Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con

Thi Thi - Ngày 02/08/2023 15:42 PM (GMT+7)

Trẻ em cần được khuyến khích và hướng dẫn về tư duy tăng trưởng, bởi đây là nền tảng cơ bản để trẻ tự tin và thành công trong cuộc sống.

Trẻ nói amp;#34;Con không làm đượcamp;#34;, cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 1

Trẻ em thường có cách suy nghĩ đặc biệt, từ đó điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ của con mình. 

Trường hợp cô bé Lala thường gặp khó khăn khi làm việc gì đó, cô bé thường nói những câu như "Con không làm được" hay "Con không muốn"... điều này khiến bố mẹ LaLa lo lắng con gái đang gặp vấn đề nào đó.

Mẹ của Lala đã cố gắng khuyến khích con gái mình cố gắng, nhưng đứng trước thử thách mới Lala cảm thấy nản lòng và từ chối. Trong một số trường hợp khác, Lala từ chối tham gia vào trò chơi cùng các bạn, hay đơn giản là cùng chị gái hát 1 bản nhạc, lâu dần mẹ của Lala cho rằng có thể đây là do tính cách của con.

Tuy nhiên, theo góc độ tâm lý, các chuyên gia cho rằng, sự thật là hành vi của trẻ không phải chỉ do tính cách, mà còn phụ thuộc vào cách suy nghĩ.

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ hình thành hai phương thức tư duy khác nhau: Tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, chúng có tác động hoàn toàn khác nhau đối với sự phát triển của trẻ.

Theo quan niệm giáo dục của bố mẹ hiện đại, trẻ em cần được khuyến khích và hướng dẫn về tư duy tăng trưởng, bởi đây là nền tảng cơ bản để trẻ tự tin và thành công trong cuộc sống.

Trẻ nói amp;#34;Con không làm đượcamp;#34;, cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 2

Sự khác biệt giữa tư duy tăng trưởng và tư duy cố định

Khác biệt trong hành vi

Những trẻ có tư duy cố định thường thích sự ổn định, yêu thích các quy tắc và sự kiểm soát. Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thích khám phá và thử thách, tập trung vào quá trình làm việc chăm chỉ hơn là kết quả cuối cùng.

Chẳng hạn, khi chơi xếp hình, các trẻ có tư duy cố định thường thích làm theo bản thiết kế từng bước một để đạt được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, nếu gặp phải khó khăn, trẻ có thể dễ đánh mất hứng thú.

Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thường thích xây dựng theo trí tưởng tượng của chính mình và không quan tâm nhiều đến kết quả. Trẻ thường chú ý nhiều hơn đến quá trình làm việc, thích thêm hoặc xóa bất kỳ khối xây dựng nào để tạo ra điều mới mẻ.

Những trẻ có tư duy cố định thường thích sự ổn định, yêu thích các quy tắc và sự kiểm soát.

Những trẻ có tư duy cố định thường thích sự ổn định, yêu thích các quy tắc và sự kiểm soát.

Điều này phản ánh sự khác biệt giữa tư duy cố định và tư duy tăng trưởng. Các trẻ có tư duy cố định thường không muốn làm những việc có nguy cơ thất bại hay rủi ro. Trong khi đó, các trẻ có tư duy tăng trưởng quan tâm nhiều hơn đến quá trình làm việc và cách vượt qua khó khăn.

Bằng cách này, các trẻ tư duy tăng trưởng có thể tích cực và can đảm hơn trong mọi việc, sẵn sàng đối mặt với những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Sự khác biệt về tâm lý

Những đứa trẻ có tư duy cố định tin rằng khả năng là do bẩm sinh, trong khi trẻ có tư duy tăng trưởng tin rằng khả năng có thể được cải thiện liên tục.

Tư duy cố định thường có tâm lý "tự mình mắc kẹt", trong khi tư duy phát triển có tâm lý "Tôi tin mình có thể làm được", ngay cả khi mọi điều kiện đều dẫn đến thất bại.

Ví dụ điển hình được kể về một nữ sinh trước đây đã bị trượt môn toán khi vào lớp chọn trường cấp 3. Nhiều học sinh cho rằng năng lực của cô không đủ để học tốt môn này.

Tuy nhiên, cô gái không để cho những lời đánh giá tiêu cực ảnh hưởng đến mục đích của mình. Với tư duy tăng trưởng, nữ sinh đã quyết tâm học tập chăm chỉ. Kết quả, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, điểm môn toán của cô đã vượt qua mọi mong đợi và khiến người ta kinh ngạc.

Chính tư duy tăng trưởng đã giúp nữ sinh này tin tưởng vào khả năng của mình, không ngừng phấn đấu, kiên trì cải thiện và phát triển bản thân để đạt được thành tích tốt. Thông qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng tư duy tăng trưởng có khả năng giúp trẻ vượt qua những giới hạn tưởng của bản thân, để đạt được mục tiêu cao hơn.

Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thường thích xây dựng theo trí tưởng tượng của chính mình.

Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thường thích xây dựng theo trí tưởng tượng của chính mình.

Trẻ nói amp;#34;Con không làm đượcamp;#34;, cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 5

Mối quan hệ giữa tư duy và khả năng của trẻ

Các chuyên gia cho biết, sự tiến bộ và phát triển của xã hội đang đòi hỏi một thế hệ người trẻ có khả năng tư duy độc lập, không bị giới hạn bởi những khuôn khổ cũ, dám chinh phục những thử thách, quyết tâm đem đến những sự thay đổi đột phá.

Vì vậy, khả năng phát triển tư duy của trẻ rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, điều này tạo ra cơ hội cho trẻ chinh phục những thử thách, quyết tâm thay đổi để đạt được những thành tựu mới. 

Khả năng đến từ suy nghĩ

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tư duy và năng lực không liên quan chặt chẽ với nhau, và sự phát triển năng lực của trẻ không thể được thay đổi bởi tư duy.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tư duy rất quan trọng đối với sự phát triển năng lực của trẻ. Tư duy là nguồn gốc của khả năng, và cách trẻ suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến khả năng của chính mình.

Tư duy tăng trưởng giúp trẻ không ngừng phát triển khả năng của mình.

Tư duy tăng trưởng giúp trẻ không ngừng phát triển khả năng của mình.

Ví dụ, khi còn nhỏ, trẻ thường rất sáng tạo và thông minh vì tư duy lúc này chưa bị giới hạn bởi rào cản hay áp lực bên ngoài. 

Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên và gặp áp lực từ người lớn hay môi trường xung quanh, tư duy của trẻ có thể bị hạn chế và chỉ tập trung vào kết quả. Khi đó, khả năng của trẻ sẽ bị giới hạn và không thể phát triển nhanh chóng.

Do đó, tư duy tăng trưởng giúp trẻ không ngừng phát triển khả năng của mình, trong khi tư duy cố định sẽ củng cố những hạn chế, và không cho phép trẻ phát triển tối đa khả năng của mình.

Khả năng phụ thuộc vào suy nghĩ

Việc hình thành, hoàn thiện hay ổn định năng lực của trẻ đều dựa trên tư duy, nếu tư duy của trẻ thay đổi thì năng lực cũng sẽ thay đổi theo.

Vì vậy, nếu muốn con trở nên xuất sắc và thành công, bố mẹ phải quan tâm đến sự thay đổi tư duy của con chứ không phải thay đổi con ở hình thức bên ngoài. 

Trẻ nói amp;#34;Con không làm đượcamp;#34;, cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 7

Làm thế nào để phát triển tư duy tăng trưởng cho trẻ?

Trẻ nói amp;#34;Con không làm đượcamp;#34;, cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 8

Chú ý đến lời nói khi giáo dục trẻ

Những trẻ có tư duy tăng trưởng tin rằng mọi thứ đều "có thể", do đó, khi đối mặt với khó khăn và thử thách, trẻ thường có tinh thần tự tin.

Để giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng này, bố mẹ nên ý đến cách sử dụng ngôn ngữ và nội dung trong việc giáo dục con.

Ví dụ, khi trẻ gặp khó khăn và muốn bỏ cuộc, bố mẹ có thể nói: "Mẹ tin con có thể tìm ra cách khác để giải quyết vấn đề này".

Khi trẻ tự đánh giá bản thân và cho rằng mình kém cỏi hơn người khác, bố mẹ có thể nói: "Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng, con không phải là người kém cỏi đâu".

Nói chung, khi thấy con buồn chán, nản lòng, bố mẹ nên tích cực truyền đạt năng lượng tích cực, giúp con lấy lại sự tự tin, duy trì tư duy cầu tiến và tránh những suy nghĩ tiêu cực. 

Để giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng, bố mẹ nên ý đến cách sử dụng ngôn ngữ khi giáo dục con.

Để giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng, bố mẹ nên ý đến cách sử dụng ngôn ngữ khi giáo dục con.

Giúp trẻ bước ra khỏi vùng an toàn

Vùng an toàn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần chú ý giúp trẻ vượt qua vùng an toàn và đạt được tiến bộ.

Khi trẻ mới bước ra khỏi vùng an toàn, có thể trải qua một số cảm xúc tiêu cực như tự ti, dễ cáu giận... Lúc này, bố mẹ nên đồng hành cùng trẻ, động viên và hướng dẫn để giúp trẻ tạo ra những suy nghĩ tích cực.

Ví dụ, nếu trẻ không muốn tham gia vào một hoạt động nào đó vì sợ giao tiếp không tốt, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ bằng cách đồng hành cùng trẻ trong hành động và tạo cho trẻ "một vùng đệm". Khi có một vùng đệm an toàn, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận gợi ý tham gia vào hoạt động mới.

Đứa trẻ từ nhỏ có 4 đặc điểm này, tương lai hiếu thảo, bố mẹ được nhờ, hưởng phúc về già
Trẻ có những đặc điểm này từ nhỏ nhất định lớn lên sẽ rất hiếu thuận, dễ đạt được thành công trong cuộc sống.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời