Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý

Thi Thi - Ngày 05/06/2024 12:54 PM (GMT+7)

Việc trẻ kìm nén, phớt lờ cảm xúc của chính mình, thay vào đó quan tâm, quá chú ý đến cảm xúc của người khác là những biểu hiện của tính cách thích chiều lòng.

Theo các chuyên gia, nếu trẻ quá ngoan ngoãn thì chưa hẳn là điều tốt. Khi một đứa trẻ nghe theo bất cứ điều gì bố mẹ nói, điều đó có nghĩa là đứa trẻ không có ý tưởng riêng. 

Trong khi đó, từ góc độ tâm lý học, những đứa trẻ biết phản bác thường được xem khỏe mạnh về mặt tâm lý, nghĩa là trẻ có chính kiến ​​riêng và có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.

Quay lại với đứa trẻ luôn vâng lời, khi thường xuyên bị quát mắng, trẻ sẽ quen với việc đó và có thể trở thành người bị bắt nạt khi lớn lên. Trẻ có xu hướng làm mọi thứ để làm hài lòng người khác mà quên cách yêu chính mình.

Nếu nhận thấy con mình bộc lộ rõ 2 kiểu tính cách sau đây khi la mắng, bố mẹ nên xem lại phương pháp giáo dục cho phù hợp hơn. 

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 1

2 kiểu tính cách trẻ ngoan thường bộc lộ sau khi bị quát mắng, bố mẹ nên lưu ý

Sau khi trẻ bị quát mắng, trẻ không tức giận mà còn an ủi bố mẹ

Nếu trẻ bị phê bình, giáo dục, nhưng không tức giận mà còn đến an ủi: “Mẹ ơi, tất cả là lỗi của con, mẹ đừng tức giận…”

Có thể sau khi nghe điều này, chúng ta thực sự sẽ không tức giận và cảm thấy trẻ rất ngoan, biết đồng cảm, nhưng đây chính xác là bằng chứng cho thấy trẻ đang gặp vấn đề nào đó, bố mẹ nên chú ý hơn.

Bởi theo các chuyên gia, mỗi người đều có những cảm xúc riêng. Việc trẻ kìm nén, phớt lờ cảm xúc của chính mình, thay vào đó quan tâm, quá chú ý đến cảm xúc của người khác là những biểu hiện của tính cách thích chiều lòng.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 2

Trẻ không dám từ chối mọi yêu cầu

Một số trẻ tỏ ra rất ngoan ngoãn, luôn vâng lời trong mọi trường hợp.

Khi trẻ luôn chấp nhận những yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện thì đây có thể không phải là một hiện tượng tốt. Việc trẻ lo lắng sự phản kháng của mình sẽ gây ra mâu thuẫn, đó cũng là dấu hiệu của sự thiếu tự tin vào bản thân. Lâu dần trẻ quen với việc làm hài lòng bạn cùng lớp, bạn bè và giáo viên...

Về sau, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, dần mất đi khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách độc lập, thậm chí ngại bày tỏ nhu cầu và cảm xúc thực sự của mình.

Để giúp trẻ hình thành khả năng tự nhận thức lành mạnh, điều quan trọng là hướng dẫn trẻ trở nên độc lập, tự chủ và tự tin để đạt được thành công và sống một cuộc sống hạnh phúc.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 3

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 4

3 phương pháp giúp trẻ trở nên tự tin, ngoan nhưng biết yêu thương bản thân

Hãy khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc 

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ không nên vội chỉ trích mà nên nói với con rằng: "Ý kiến và cảm xúc của con đều quan trọng như nhau. Bố mẹ sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng". Vì vậy, bố mẹ cần nuôi dạy con cái có chính kiến và dám bày tỏ tình cảm.

Trẻ em thường bị đối xử như những người nhỏ tuổi và kém hiểu biết, nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ, cảm nhận và kinh nghiệm riêng, và tất cả những điều đó đều đáng được lắng nghe và tôn trọng.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 5

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn chứ không phải phát ra những lời trách mắng. Hãy lắng nghe ý kiến của trẻ, cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm, và giúp con tìm ra cách khắc phục. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ tự tin hơn trong việc bày tỏ suy nghĩ.

Khi trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường tôn trọng và cảm thông, sẽ dần hình thành ý thức, nhân cách và khả năng thể hiện bản thân. 

Hãy dạy con cách từ chối một cách thích hợp

Khi trẻ đã có dấu hiệu của tính cách "người tốt", hãy hướng dẫn trẻ cách từ chối người khác.

Hãy dạy trẻ rằng sự từ chối không có nghĩa là thiếu tôn trọng hay làm tổn thương người khác, mà là thể hiện suy nghĩ và nhu cầu của bản thân.

Đồng thời, trẻ cũng nên được dạy cách từ chối yêu cầu của người khác một cách lịch sự và tôn trọng.

Trẻ em thường được dạy phải luôn biết nhường nhịn và làm theo ý người lớn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc trẻ mất đi sự tự chủ, khó từ chối những yêu cầu không hợp lý, trở nên dễ bị lợi dụng.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 6

Vì vậy, việc hướng dẫn trẻ cách từ chối một cách lịch sự là rất quan trọng. Ví dụ, trẻ có thể nói: "Em rất tiếc, nhưng em không thể làm việc này vào lúc này. Em sẽ cố gắng giúp vào lần sau." Hoặc "Cám ơn anh đã mời, nhưng em không thể tham gia được." Như vậy, trẻ vừa thể hiện ý kiến của mình, vừa bày tỏ sự tôn trọng với người khác.

Việc học cách từ chối một cách lịch sự sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong các mối quan hệ, và cũng tránh được những tình huống khó xử khi bị ép buộc làm điều không muốn.

Sự hỗ trợ và tin tưởng của bố mẹ giúp trẻ tự tin đương đầu khó khăn

Nếu muốn nuôi dạy một đứa trẻ tự tin và lạc quan, trước hết hãy thiết lập một bầu không khí gia đình thoải mái và dân chủ.

Trong một gia đình, con cái cũng là thành viên quan trọng. Khi có chuyện gì xảy ra ở nhà, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình ra quyết định, để thể cảm nhận được giá trị và ảnh hưởng của chính mình.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 7

Điều này có thể nâng cao sự tự tin và khả năng tư duy độc lập của trẻ.

Khi trẻ gặp khó khăn, bố mẹ nên dành cho con sự hỗ trợ và tin tưởng đầy đủ. Hãy cho trẻ biết rằng cho dù đưa ra quyết định như thế nào, bố mẹ cũng sẽ ủng hộ chúng và tin tưởng vào khả năng của con.

Trẻ là một cá thể độc lập và bố mẹ nên tôn trọng tính cách, cũng như nhu cầu để trẻ dần trở thành một con người tự tin, khỏe mạnh và độc đáo.

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 8

Nếu sau khi bị mắng con cư xử theo 2 kiểu này, không phải ngoan mà có thể đứa trẻ đang gặp vấn đề tâm lý - 9

5 quy tắc vàng nuôi dưỡng đứa trẻ tự tin, mạnh mẽ, gặp khó khăn không bỏ cuộc
Việc nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ cần có những phương pháp khoa học, bố mẹ có thể tham khảo 5 cách sau đây.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời