Theo nghiên cứu, mức cân nặng có liên quan đến sự phát triển trí não của bé.
Đối với nhiều bậc phụ huynh, mức độ IQ có liên quan trực tiếp đến khả năng thành công của trẻ khi lớn lên. Thực tế, IQ của trẻ em không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền bẩm sinh mà còn tác động từ giáo dục và vun đắp trong quá trình trưởng thành.
Cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh có cho biết chỉ số IQ không? Tiến sĩ Richards của Hiệp hội Nghiên cứu Y học Anh cho biết, trẻ sơ sinh không phải là “càng nặng càng tốt”, ông đã từng tiến hành một nghiên cứu liên quan, ông đã theo dõi và khảo sát 3.900 nam và nữ sinh cùng năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở một mức độ nhất định, nhưng không hoàn toàn cân xứng. Trong số đó, những đứa trẻ có cân nặng khoảng 3-3,5kg là tương đối chuẩn. Khi cân nặng của trẻ ở quanh con số này, chứng tỏ trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh, IQ cao.
Tiến sĩ Richards cũng cho biết thêm. mặc dù cân nặng có liên quan đến chỉ số IQ, nhưng không phải là duy nhất, muốn nâng cao chỉ số IQ cho con thì điều quan trọng hơn là phải kiên trì tu luyện trong quá trình trưởng thành. Bố mẹ có thể tham khảo 4 cách trau dồi trí thông minh cho con sau đây.
Khuyến khích trí tò mò của trẻ
Ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh và mới biết đi, trẻ đã thông qua các hoạt động nếm, ngửi, leo trèo, chạm vào, bóc tách, nhìn, cảm nhận, lắng nghe để học hỏi và khám phá.
Mọi thành quả có được đều nhờ sự tò mò, và sự tò mò sẽ phát triển mạnh mẽ, “đầy quyền năng” nhất chính vào giai đoạn ấu thơ. Sự tò mò là khả năng tự nhiên của mọi đứa trẻ, là cửa ngõ cho trẻ khám phá thế giới rộng lớn với những điều thú vị xung quanh mình.
Theo chuyên gia Pam Schiller, tác giả của Seven Skills for School Success thì tò mò là động lực của sự phát triển trí tuệ. Não của trẻ có xu hướng phát triển mạnh về những trải nghiệm và hoạt động mới, và chính sự tò mò mới có thể thúc đẩy trẻ nhỏ tìm đến các kết nối với môi trường và người khác.
Theo chuyên gia Pam Schiller, tác giả của Seven Skills for School Success thì tò mò là động lực của sự phát triển trí tuệ.
Nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhi đồng CS Mott trực thuộc Đại học Michigan cho thấy những đứa trẻ tò mò hơn sẽ đạt điểm cao hơn. Đứa trẻ nào cũng có tính tò mò nên thường có “trăm nghìn câu hỏi tại sao”, nhưng nhiều phụ huynh lại thiếu kiên nhẫn, vô tình kìm hãm sự tò mò của con cái.
Trí tò mò là quá trình trẻ sử dụng bộ não để suy nghĩ, vì vậy bố mẹ nên biết cách khuyến khích trẻ phát triển yếu tố này, sẽ giúp ích cho sự phát triển IQ của trẻ ở một mức độ nhất định.
Thay vì phớt lờ sự tò mò của trẻ nhỏ, hãy chuyển hướng chúng khi cần thiết, kiên nhẫn hơn với những câu hỏi “Tại sao” của trẻ.
Trường hợp trẻ hỏi về vấn đề nào đó, mẹ có thể nhẹ nhàng nói rằng “Mẹ không biết nữa, nhưng mẹ và con sẽ cùng quan sát và tìm hiểu xem nhé!”. Đây là cơ hội tăng thêm sự hứng thú, trẻ cũng cảm thấy thoải mái hơn vì có “bạn đồng hành”. Khuyến khích trẻ thực hiện một việc nào đó chứ không gò bó theo lối tư duy truyền thống.
Trau dồi khả năng thực hành
Nhà giáo dục Suhomlinski từng nói: “Sự phát triển trí tuệ của trẻ chủ yếu thể hiện ở các đầu ngón tay.” Vỏ não trước trán của trẻ càng phát triển tốt thì chỉ số IQ của trẻ càng tốt.
Và những đứa trẻ có khả năng thực hành mạnh mẽ thường có thùy trán của não phát triển tốt hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện khả năng thực hành của trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như cho trẻ chơi xếp hình, xếp khối, vẽ tranh... hay các hoạt động thể thao phù hợp với lứa tuổi.
Thực tế, trẻ em cũng sẽ phải đối mặt với những áp lực và cạnh tranh nhất định trong học tập và công việc sau này, và chỉ số IQ cao sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai.
Do đó, bố mẹ hãy lựa chọn những biện pháp phù hợp để nâng cao chỉ số IQ của trẻ, giúp con phát triển nhiều năng lực thuận lợi, tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bố mẹ nên rèn luyện khả năng thực hành của trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như cho trẻ chơi xếp hình, xếp khối, vẽ tranh hay các hoạt động thể thao phù hợp với lứa tuổi.
Tăng trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên
Các nhà khoa học Mỹ tiến hành nghiên cứu trên trẻ em mắc hội chứng thiếu tập trung và hiếu động thái quá, kết quả cho thấy những trẻ em này có thể tập trung tốt hơn chỉ với 20 phút đi bộ trong công viên.
Với màu xanh mát, không khí trong lành, con người xung quanh không vội vã sẽ giúp các em bình tĩnh, tập trung hơn. Điều này sẽ giúp trẻ có quyết định đúng đắn khi xử lý các vấn đề phát sinh.
Khi trẻ ra ngoài, trẻ sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè, hiểu được nhiều câu chuyện hơn. Thông qua những trò chơi kết nối, bé sẽ được tự mình xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề khi chơi đùa. Nhờ vậy, những kỹ năng xã hội của bé sẽ được nâng lên, tạo tiền đề cho một sự phát triển tốt hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc vui chơi ngoài trời cũng sẽ kích thích sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, giúp trẻ tự tin, dạn dĩ hơn trong từng hoạt động.
Khi mọi thứ được khai phóng, trẻ sẽ đạt được độ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển trí tuệ cảm xúc cũng tốt hơn. Bố mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến các khu vui chơi, nghỉ dưỡng thiên nhiên để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Bố mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến các khu vui chơi, nghỉ dưỡng thiên nhiên để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Thường xuyên đưa trẻ đến viện bảo tàng, thư viện
Theo một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc, bảo tàng hay thư viện là nơi giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển trí thông minh rất tốt.
Cụ thể, những nơi này chứa đựng nhiều kiến thức, văn hóa thú vị hơn rất nhiều so với việc đọc sách đơn điệu ở nhà. Không khí ở đây cũng giúp khơi dậy hứng thú học tập, khả năng đọc của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo thông qua việc khám phá, cảm nhận được cái đẹp, cung cấp cho trẻ một không gian rộng lớn để tư duy,...
Với những địa điểm như bảo tàng, viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ, trẻ có thể nhìn thấy các kỳ quan của thế giới, cảm nhận được sự vĩ đại của trí tuệ con người, qua đó khơi gợi trí tò mò, ham muốn khám phá của trẻ.
Hay đi tham quan bảo tàng lịch sử, trẻ sẽ được quan sát các hiện vật lịch sử, từ đó kích thích sự tò mò của trẻ cũng như tăng cảm giác yêu thích đối với môn Lịch sử. Đồng thời, khi được nhìn tận mắt thì trẻ sẽ có thể ghi nhớ, trau dồi được từ vựng tốt hơn.
Bảo tàng hay thư viện là nơi giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển trí thông minh rất tốt.