủ, nhưng đó có thể chỉ là một sự ngụy trang vì sợ bị khiển trách, và thực tế là đứa trẻ vẫn thức vì bị thu hút bởi màn hình điện thoại của bố mẹ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em khi ngủ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố can thiệp từ bên ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, khiến não bộ luôn ở trạng thái hưng phấn, trực tiếp làm chậm thời gian đi vào giấc ngủ của trẻ.

Trên thực tế, liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động khi ngủ của trẻ, người lớn cần tập trung vào 4 điểm cốt lõi sau:

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 3

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 4

Ảnh hưởng của ánh sáng xanh màn hình điện thoại di động

Trong môi trường tối, ánh sáng rực rỡ của màn hình điện thoại di động sẽ đặc biệt gây chói mắt. Quan trọng hơn, màn hình điện thoại di động sẽ tạo ra ánh sáng xanh, đây là "mối đe dọa" lớn nhất đối với em bé.

Trước hết, ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết melatonin trong cơ thể con người. Cơ thể mỗi người đều sẽ có đồng hồ sinh học, giấc ngủ và thức dậy đều đặn, trong đó hormone tham gia vào quá trình này là melatonin. Khoa học đã chứng minh rằng, ánh sáng xanh có thể ức chế sự tiết melatonin, và màn hình của hầu hết các sản phẩm điện tử đều phát ra ánh sáng xanh.

Thứ hai, khi vuốt điện thoại, màn hình thường xuyên chuyển đổi, độ sáng cũng thay đổi liên tục, cùng với bức xạ ánh sáng xanh, trẻ cũng sẽ cảm nhận được sự kích thích ánh sáng trong khi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan cảm quang của trẻ, không có lợi cho hoạt động bình thường và phát triển tầm nhìn ở trẻ.

Vì vậy, đó là lý do tại sao, dù một số trẻ nhỏ rất ít khi xem điện thoại di động và tivi, cũng không sử dụng mắt quá nhiều, nhưng kiểm tra thị lực lại không lý tưởng. Trong số đó, có thể kể đến hậu quả của việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài, khi bố mẹ ngủ cùng con vào ban đêm.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 5

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại rất có hại cho đôi mắt của trẻ em.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 6

Nguy cơ tiềm ẩn của bức xạ điện thoại di động

Bức xạ từ điện thoại di động thực sự rất nhỏ, và không có dữ liệu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của nó đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta thường tin rằng, nếu có tiếp xúc ngắn hạn thì sẽ không có rủi ro và tác hại.

Nhưng nếu em bé tiếp xúc với nó trong một thời gian dài (chẳng hạn như mỗi đêm, trong vài giờ), thì hậu quả sẽ khác. Đặc biệt là tại thời điểm điện thoại di động kết nối tín hiệu, bức xạ là mạnh nhất. Ảnh hưởng của bức xạ có thể nghiêm trọng hơn, nếu khoảng cách càng gần đầu của em bé.

Trẻ sơ sinh chưa đầy 1 tháng tuổi, các cơ quan khác nhau trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, tiếp xúc lâu dài với bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, hoặc sự sinh trưởng và phát triển của các cơ quan khác trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu em bé tiếp xúc với bức xạ điện từ cao trong thời gian dài sẽ làm thay đổi máu, bạch huyết và nguyên sinh chất của tế bào, đồng thời làm tăng tỷ lệ thiểu năng trí tuệ và bệnh bạch cầu.

Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng hết sức để kiểm soát sự tiếp xúc gần gũi của con mình với các sản phẩm điện tử. Thay vào đó, nên cho trẻ ra ngoài phơi nắng và chơi các trò chơi khi nhiệt độ thích hợp, như vậy thì có thể giảm tác động của bức xạ một cách hiệu quả.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 7

Trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với bức xạ điện từ cao, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 8

Ảnh hưởng của người dùng điện thoại đến giấc ngủ của trẻ

Những người thích lướt điện thoại khi ngủ vào ban đêm, có lẽ sẽ thường xuyên bị tê tay và đau cổ. Như đã đề cập ở trên, nếu điện thoại rung và va vào bé, có thể gây nên những hậu quả nặng hoặc nhẹ, thậm chí dù không bị thương, nhưng cũng dễ khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi.

Khi vuốt điện thoại, nếu giữ nguyên một tư thế quá lâu, người lớn phải cử động tay, duỗi chân và lật người để đỡ mỏi. Nếu kiểm soát không tốt, cử động quá nhiều sẽ đánh thức trẻ đang ngủ, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Ngoài ra còn có một số yếu tố "không thể kiểm soát", chẳng hạn như người mẹ sử dụng tai nghe Bluetooth để xem phim truyền hình, nhưng tai nghe đột nhiên hết điện, và tay của mẹ vô tình chạm vào màn hình khiến âm thanh phát ra bên ngoài. Điều này đã khiến em bé nằm bên cạnh giật mình tỉnh giấc, sợ hãi khóc rống lên.

Một lần khác, người mẹ đang xem một video hài hước, đã không thể nhịn được cười, liền ôm chặt chăn vào lúc nửa đêm. Lúc sau khi kéo chăn ra, phát hiện đứa con đã ngồi dậy, mở to hai mắt nhìn mẹ và hỏi: "Mẹ, mẹ bị sao vậy ạ?"

Trong nhiều trường hợp, dù trẻ đã ngủ nhưng nếu bố mẹ không ngủ, trẻ rất có thể sẽ bị ảnh hưởng và ngủ không ngon giấc bởi những hành động của bố mẹ. Vì vậy, vì sức khỏe và giấc ngủ con, bố mẹ nên tập thói quen đi ngủ sớm.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 9

Đứa trẻ có thể vì âm thanh hoặc ánh sáng phát ra từ điện thoại, khiến giấc ngủ bị phá vỡ.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 10

Ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý trẻ

Nhiều bậc bố mẹ phàn nàn rằng, con cái thích chơi điện thoại di động và nghiện các sản phẩm điện tử từ nhỏ, và trẻ không chịu nghe bất kỳ lời thuyết phục nào. Trên thực tế, nhiều khi đó là do bố mẹ làm gương sai cho con cái.

Bố mẹ cứ thử tưởng tượng, khi rảnh rỗi, bố mẹ thường dành hầu hết thời gian chỉ để xem điện thoại hoặc tivi, thì làm sao có thể yêu cầu con cái tránh xa điện thoại di động? Hành vi của người lớn luôn ảnh hưởng đến trẻ em, và trẻ sẽ tán thành hành vi này trong tiềm thức, cũng như rất quan tâm đến nó.

Hơn nữa, lượng lớn nội dung và luồng thông tin trong điện thoại di động sẽ tác động rất lớn đến trẻ em và khiến trẻ vô cùng tò mò, thích thú. Vì vậy, nếu không có gì thú vị hơn thu hút trẻ thì điện thoại di động sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Nếu trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng, không có lợi cho sự phát triển chiều cao. Hơn nữa, trẻ có chất lượng giấc ngủ kém sẽ dễ cáu kỉnh, quấy khóc thường xuyên, về lâu dài sẽ cản trở và hạn chế sự phát triển nhân cách của trẻ.

Suy cho cùng, việc dỗ em bé ngủ để bố mẹ chơi điện thoại, vốn dĩ không được bỏ qua những tác động tiêu cực đối với trẻ. Các chuyên gia, bác sĩ khuyên tất cả các bậc bố mẹ hãy biết kiềm chế, tạo cho bản thân và con cái một giấc ngủ ngon và lành mạnh, hình thành thói quen sống tốt và làm gương tích cực cho con cái.

Tất nhiên, nếu trong tình huống bố mẹ thực sự cần sử dụng điện thoại, bố mẹ nên rời khỏi giường của trẻ và di chuyển đến một vị trí khác gần đó, rồi tiếp tục công việc của mình.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực - 11

Nếu bố mẹ sử dụng điện thoại thường xuyên trước mặt trẻ, bé sẽ noi gương theo thói quen xấu này.

Bố mẹ phát hiện con trai lấy trộm 70 nghìn, chuyên gia Hãy nói với trẻ đây là hành vi xấu, đừng nói nhân cách con xấu
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những chia sẻ đầy bổ ích và thú vị dành cho bố mẹ, khi đối diện với những hành vi ăn cắp vặt của trẻ.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách