Dạy con làm chủ cảm xúc "biết kiên nhẫn, biết từ bỏ", đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời

Kiều Trang - Ngày 06/04/2023 15:50 PM (GMT+7)

Khả năng tự kiểm soát, tính tự chủ là một trong những kỹ năng mà trẻ rèn luyện càng sớm, thì sẽ càng tốt cho tương lai về sau.

2, 3 tuổi là giai đoạn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời của một đứa trẻ, lúc này trẻ sẽ phải đối mặt với những "vấn đề kỷ luật" lần lượt xuất hiện. Nhiều phụ huynh thở dài: "Con tôi rất thông minh, nhưng đứa trẻ không thể ngồi yên và thường mất tập trung, nên rất khó để dạy?"

Trên thực tế, đây là biểu hiện của sự thiếu tự chủ của trẻ. Tự chủ là hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong cơ thể, trong số các hoạt động của não bộ. Khả năng tự kiểm soát của trẻ ảnh hưởng đến hành vi và thành tích, mục tiêu đạt được.

Giáo sư Angela Duckworth, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã tiến hành quan sát toàn diện trẻ em thông qua cuộc thi đánh vần quốc gia, đồng thời phân tích sâu sắc nhiều nhân vật kiệt xuất ở Hoa Kỳ, và cuối cùng đưa ra kết luận: "Tự chủ là chìa khóa cho tương lai của trẻ em, nó không được sinh ra, mà có được nhờ quá trình rèn luyện".

Ví dụ, đối với hai đứa trẻ đều là học sinh, một đứa có thể kiểm soát bản thân và chơi sau khi làm xong bài tập, trong khi đứa trẻ kia không kiểm soát được bản thân và nghịch điện thoại di động trước khi làm xong bài tập. Vậy trong hai đứa trẻ, ai sẽ là người có nhiều khả năng thành công hơn?

Như Angela Duckworth đã nói, khả năng tự kiểm soát của trẻ em không phải bẩm sinh đã có sẵn, mà hầu hết các trường hợp đều cần đến sự can thiệp của bố mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy nắm bắt giai đoạn rèn luyện tính tự chủ quan trọng này trước 3 tuổi, sẽ rất có lợi cho tương lai về sau của trẻ.

Theo các nghiên cứu, 3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của vỏ não, sau giai đoạn này đồng nghĩa với việc bố mẹ khó có thể nâng cao giới hạn trên của sự phát triển khả năng tự kiểm soát ở trẻ. Và 3 tuổi là thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ, khả năng tự nhận thức được nâng cao, tâm lý nổi loạn bắt đầu xuất hiện, hơn nữa có những thời kỳ trẻ bướng bỉnh và nhạy cảm, hiệu quả của việc rèn luyện tính tự chủ cơ bản sẽ kém đi rất nhiều.

Đó là lý do mà trước khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ nên huấn luyện cơ bản về tính tự chủ cho trẻ, bằng cách tập trung vào hai khía cạnh: cho trẻ học cách từ bỏ và cho trẻ học cách kiên nhẫn. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này? Các chuyên gia đã gợi ý 4 phương pháp để bố mẹ có thể tham khảo và thực hiện trong quá trình giáo dục trẻ.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 2

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 3

Cố gắng "thương lượng các điều khoản" với con

"Nói về các điều kiện" với trẻ em có tác dụng tương tự như "sự hài lòng bị trì hoãn", và nó là một phương pháp đào tạo tương đối quan trọng. Nhưng hãy chú ý đến cái gọi là “sự hài lòng bị trì hoãn”, phần lớn đề cập đến mức độ vật chất chứ không phải sự thỏa mãn về tình yêu thương giữa bố mẹ và con cái.

Ví dụ, một đứa trẻ thường ăn một bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, nhưng một ngày nào đó đột nhiên muốn ăn trước bữa chính. Sau đó, bố mẹ có thể thương lượng các điều kiện với con cái của mình:

Ăn vặt bây giờ sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn chính. Và sau khi con ăn xong, sẽ không có đồ ăn nhẹ vào buổi chiều, vì vậy bố mẹ chỉ có thể kể cho con nghe một câu chuyện. Mẹ có thể thưởng cho con thêm một hoặc hai câu chuyện nữa nếu con có thể kiên nhẫn thực hiện đúng chế độ ăn uống trước đó, mà không phá vỡ nó.

