Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo

Thi Thi - Ngày 22/10/2023 18:25 PM (GMT+7)

Cách giáo dục của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành tính cách, phát triển tâm lý của trẻ.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 1

Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng tại Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, những vấn đề của trẻ em thường xuất phát từ người lớn, đặc biệt là từ vai trò của bố mẹ.

Mọi hành vi và tâm lý của trẻ đều có liên quan mật thiết đến quyết định giáo dục từ gia đình. Có thể rằng người mẹ mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho con, và thế tự nhiên có ý định rèn luyện con trở thành những người giỏi nhất.

Tuy nhiên, đôi khi người mẹ không nhận ra rằng, cách nuôi dạy của mình có thể dẫn đến hiểu lầm đối với con cái. Hành động không đúng, hay phương pháp giáo dục sai lầm có thể khiến trẻ dần mất đi sự tôn tính, chia sẻ hay thông cảm với mẹ. 

Theo Li Meijin, hầu hết những đứa trẻ lớn lên không hiếu thuận thường được nuôi dưỡng từ 4 kiểu người mẹ sau đây.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 2

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 3

Mẹ có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp

Biểu hiện rõ ràng nhất của một người mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp, là thường dè dặt hoặc khắc nghiệt khi thể hiện qua tình yêu thương dành cho con.

Ví dụ, khi con làm sai điều gì đó, mẹ dễ dàng tức giận, quát mắng trước mặt nhiều người, với những lời tổn thương. Hành động này không cố ý nhưng lại vô tình làm cho trẻ trở nên khép kín và tự tin giảm đi. Dần dần, trẻ không muốn tiếp xúc và gần gũi với bố mẹ. Khi trưởng thành, trẻ có xu hướng muốn rời xa gia đình và tìm kiếm sự độc lập.

Nguyên nhân của việc này là do trẻ mất dần niềm tin và sự hỗ trợ từ người mẹ. Khi mẹ không thể tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương, cảm thấy bị lạc lõng và không đáng được quan tâm. Điều này dẫn đến sự cô lập, mong muốn tìm kiếm một môi trường mới, nơi mà trẻ cảm thấy chấp nhận và được đánh giá cao.

Nhiều bà mẹ dễ dàng tức giận, quát mắng trước mặt nhiều người, với những lời tổn thương.

Nhiều bà mẹ dễ dàng tức giận, quát mắng trước mặt nhiều người, với những lời tổn thương.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 5

Những bà mẹ ít quan tâm đến con cái

Trẻ em có nhu cầu cảm nhận tình yêu thương, tìm kiếm một môi trường an lành và hỗ trợ để phát triển. Trong trường hợp không có sự đồng hành và chăm sóc đúng mức từ người mẹ, trẻ có thể cảm thấy cô đơn, thiếu nềm tin vào cuộc sống.

Trẻ có thể trở nên thờ ơ đối với cuộc sống, học tập và tình cảm, mất đi động lực và hứng thú, không cảm nhận được niềm vui và sự hài lòng từ những hoạt động, hay mối quan hệ xung quanh mình. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này thường thiếu cảm giác an toàn, xa cách về mặt tình cảm với bố mẹ. 

Đồng thời, việc thiếu yêu thương và chăm sóc từ người mẹ có thể gây ra sự mất cân bằng trong tâm lý, tình cảm của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành trong tương lai.

Nếu không có sự đồng hành và chăm sóc đúng mức từ người mẹ, trẻ có thể cảm thấy cô đơn.

Nếu không có sự đồng hành và chăm sóc đúng mức từ người mẹ, trẻ có thể cảm thấy cô đơn.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 7

Người mẹ thiên vị con trai hơn con gái

Thực tế, đây là tư tưởng cũ, nhưng vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình. Nếu người mẹ thiên vị con trai sẽ tạo ra một sự thiếu công bằng rõ rệt giữa hai con. Các bé gái có thể cảm thấy bị bỏ rơi, không được đánh giá cao và không có giá trị bằng con trai. Điều này có thể gây ra sự tự ti, cảm giác tự ái.

