Hiểu được những giai đoạn phát triển nhanh ở trẻ, bố mẹ sẽ dễ dàng giúp con phát triển tốt hơn.
Có khá nhiều giai đoạn phát triển nhạy cảm đối với trẻ trước 6 tuổi. Giai đoạn nhạy cảm của trẻ đề cập đến hành vi tự nhiên mạnh mẽ của trẻ tại một thời điểm cụ thể. Nó không phải lúc nào cũng tồn tại mà biến mất sau một giai đoạn nhất định.
Trong giai đoạn này, trẻ tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Bởi vì độ dẻo của não lúc này rất cao, có thể nhanh chóng thay đổi và hình thành các kết nối mới, nhưng sau giai đoạn nhạy cảm, tốc độ thiết lập các kết nối mới chậm lại.
Nói cách khác, dạy học trong giai đoạn nhạy cảm có thể phát triển năng lực trí não một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện sự phát triển tinh thần của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ phải nắm chắc những giai đoạn này, chỉ cần tập trung vào hai hoặc ba giai đoạn, chú ý trau dồi một cách cẩn thận, sau này trẻ lớn lên có triển vọng, biết cách phát huy tài năng.
Coi trọng trật tự và quyền sở hữu: Trẻ từ 6 tháng đến 4,5 tuổi, cao nhất là 2 tuổi
Trẻ em trong giai đoạn nhạy cảm này rất coi trọng trật tự và quyền sở hữu.
Ví dụ, nếu mẹ thường thay tã cho bé trong phòng, nhưng hôm nay lại thay tã ở nơi khác, trẻ không muốn làm điều đó và muốn trở lại căn phòng quen thuộc trước đây.
Tóm lại, nếu một đứa trẻ trong giai đoạn nhạy cảm với trật tự nhận thấy mọi thứ (địa điểm, thói quen) khác với bình thường, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, thậm chí khóc lóc và mất bình tĩnh.
Trẻ em trong giai đoạn nhạy cảm này rất coi trọng trật tự và quyền sở hữu.
Sở dĩ một đứa trẻ coi trọng trật tự đến vậy là vì chưa biết nhiều về thế giới.
Từ góc nhìn của bộ não, sống trong một thế giới mà trẻ không hiểu các quy tắc là một điều đáng lo ngại, và trật tự không nhất quán có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái.
Khoảng thời gian nhạy cảm với trật tự xuất hiện nhảy vọt trong một số giai đoạn. Miễn là thời điểm hiện tại được thỏa mãn, nó sẽ trôi qua sau một khoảng thời gian.
Vì vậy, khi một đứa trẻ tỏ ra rất “cứng đầu”, chỉ cần không liên quan đến sự an toàn hay điều gì đó quá nguyên tắc thì không cần phải sửa ngay.
Khi bố hiểu và tôn trọng nhu cầu trật tự của trẻ, sẽ giúp trẻ trở nên bình tĩnh và sự giận dữ, bồn chồn và khóc lóc sẽ giảm bớt.
Một môi trường bên ngoài được tổ chức tốt và cuộc sống có trật tự “nhất quán” khiến trẻ cảm thấy an toàn. Khi tâm hồn ổn định, trẻ có thể tạo ra một trật tự nội tâm ổn định, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao tư duy logic, hiểu được các con số và ngôn ngữ tốt hơn khi lớn lên.
Nhạy cảm đồ vật và chi tiết nhỏ: Trẻ từ 1,5-3 tuổi
Nhiều trẻ bị ám ảnh bởi những đồ vật và chi tiết nhỏ, chẳng hạn như chúng sẽ chú ý đến sợi tóc trên giường, những mảnh giấy vụn trên mặt đất, những con kiến nhỏ đang di chuyển và thích nhặt những mảnh rác nhỏ trên mặt đất.
Điều bố mẹ nên làm lúc này là tạo môi trường khám phá, để trẻ tập trung vui chơi và cố gắng không làm phiền trẻ. Dần dần, trẻ sẽ có kỹ năng quan sát tốt và các đầu ngón tay ngày càng linh hoạt hơn.
Quan trọng hơn, bộ não có thể từ từ tích hợp sự hiểu biết về trật tự và chi tiết, đồng thời mức độ thông minh cũng được nâng lên ở mức cao hơn.
Nhiều trẻ bị ám ảnh bởi những đồ vật và chi tiết nhỏ.
Phát triển các giác quan: Từ 0-6 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ bị ám ảnh bởi những trải nghiệm giác quan như xúc giác, thính giác, vị giác, thị giác và khứu giác. Thông qua trải nghiệm của năm giác quan, bộ não con người liên tục thu thập thông tin từ thế giới bên ngoài và dần dần cải thiện mạng lưới thần kinh.
Trẻ 0-3 tuổi, tiếp nhận nhiều thứ (thông tin) khác nhau thông qua năm giác quan.
Trẻ 3-6 tuổi, phân loại và sắp xếp đồ vật (thông tin) được thu thập bằng năm giác quan.
Ví dụ, trẻ biết sắp xếp hai đồ vật theo thứ tự; biết tìm đặc điểm chung của 3 (hoặc nhiều) đồ vật rồi nhóm chúng lại.
Việc nhận dạng, so sánh và phân loại đều liên quan chặt chẽ đến tư duy logic .
Những gì bố mẹ nên làm lúc này là cung cấp một số lượng lớn môi trường giác quan và quan sát, chẳng hạn như đưa trẻ thăm thú môi trường tự nhiên, hướng dẫn quan sát động vật và thực vật, đồng thời làm phong phú thêm trải nghiệm giác quan.
Ví dụ, bố mẹ có thể cho trẻ so sánh bông hoa nào to hơn, bông nào nhỏ hơn (bằng hình ảnh), lá này với lá kia có gì khác nhau?
Thích thú với toán học: Trẻ 4,5-6 tuổia
Lúc này, trẻ rất nhạy cảm với số lượng và con số, thường muốn đếm, hỏi bây giờ là mấy giờ, ở đây có bao nhiêu người và những câu hỏi khác tương tự.
Lúc này, nếu cho trẻ tiếp xúc nhiều với các con số lồng ghép kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày và dạy trẻ từ từ thì trẻ sẽ tiếp thu một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Ví dụ: Khi uống sữa, hãy để trẻ quan sát xem cốc của trẻ hay cốc của anh chị em có nhiều sữa hơn.
Trẻ rất nhạy cảm với số lượng và con số, thường muốn đếm, hỏi bây giờ là mấy giờ....
Thích thú với viết: Trẻ từ 3-5 tuổi
Trẻ em từ 3-5 tuổi rất thích đọc viết.
Nhiều trẻ thích vẽ các dấu chấm, đường thẳng, hình tròn và hình vuông...
Lúc này, bố mẹ có thể bố trí góc viết, chuẩn bị bàn ghế thuận tiện cho trẻ viết, giấy bút để vẽ và treo bảng chữ cái để tận dụng giai đoạn nhạy cảm này.
Trẻ em từ 3-5 tuổi rất thích đọc viết, vẽ...
Các cơ nhỏ ở bàn tay của trẻ còn tương đối yếu và chưa thể điều khiển bút tốt.
Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn con một cách có ý thức để tạo nền tảng tốt cho việc viết chữ của trẻ.
Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa là ba ngón bắt buộc phải sử dụng để viết. Nếu muốn nâng cao khả năng điều khiển bút của trẻ, hãy cho trẻ chơi thêm trò chơi ngón tay như xâu chuỗi hạt, nhặt đồ...
Đọc: Trẻ từ 4-5 tuổi rưỡi
Sau 4 tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu đọc mạnh mẽ.
Bố mẹ nên đặt những cuốn sách phù hợp với trẻ em ở nơi chúng có thể dễ dàng lấy được. Trước 4 tuổi, thông thường trẻ chưa có ý thức chủ động đọc sách. Tuy nhiên, sau 4 tuổi, nhu cây này bắt đầu thay đổi nhanh.
Bố mẹ nên đặt những cuốn sách phù hợp với trẻ em ở nơi chúng có thể dễ dàng lấy được.
Nhiều bậc bậc phụ huynh tìm nhiều cách giúp con phát triển thói quen đọc sách. Trên thực tế, có thể tận dụng tốt khoảng thời gian đọc nhạy cảm này để tạo môi trường đọc tốt cho con, chẳng hạn như dán bảng chữ cái, bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới ở nhà... và chuẩn bị đủ sách thiếu nhi thú vị.
Để khai thác tối đa tiềm năng của trẻ, cần tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn nhạy cảm và các quy luật phát triển trí tuệ, tạo môi trường cho trẻ tự do khám phá, cung cấp đầy đủ tài liệu hoạt động.