Khi nói về hoàn cảnh với con cái, bố mẹ cần chú ý hai điểm:

- Một là thời gian, trẻ không có khái niệm mấy giờ, bao nhiêu phút,... vì kiến thức còn hạn chế ở giai đoạn này. Nhưng bố mẹ có thể dùng đồng hồ cát để tính thời gian, hoặc trước bữa trưa, trước khi đi ngủ và những thời điểm khác mà trẻ có thể hiểu được.

- Thứ hai là phần thưởng, khác với phần thưởng cho thành tích tốt hàng ngày, phần thưởng ở đây tốt nhất nên trao cho trẻ, nếu không “phần thưởng” sẽ mất đi ý nghĩa, trẻ có thể cảm thấy bị “lừa dối”.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 4

Để rèn luyện tính tự chủ cho trẻ, bố mẹ nên bắt đầu từ việc thương lượng các điều khoản cần tuân thủ với trẻ.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 5

Tùy chỉnh các quy tắc và kế hoạch với con 

Những gì trẻ em muốn nhưng không thể có được ngay, thường trẻ sẽ tìm mọi biện pháp để đạt được nó, bằng cách khóc hoặc thậm chí lăn lộn. Đó là tâm lý bình thường của trẻ trong tình huống này. Nhưng nếu đứa trẻ làm điều trên mọi lúc mọi nơi, hoặc thậm chí coi đó là điều hiển nhiên, thì vấn đề sẽ nằm ở việc dạy con tính kỷ luật của bố mẹ.

Đây là hậu quả khi bố mẹ không xây dựng cho con những quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Ví dụ như một đứa trẻ khóc lóc ầm ĩ trong trung tâm thương mại vì đòi mua đồ chơi, nhưng sau đó, bố mẹ đã quy định với đứa trẻ rằng con chỉ có thể mua một thứ mỗi lần đi. Sau khi đứa trẻ hiểu và nhận ra quy tắc này, lập tức trẻ sẽ không bao giờ gây rắc rối mà không có lý do khi đến những nơi công cộng.

Nếu bố mẹ không giải thích rõ ràng các quy tắc, hoặc thay thế các quy tắc bằng những quy tắc khác, chẳng hạn như "con không được mua đồ một cách ngẫu nhiên", "con có rất nhiều đồ chơi rồi"... thì những quy tắc "không rõ ràng" này, trẻ sẽ không thể hiểu và chấp nhận nó.

Ngoài ra, nếu đứa trẻ có tính trì hoãn, bố mẹ hãy cùng lập kế hoạch với con. Ví dụ, đặt giờ ăn nửa tiếng (có thể dùng đồng hồ cát hoặc đồng hồ bấm giờ để nhắc nhở trẻ); thống nhất mỗi ngày đi ngủ sớm dậy sớm, sau đó đặt đồng hồ báo thức và thực hiện theo đúng kế hoạch đã được thống nhất.

Bất kể quy tắc hay kế hoạch, tiền đề là để trẻ tham gia, hiểu và chấp nhận nó, như vậy thì trẻ mới có thể thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý, quy tắc và kế hoạch quan trọng không nên quá nhiều, số lượng không bằng chất lượng, quá nhiều quy tắc sẽ khiến trẻ cảm thấy bị gò bó, bức bối, dễ xao nhãng, vì vậy chỉ cần 3-5 là phù hợp.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 6

Bố mẹ cần dạy con tính quy tắc, đừng cưng chiều theo kiểu con muốn gì sẽ được nấy.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 7

Để con tự chủ

Để đảm bảo năng lượng sinh lý, và hàm lượng đường trong máu cần thiết cho não bộ của trẻ cho các hoạt động tự chủ, việc để trẻ tự chủ trên bàn ăn thông qua việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết.

Để đạt được điều này, bố mẹ nên bắt đầu từ 4 khía cạnh:

- Hãy chú ý đến các thời điểm ăn trong ngày

Đặt thời gian cho trẻ ăn ba bữa một ngày, nếu không có lý do gì đặc biệt thì phải ăn khi đến giờ, để trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt.

