Những đứa trẻ lớn lên nhanh chóng thành công thường do được 3 kiểu bố mẹ này nuôi dạy

Thi Thi - Ngày 01/03/2024 10:24 AM (GMT+7)

Phụ huynh thông thái thường biết cách nuôi dạy con với phương pháp phù hợp, tạo động lực, niềm tin để trẻ phát triển lành mạnh.

Trong xu hướng nuôi dạy con hiện nay, nhiều phụ huynh đã thay đổi phương pháp giáo dục, không chỉ chú trọng nuôi dưỡng tính tự lập, mà còn biết cách tránh cằn nhằn, không truyền lo lắng, cho phép con trưởng thành qua thử thách và sai sót...

Nhiều chuyên gia giáo dục đã đúc kết ra rằng, những đứa trẻ lớn lên nhanh chóng thành tài thường do được 3 kiểu bố mẹ này nuôi dạy

Những đứa trẻ lớn lên nhanh chóng thành công thường do được 3 kiểu bố mẹ này nuôi dạy - 1

Bố mẹ không cằn nhằn 

Trong quá trình nuôi dưỡng con, không ít phụ huynh đã rơi vào cảnh nhầm lẫn rằng cằn nhằn là một cách thể hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, thực tế là cằn nhằn chỉ đơn giản là nói điều gì đó mà không có mục đích, có thể là những lời chỉ trích, phê phán hoặc cả những lời nói vô nghĩa. Việc cằn nhằn quá nhiều có thể gây tổn thương cho bộ não non nớt của trẻ và phá hủy ham muốn tự nhiên của con trong quá trình học hỏi và phát triển.

Nghiên cứu khoa học cho thấy vỏ não trước trán có liên quan chặt chẽ đến khả năng tự kiểm soát. Vỏ não trước trán trước 14 tuổi đặc biệt nhạy cảm với căng thẳng và sẽ ngay lập tức ngừng hoạt động khi bị đe dọa. Việc cằn nhằn quá mức có thể khiến não bộ quen với việc né tránh căng thẳng, khiến trẻ không sẵn sàng chấp nhận thử thách trong trường học và cuộc sống.

Hạn chế cằn nhằn là cách tốt để bảo vệ sự phát triển trí não của trẻ.

Hạn chế cằn nhằn là cách tốt để bảo vệ sự phát triển trí não của trẻ.

Vì vậy, những bậc phụ huynh kiểu này biết cách bỏ đi sự cằn nhằn và cho con mình nhiều quyền tự chủ hơn. Họ hiểu rõ tác dụng phụ của việc cằn nhằn đối với trẻ, không những không kích thích được sự nhiệt tình mà còn có thể khiến trẻ phát triển tâm lý nổi loạn.

Bằng cách tạo ra một môi trường yên tĩnh và nhẹ nhàng, những bậc phụ huynh như vậy sẽ bảo vệ sự phát triển trí não của con mình, cho phép trẻ suy nghĩ tập trung hơn và tạo động lực cho bản thân.

Những đứa trẻ lớn lên nhanh chóng thành công thường do được 3 kiểu bố mẹ này nuôi dạy - 3

Không truyền sự lo lắng cho con

Một triết gia đã từng nói: “Giáo dục thành công là giảm thiểu sự áp bức của bố mẹ đối với con cái, và để trẻ phát huy tài năng của bản thân”. Đây là quan niệm cốt lõi của kiểu bố mẹ thứ hai.

Khi những bậc phụ huynh này đối mặt với sự lo lắng của chính mình, họ không lây sang con cái sự lo lắng này mà thay vào đó, để con mình tự mình đối mặt với những áp lực của cuộc sống và nuôi dưỡng khả năng khám phá độc lập bằng cách buông bỏ.

Nhiều phụ huynh nuôi dưỡng khả năng khám phá độc lập cho trẻ bằng cách buông bỏ.

Nhiều phụ huynh nuôi dưỡng khả năng khám phá độc lập cho trẻ bằng cách buông bỏ.

Sự lo lắng của bố mẹ đôi khi được thể hiện qua việc can thiệp quá mức vào việc học tập, sở thích của con… Để con không mắc phải sai lầm giống mình, một số phụ huynh có thể sắp xếp thời gian học ngoài giờ quá mức, hoặc ép con chọn những sở thích mà mình cho là đúng. Cách tiếp cận như vậy không chỉ tước đi cơ hội suy nghĩ độc lập, mà còn có thể khiến trẻ mất đi hứng thú học tập.

Ngược lại, những bậc bố mẹ kiểu này lại biết cách để con đối mặt với những lựa chọn của chính mình, từ đó trau dồi khả năng giải quyết vấn đề. Họ hiểu rằng những khó khăn, thử thách trong cuộc sống là không thể tránh khỏi và trẻ cần học cách đương đầu một cách độc lập.

Bằng cách này, trẻ dần phát triển khả năng đối mặt với áp lực khi lớn lên, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và có động lực bên trong mạnh mẽ hơn.

Những đứa trẻ lớn lên nhanh chóng thành công thường do được 3 kiểu bố mẹ này nuôi dạy - 5

Cho trẻ sự độc lập và lựa chọn, đồng thời để con trưởng thành qua thử thách và sai sót

Chu Yijun từng nói: “Vai trò của con cái và bố mẹ luôn bị đặt nhầm chỗ”, điều này có nghĩa là phụ huynh thường quá mong muốn truyền lại kinh nghiệm sống cho con, mà bỏ qua quyền được trải nghiệm và tự mình quyết định. Tuy nhiên, kiểu bố mẹ thứ ba này hiểu rằng việc cho con cái sự độc lập và lựa chọn là chìa khóa để phát triển động lực bản thân.

Bố mẹ sẽ không can thiệp quá mức vào sự lựa chọn, mà sẽ tôn trọng mong muốn và cho phép trẻ có nhiều quyền tự chủ hơn trong cuộc sống. Dù là chọn trường, chọn lớp hay những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ sẽ cho con mình đủ không gian để đưa ra quyết định. Bằng cách này, trẻ học được kinh nghiệm sống thông qua việc thử và sai và dần dần trở nên tự lập.

Bố mẹ sẽ không can thiệp quá mức vào sự lựa chọn, mà sẽ tôn trọng mong muốn của con.

Bố mẹ sẽ không can thiệp quá mức vào sự lựa chọn, mà sẽ tôn trọng mong muốn của con.

Khái niệm giáo dục này tương tự như "giáo dục chăn cừu", cho phép trẻ đối mặt trước nhiều thử thách khác nhau trong cuộc sống bằng cách giao phó quyền lực. Điều này không phải để trẻ thuận buồm xuôi gió, mà là để trẻ học cách chèo thuyền trong gió và sóng nhằm rèn luyện phẩm chất kiên trì.

Đặc điểm chung của ba kiểu phụ huynh trên là hiểu rằng con cái cần một môi trường tương đối tự do và thoải mái để phát triển. Họ nuôi dưỡng động lực tự lái bên trong, bằng cách giảm bớt sự cằn nhằn, không truyền lo lắng và cho trẻ quyền được lựa chọn.

Quan niệm giáo dục này giúp trẻ duy trì động lực học tập và cuộc sống lâu dài, khi lớn lên thường trở thành nhóm người có triển vọng, dễ thành công trong xã hội.

Mẹ thông minh tận dụng 3 thời điểm để dạy con, không cần đòn roi trẻ vẫn ngoan nghe lời
Các chuyên gia gợi ý, bố mẹ lựa chọn thời điểm thích hợp để giáo dục cũng là lợi thế để trẻ dễ tiếp thu và ngoan hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm