Trẻ 0-3 tháng tuổi cũng là giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não, cơ bản hình thành trí thông minh.
Trên thực tế, trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đang phát triển nhanh chóng, tạo nên những nền tảng quan trọng cho quá trình học tập và nhận thức.
Vì vậy, việc nuôi dưỡng, kích thích trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình ở các giai đoạn phát triển tiếp theo. Nếu trẻ từ 0-3 tháng tuổi bộc lộ hai tín hiệu, cho thấy con có thông minh cao.
Kỹ năng vận động thô tốt
Từ 0-3 tháng tuổi, khả năng vận động thô thực sự có thể phản ánh trí tuệ. Ở giai đoạn này, bé phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục học một số động tác một cách tự nhiên, đặc biệt là các động tác thô, phát âm và động tác tinh tế.
Quan sát sự phát triển của các kỹ năng này trong những tháng đầu đời có thể cung cấp những dấu hiệu quan trọng về tiềm năng trí não của trẻ. Ở giai đoạn 0-3 tháng, một số bé đã rất linh hoạt trong việc ngẩng đầu lên, tự mình ngóc đầu lên, hét và phát âm, có thể nắm lấy tóc, mặt của mẹ,... Những màn biểu hiện này đủ chứng tỏ bé có khả năng học tập và tiềm năng trí não phát triển tốt.
Từ 0-3 tháng tuổi, khả năng vận động thô có thể phản ánh trí tuệ.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, trẻ còn bắt đầu phát triển những kỹ năng cảm xúc và xã hội cơ bản. Chẳng hạn, trẻ có thể bắt đầu nhận ra gương mặt của bố mẹ, cười đáp lại khi được mỉm cười, và thể hiện những phản ứng khác như nhăn trán, cau mày khi cảm thấy không thoải mái. Những biểu hiện này cho thấy khả năng về nhận thức, cảm xúc và giao tiếp của trẻ đang dần được hình thành.
Ngược lại, nếu sau 3 tháng mà bé vẫn không có những biểu hiện cơ bản này, chẳng hạn không thể ngóc đầu lên, không phát ra âm thanh, không nắm lại những vật được đưa lại gần,.. thì cũng có thể bé đang chậm phát triển. Điều này cần được bố mẹ xem xét một cách nghiêm túc.
Vì vậy, việc quan sát và ghi nhận sự phát triển của các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và tương tác xã hội ở giai đoạn 0-3 tháng đầu đời rất quan trọng. Điều này giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về quá trình phát triển, còn là cơ sở để kịp thời phát hiện và hỗ trợ trẻ nếu có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào.
Trẻ có thể bắt đầu nhận ra gương mặt của bố mẹ, cười đáp lại khi được mỉm cười...
Phản ứng nhanh nhạy
Chúng ta thường thấy rằng, một số trẻ đã thể hiện những biểu cảm và phản ứng vô cùng nhanh nhạy, cho thấy việc phát triển trí tuệ đang diễn ra rất tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi cho thấy trẻ có một nền tảng trí não vô cùng vững chắc, tiền đề cho sự thông minh và tự tin trong tương lai.
Những trẻ thể hiện đặc điểm này thường có đôi mắt sáng, phản ứng nhanh nhẹn và khả năng tập trung cao. Những đặc điểm này không chỉ là biểu hiện của trí tuệ vượt trội, mà còn là kết quả của sự phát triển cân đối và lành mạnh của bộ não.
Bởi não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nên sự phát triển toàn diện của nó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tất cả các khía cạnh khác như thể chất, nhận thức, cảm xúc và kỹ năng.
Một số trẻ đã thể hiện những biểu cảm và phản ứng vô cùng nhanh nhạy.
Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ phát triển trí não tốt thường có xu hướng học tập và tiếp thu kiến thức nhanh hơn so với các bạn cùng lứa. Đây chính là lợi thế lớn giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh, tạo nền móng vững chắc cho những bước tiến sau này.
Ngược lại, nếu trẻ có biểu hiện lờ đờ, phản ứng chậm chạp, đây có thể là dấu hiệu của sự phát triển chậm, cần được quan tâm và can thiệp kịp thời.
Đặc biệt, giai đoạn 0-3 tháng tuổi được xem là "thời kỳ vàng" để xây dựng nền tảng phát triển, không chỉ về mặt trí tuệ, mà còn cả về thể chất, bao gồm chiều cao, cân nặng và sự phát triển của xương. Nếu trẻ được chăm sóc chu đáo trong giai đoạn này, sự tăng trưởng và phát triển sẽ diễn ra một cách hiệu quả.
Vì vậy, các bậc bố mẹ cần dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ ngay từ khi chào đời, cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ.