Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn

Thi Thi - Ngày 24/07/2023 10:23 AM (GMT+7)

Dưới đây là 3 câu nói phổ biến, các chuyên gia khuyên bố mẹ hạn chế nói bởi có thể gây tổn thương trong tâm trí trẻ.

Trẻ nhỏ giống như những trang giấy trắng, sẵn sàng được viết và tô màu bởi phương pháp giáo dục và nuôi dạy của bố mẹ, giáo viên và trường học. Thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng để trẻ học hỏi và hình thành những thói quen và tính cách riêng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này việc con liên tục nghe những lời tiêu cực sẽ gây tổn thương và hình thành tính cách tự ti, buồn chán và khó khăn trong việc đạt được thành công trong tương lai. 

Dưới đây là 3 câu nói phổ biến trong việc bố mẹ thể hiện tình yêu thương không đúng cách, các chuyên gia khuyên bố mẹ hạn chế nói bởi có thể gây tổn thương trong tâm trí trẻ, ảnh hưởng đến việc học và chất lượng cuộc sống sau này.

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 2

"Con dốt thế, bài dễ như vậy mà không làm được"

Nhiều phụ huynh trong lúc giận dữ thường nói ra những lời như vậy, cho rằng đó chỉ là một cách xử lý tạm thời nhưng không nhận ra được tác hại sâu xa của những lời nói này đến tâm lý của con. Nếu thường xuyên nghe câu này, trẻ cũng nhận thấy bản thân học tập, không có trình độ, khả năng hoặc thông minh đủ để hoàn thành một bài tập đơn giản.

Đôi khi, việc nói ra câu này chỉ để giải tỏa sự bực tức, sử dụng quyền lực của người lớn để đối xử với con trẻ một cách bất công. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là làm tổn thương lòng tự trọng và sự tự tin của con, đồng thời khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và không được yêu thương.

Thay vì nói ra những lời chỉ trích, bố mẹ nên bình tĩnh lại và đặt mình vào vị trí của con trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Việc giáo dục con là một quá trình dài và cần sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu và cố gắng từ cả bố mẹ và con trẻ.

Bố mẹ có thể thay đổi cách nói theo hướng tích cực, ví dụ "Con có cần thêm thời gian để giải bài tập này không?" hay "Con cứ hỏi nếu cần bố mẹ hỗ trợ để hoàn thành bài tập nhé!". Việc thay đổi cách nói sẽ giúp bố mẹ và trẻ nhìn nhận vấn đề theo hướng lành mạnh, thoải mái hơn, hạn chế việc tạo áp lực tâm lý đối với trẻ.

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 3

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 4

 "Con làm chị mà không giỏi bằng em"

So sánh giữa các con cái trong gia đình có thể được coi là một cách để thúc đẩy sự cạnh tranh và cố gắng hơn, nhưng thực tế lại cho thấy việc này gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Thứ nhất, điều này làm con cảm thấy tự ti, thất vọng vì không thể đáp ứng được yêu cầu của bố mẹ. Thứ hai, dễ làm rạn nứt mối quan hệ giữa các con trong gia đình.

Bố mẹ cần nhận ra rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có năng lực, phẩm chất và tính cách khác nhau. Điều quan trọng là tìm ra sở thích, niềm đam mê của con và hướng dẫn con phát triển tài năng của mình. Việc so sánh giữa các con là không hợp lý, không nên lấy ai làm hình mẫu và ép con phải theo đuổi điều không phù hợp với bản thân.

Thay vào đó, bố mẹ nên tôn trọng sở thích và niềm đam mê, khuyến khích con phát triển tài năng của mình. Hãy là người truyền cảm hứng, tạo động lực để con luôn cố gắng phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Thay vì sử dụng câu nói trên, bố có thể sử dụng các câu nói sau để khuyến khích con một cách tích cực, ví dụ "Dù chưa đạt kết quả tốt nhất, nhưng chị cũng cố gắng rồi, con cũng nên học hỏi từ chị nhé!" hay "Chị và em hãy học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển tài năng của mình".

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 5

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 6

"Không hiểu sao mẹ lại sinh ra một đứa như con"

Nhiều phụ huynh có những kỳ vọng và tình yêu thương đối với con từ khi con mới chào đời. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ trên con đường trưởng thành của mình sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có thể gặp khó khăn và thất bại. Nếu bố mẹ trách móc, chỉ trích nhưng không đưa ra định hướng và lời khuyên phù hợp, con sẽ cảm thấy tự ti và thiếu tự tin khi đương đầu với thách thức từ bên ngoài.

Trẻ nghe câu nói này thường xuyên sẽ cảm giác bản thân bị thất bại, không được người thân quan tâm và tôn trọng, thấp kém so với anh em. Thực tế, bố mẹ giỏi không có nghĩa là con phải như vậy và ngược lại.

Thay vì chỉ trích và quở trách, bố mẹ nên tìm cách động viên, định hướng và giúp con phát triển tốt nhất khả năng của mình. 

Bố mẹ có thể thay thế bằng những câu sau, "Con là niềm tự hào của mẹ và mẹ luôn tin tưởng vào khả năng của con" hay  "Mẹ biết rằng con đang trải qua những khó khăn, mẹ sẽ luôn ủng hộ và giúp con vượt qua".

Mẹ vì muốn con cố gắng mà nói 3 câu này, là sai lầm khiến trẻ học hành giảm sút, tâm lý bất ổn - 7

Trẻ có 3 kiểu ngủ ngụ ý trí não đang âm thầm phát triển, chỉ số IQ tăng tự nhiên mỗi ngày
Khi trẻ ngủ, nếu xuất hiện 3 tư thế ngủ này, nghĩa là não của trẻ đang hoạt động với tốc độ tốt, chỉ số IQ của trẻ sau này có thể sẽ rất cao.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con