- Thời gian ăn uống được quy định, không có thời gian chờ đợi

Thỏa thuận với trẻ về thời lượng bữa ăn, trẻ 2, 3 tuổi ăn trong khoảng nửa tiếng là phù hợp. Nếu trẻ ăn ít hoặc không ăn trong thời gian quy định, thì khi đến giờ bố mẹ hãy lấy đi phần thức ăn đó. Việc đứa trẻ không ăn trong một hoặc hai bữa, sẽ không gây hại cho cơ thể, nên bố mẹ có thể yên tâm thực hiện phương pháp này để giúp trẻ hình thành giờ giấc ăn uống lành mạnh.

- Lịch sự trên bàn ăn 

Các quy tắc trên bàn ăn nên được thiết lập từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như trẻ chỉ có thể ăn tại bàn ăn, không thể muốn ăn chỗ nào cũng được, không thể chơi với đồ chơi, xem tivi, điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong lúc đang ăn... Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ tự đặt bát và đũa vào bồn rửa trong nhà bếp sau mỗi bữa ăn.

- Kiểm soát ăn vặt

Trẻ ăn càng ít đồ ăn vặt càng có lợi, hoặc bố mẹ có thể sử dụng trái cây tốt cho sức khỏe, sữa chua,… làm bữa phụ cho bé; quy định trẻ chỉ được ăn vặt với số lượng hạn chế giữa hai bữa chính trong ngày; thường xuyên đưa trẻ đi xem một số chương trình về an toàn thực phẩm. Như vậy, trẻ sẽ hình thành nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này, biết thực phẩm nào là nên và không nên ăn quá nhiều.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 8

Tự chủ trên bàn ăn cũng là một bài học bổ ích và quan trọng để rèn luyện tính tự chủ cho trẻ.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 9

Chơi trò chơi "đi và không đi" với con

Đây là một trò chơi tương tác giữa bố mẹ và con cái, có thể thúc đẩy giao tiếp giữa bố mẹ và con cái và có tác dụng tốt trong việc rèn luyện khả năng tự kiểm soát của trẻ. Phương pháp như sau:

Chuẩn bị một số thẻ nhỏ có viết chữ "go" (đi), được đánh số và mỗi thẻ sẽ viết một hành động mà trẻ có thể làm. Chẳng hạn như nhảy, ngồi xổm, xoay người, hôn mẹ,...

Sau đó chuẩn bị một thẻ "cấm đi" và viết "người gỗ đứng yên trong 8 giây". Cho trẻ rút thẻ, dù rút thẻ nào thì trẻ cũng phải hoàn thành các thao tác theo yêu cầu của thẻ. Nếu con phạm lỗi, bố mẹ hãy đưa ra hình phạt nhỏ thích hợp, chẳng hạn như hát một bài hát, nhảy múa,...

Trong việc rèn luyện tính tự chủ cho trẻ, bố mẹ phải kiểm soát tốt “sức mạnh”, không chỉ thể hiện tình yêu thương của mình dành cho con cái, mà còn thể hiện hết trí tuệ của mình với tư cách là bố mẹ. Rèn luyện tính tự chủ chính là kiềm chế tính tự cao, tự đại của trẻ bằng thái độ nhẹ nhàng, kiên quyết để trẻ hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm.

Trước khi trẻ 3 tuổi, nếu bố mẹ giáo dục trẻ chu đáo hơn, trẻ sẽ phát triển khả năng tự chủ, điều này sẽ rất hữu ích trong suốt cuộc đời của trẻ, giúp trẻ có những lựa chọn đúng đắn hơn trong tương lai và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dạy con làm chủ cảm xúc amp;#34;biết kiên nhẫn, biết từ bỏamp;#34;, đứa trẻ lớn lên sẽ được hưởng lợi suốt đời - 10

Việc cùng con chơi các trò chơi liên quan đến khả năng rèn luyện tính tự chủ, sẽ giúp con hiểu và áp dụng nhanh hơn.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ xanh mặt khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau
Chuyên gia tâm lý chia sẻ về những nguyên nhân, biểu hiện và cách giải quyết phù hợp khi bố mẹ phát hiện trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi