Một số hành vi của trẻ khiến bố mẹ lo lắng, nhưng là dấu hiệu cho thấy trí não đang phát triển tốt.
Trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển nhanh, thường thích thú và tò mò với những điều mới lạ, vì vậy đôi khi một số hành vi nghịch ngợm của con khiến bố mẹ khó chịu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, thực tế một số hành vi "xấu" của trẻ là do não bộ đang phát triển, từ đó tác động tích cực đến trí thông minh. Vì vậy, khi nhận thấy con có những "tật xấu" này, bố mẹ đừng vội phản đối, thay vào đó hãy hướng dẫn con điều chỉnh cho phù hợp.
Thích ném đồ vật
Nhiều trẻ thường có xu hướng ném đồ đạc xung quanh nhà, không chỉ là đồ chơi, thìa hay điều khiển từ xa của TV, đôi khi có cả điện thoại di động. Tuy có vẻ như hành động này thiếu kỷ luật, nhưng trên thực tế, ném đồ vật có thể rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt của trẻ. Hành động ném đòi hỏi sức mạnh của cánh tay và cổ tay cũng như sự phối hợp của não bộ, đặc biệt là não của trẻ đang trong quá trình phát triển nhanh hơn.
Việc ném đồ cũng có thể giúp trẻ trút bỏ cảm xúc và đạt được niềm vui. Trẻ thường cảm thấy thích thú và hào hứng khi được thảnh thơi ném đồ, chứng kiến những vật thể bay lượn trên không trung. Điều này có thể là một cách để trẻ giải tỏa căng thẳng và cảm nhận sự tự do, đồng thời rèn luyện khả năng thể chất và trí tuệ.
Nhiều trẻ thường có xu hướng ném đồ đạc xung quanh nhà.
Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để bố mẹ hướng dẫn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của các đồ vật và hành vi ném đồ. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể dần dần giải thích cho trẻ biết rằng không phải tất cả các đồ vật đều có thể vứt đi.
Bố mẹ có thể dạy trẻ nhận biết những vật có giá trị và quan trọng trong cuộc sống và không nên vứt bỏ chúng. Đồng thời, bố mẹ cũng nên giảng dạy cho trẻ biết rằng ném đồ vào người khác là một hành vi không tốt, có thể làm tổn thương người khác. Qua quá trình hướng dẫn này, trẻ sẽ hiểu và nhận thức được giá trị của những đồ vật xung quanh mình.
Có tình yêu đặc biệt với xé giấy
Xé giấy là một hoạt động mà nhiều trẻ yêu thích. Dù việc trẻ xé giấy khắp nhà đôi khi khiến bố mẹ không vui, nhưng thực tế cho thấy hoạt động này lại mang lại lợi ích nhất ddingj cho sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ xé giấy, đòi hỏi sự tập trung và phối hợp của trí não. Đầu tiên, trẻ phải tập trung để quyết định nơi nào trên tờ giấy sẽ bắt đầu xé và những đường cắt nào sẽ được thực hiện. Điều này đòi hỏi trẻ phải sử dụng khả năng tư duy, sự phối hợp giữa não trái và não phải để đưa ra quyết định chính xác.
Xé giấy là một hoạt động mà nhiều trẻ yêu thích.
Khi trẻ sử dụng hai tay để cầm giấy và thực hiện các động tác xé, đây là một bài tập tuyệt vời cho sự phát triển cử động tay. Việc tập trung và điều chỉnh các chuyển động nhỏ để xé giấy đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo giữa các cơ bắp, tay và ngón tay.
Không chỉ giúp rèn luyện trí não và khả năng cử động, việc xé giấy còn có thể kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ có thể thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo khi tạo ra các hình dáng và mẫu độc đáo.
Một lợi ích khác của hoạt động xé giấy là giúp trẻ giải tỏa căng thẳng. Trẻ nhỏ thường cảm thấy thích thú và hào hứng khi nhìn thấy những mảnh giấy bị xé rách, vụn vỡ. Trẻ có thể tự tin và hài lòng khi có thể tạo ra sự thay đổi và tác động lên đồ vật xung quanh.
Mở cửa qua lại
Nhiều trẻ có xu hướng thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách mở cửa tủ lạnh, cửa phòng ngủ. Mặc dù hành vi này có thể làm bố mẹ "đau đầu", nhưng thực tế là đây cũng là một loại tự kích thích mà trẻ có thể tìm thấy niềm vui trong những hành động lặp đi lặp lại.
Hành vi này cung cấp cho trẻ cơ hội tìm hiểu về các khía cạnh khác nhau, từ cách tác động đến môi trường xung quanh đến cách các thiết bị hoạt động. Đây là một phần quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ, giúp trẻ hiểu về sự tương tác giữa nguyên nhân và kết quả.
Một số trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách mở cửa tủ lạnh, cửa phòng ngủ...
Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn hạn chế hành vi này, hãy cung cấp cho trẻ những hoạt động ngoại khóa thú vị khác, để trẻ có cơ hội khám phá và tìm thấy niềm vui. Ví dụ, đi dạo ở ngoài công viên, tham gia vào các hoạt động động thể thao, trò chơi nhóm...
Quan trọng nhất, bố mẹ cần chú ý đến an toàn khi thường xuyên mở cửa tủ lạnh hoặc cửa phòng ngủ, đảm bảo rằng trẻ không gặp nguy hiểm từ việc rơi vật đè lên hay mắc kẹt trong cửa. Đồng thời, hãy dạy trẻ về những nguy hiểm có thể xảy ra và giải thích tại sao an toàn là điều quan trọng.