Mẹ thiên vị con trai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa hai con trong gia đình. Hai đứa trẻ cảm thấy phải tranh giành sự chú ý, tình yêu và sự công nhận từ phía mẹ. Dễ dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình.

Đồng thời, các bé có xu hướng phát triển không cân đối về mặt tâm lý, dần trở nên tự ti, cảm thấy không đủ giá trị và không xứng đáng. Trong khi đó, bé trai có thể trở nên tự mãn, thiếu sự nhạy bén đối với cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc và lành mạnh, quan trọng để người mẹ tạo ra môi trường công bằng, yêu thương đối với cả con trai và con gái. 

Mẹ thiên vị con trai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa hai con trong gia đình.

Mẹ thiên vị con trai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa hai con trong gia đình.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 9

Người mẹ có cá tính quá mạnh mẽ, thích kiểm soát

Người mẹ có cá tính quá mạnh mẽ có thể vô tình áp đặt sức mạnh của mình lên trẻ, dần kìm hãm khiến trẻ cảm thấy không tự do.

Khi người mẹ chiếm quá nhiều quyền lực và kiểm soát trong gia đình, trẻ không có đủ không gian và cơ hội để phát triển. Hạn chế khả năng khám phá, theo đuổi đam mê và sở thích riêng. Trẻ không tin tưởng, hay có niềm tự tin vào khả năng của mình, dần trở thành người tự ti và e dè.

Đứa trẻ có cảm giác như mình đang bị giam giữ trong một cái lồng, và khi trưởng thành bước vào xã hội, trẻ chắc chắn sẽ tìm mọi cách để thoát khỏi sự kiểm soát đó.

Đồng thời, trẻ dần trở nên khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi và hợp tác với người khác, vì không được khuyến khích, hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội.

Trẻ được nuôi dạy từ 4 kiểu người mẹ này sẽ khó thành tài, lớn lên không biết hiếu thảo - 10

Vậy mẹ nên làm gì để giúp trẻ phát triển lành mạnh, trở thành người hiếu thuận?

Giáo sư Li Meijin cho biết, trẻ em tấm gương phản chiếu, học hỏi từ những gì bố mẹ làm. Vì vậy, bố mẹ hãy làm gương để trẻ phát triển những đức tính tốt khi còn nhỏ.

Giáo dục trẻ về những điều đúng và sai, điều gì nên và không nên làm, đồng thời để trẻ hình thành quan điểm đúng đắn về cuộc sống.

Bố mẹ hãy làm gương để trẻ phát triển những đức tính tốt khi còn nhỏ.

Bố mẹ hãy làm gương để trẻ phát triển những đức tính tốt khi còn nhỏ.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển những thói quen ứng xử tốt. Bố mẹ nên làm gương tốt, sửa sai kịp thời và hướng dẫn khi con mắc lỗi. Để trẻ có thói quen ứng xử tốt.

Giáo sư Li Meijin cũng khuyến khích, bố mẹ nên đọc truyện tranh phù hợp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, sẽ giúp phát triển nhân cách và hành vi tốt. Bởi trẻ nhỏ thường sẵn sàng chấp nhận sự hướng dẫn của truyện tranh hơn là lời rao giảng của bố mẹ. Đồng thời, đọc sách tranh còn có thể tăng vốn từ vựng, nâng cao khả năng đọc của trẻ.

Giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em là sau khi sinh ra, việc trau dồi đúng cách trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách suốt đời.

Người mẹ thường nói 6 câu này, trí tuệ con sẽ cao gấp 3 lần so với trẻ cùng lứa
Lời nói của bố mẹ phù hợp trong từng hoàn cảnh sẽ giúp trẻ xoa dịu cảm xúc, điều chỉnh hành vi tốt hơn.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic