Phương pháp nuôi dạy con thành người tài năng đơn giản mà hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo.
Tất cả chúng ta đều muốn nuôi dưỡng và giáo dục những đứa trẻ tài năng, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để trẻ trưởng thành một cách lành mạnh, suôn sẻ và thực sự đạt được những thành quả tốt đẹp.
Để đạt được điều này, vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Việc áp dụng phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ tạo ra những tác động sâu sắc, lâu dài đến sự hình thành và trưởng thành.
Trở thành người giúp đỡ trẻ khi cần
Đối với trẻ, luôn cần một người giúp đỡ có thể nâng cao sự tự tin. Vì vậy, trong mối quan hệ với con cái, bố mẹ được khuyên hãy trở thành người giúp đỡ.
Bởi khả năng của trẻ ảnh hưởng lớn từ cách bố mẹ nhìn nhận. Nếu bố mẹ luôn đánh giá thấp, phủ nhận khả năng hay qua nói rằng “Con không thể làm được”, sẽ vô tình làm giảm sự tự tin ở trẻ.
Trở thành người giúp đỡ trẻ khi cần.
Trong khi đó, nếu bố mẹ trở thành người hướng dẫn khi trẻ gặp vấn đề, về cơ bản có thể nuôi dưỡng ý thức về thành tích và trách nhiệm ở trẻ.
Tâm lý học tin rằng nhu cầu cao nhất của một người là tự hiện thực hóa. Việc áp dụng lý thuyết này vào giáo dục cũng vậy. Cảm giác được cần đến là nhu cầu cao nhất để trẻ nhận thức bản thân mình, là "nguồn dinh dưỡng" mà trẻ cần nhất để phát triển sự tự tin.
Bố mẹ nên nói lời cảm ơn con, thay vì lời chỉ trích
Một chuyên gia đưa ra lập luận mang tính giáo dục mới mẻ: “Thà cảm ơn trẻ còn hơn là khuyến khích. Động viên là rèn luyện thói quen làm việc, còn lòng biết ơn là trau dồi nhân cách cho trẻ”.
Theo vị chuyên gia này, nếu bố mẹ nói lời "cảm ơn" đúng lúc sẽ là điều may mắn cho con trưởng thành.
Bố mẹ nên nói lời cảm ơn con, thay vì lời chỉ trích.
Hầu hết trong chúng ta đều có xu hướng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Nếu muốn trẻ luôn giữ thái độ tích cực, vui vẻ thì bố mẹ cũng nên học cách "cảm ơn" con.
Bất cứ nơi nào trẻ đạt được tiến bộ nhờ nỗ lực của mình, hãy cảm ơn về khía cạnh đó. Khi trẻ biết rằng những nỗ lực của mình có giá trị và có ý nghĩa, sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn theo hướng đó.
Cho phép trẻ phạm sai lầm và thất bại
Phạm sai lầm là một dạng trưởng thành. Mọi đứa trẻ mắc sai lầm đều mong bố mẹ có thể đứng về phía mình thay vì cằn nhằn, chỉ trích.
Mọi người đều mắc sai lầm, và trẻ em cũng không ngoại lệ. Điều quan trọng là trẻ có học được khả năng và lòng dũng cảm để giải quyết vấn đề khi mắc lỗi hay không.
Cho phép trẻ phạm sai lầm và học cách vượt qua thất bại.
Vì vậy, nếu muốn trẻ trở nên tốt hơn, việc cho phép con mắc sai lầm và chấp nhận sự không hoàn hảo của mình là bước quan trọng nhất.
Sự bao dung của bố mẹ cũng sẽ mang lại tâm lý tương đối ổn định cho con. Sau đó, hướng dẫn trẻ sửa chữa lỗi lầm, cho đến khi nắm vững được nhiều kinh nghiệm để giúp bản thân phát triển tốt hơn.
Nuôi dưỡng hoài bão và có mục tiêu sống
Việc trẻ có thể đạt được những thành tựu xuất sắc hay không ảnh hưởng nhiều vào lý tưởng và tham vọng tạo ra cho bản thân. Lý tưởng và tham vọng đôi khi là động lực vô hình thúc đẩy trẻ phấn đấu, vươn lên.
Trẻ em càng có những lý tưởng và tham vọng lớn, càng có động lực để vượt qua chính mình, để chinh phục những đỉnh cao mới. Một trái tim rực cháy với ước mơ, tâm hồn đầy khát vọng chính là những nền tảng vững chãi để trẻ em phát triển, không ngừng trưởng thành.
Nuôi dưỡng hoài bão và có mục tiêu sống.
Chính vì vậy, bố mẹ cần khơi dậy, nuôi dưỡng và hun đúc những ước mơ, hoài bão trong trẻ. Khi được sống trong một trường tràn đầy cảm hứng và động lực, trẻ có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Cốt lõi của một gia đình là khuyến khích trẻ thể hiện sự liều lĩnh trong mục tiêu của mình, nếu nói rằng “Con có thể” và tự nhủ “Sớm hay muộn con sẽ tiến bộ” cũng là cách để giúp trẻ phát triển bản thân.
Mỗi đứa trẻ đều như một bông hoa kỳ diệu, khi được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách, sẽ nở rộ thành những bông hoa tuyệt đẹp. Vì vậy, bố mẹ hãy kiên nhẫn, tin tưởng và luôn dõi theo, sẵn sàng hỗ trợ để trẻ có thể khẳng định được bản thân.