Các chuyên gia gợi ý, trẻ giai đoạn sơ sinh có 4 biểu hiện sau đây chứng tỏ con rất thông minh.
Chiều cao, cân nặng, quá trình phát triển trí não của trẻ sau khi sinh là những mối quan tâm của bố mẹ. Khi trẻ chưa biết nói, bố mẹ cũng nên chú ý đến những tín hiệu từ cơ thể, bởi điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển trí tuệ tốt hay không.
Các chuyên gia gợi ý, trẻ giai đoạn sơ sinh có 4 biểu hiện sau đây chứng tỏ con rất thông minh, bố mẹ nên kịp thời bồi dưỡng để tạo nền tảng tốt con cho về sau.
Thích mút tay
Không ít người tỏ ra thắc mắc đôi khi nhìn thấy trẻ sơ sinh mút tay rất say mê. Thực tế, mút tay là thói quen đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ.
Khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, sẽ bắt đầu hình thành thói quen mút tay, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đưa tay vào một cách chính xác. Khi làm được điều đó, bé rất thỏa mãn và thích thú. Nếu ngay lúc đó, mẹ kéo ngón tay của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến bé tức giận và bắt đầu gào khóc.
Sau đó, trẻ càng lớn dần thì tần suất mút tay càng tăng lên, dễ dàng phối hợp các động tác chuẩn xác hơn, điều này cho thấy trí não trẻ đang phát triển tốt.
Khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, sẽ bắt đầu hình thành thói quen mút tay.
Bác sĩ thần kinh và là nhà tâm lý học Sigmund Freud từng chỉ ra rằng, từ 0 đến 1 tuổi là "thời kỳ miệng" của trẻ sơ sinh. Điều này có nghĩa là trẻ hiểu biết về thế giới bên ngoài thông qua miệng, cụ thể là hành động mút và nhấm nháp.
Mặc dù đây là biểu hiện trí thông minh của bé, nhưng bố mẹ cũng nên chú ý vệ sinh tay cho con, để phòng ngừa bé vô tình đưa vi khuẩn vào miệng.
Ngoài ra, những đứa trẻ phát triển kỹ năng vận động tốt, các ngón tay linh hoạt biết cầm nắm đồ vật mong muốn sớm, biết chỉ tay bằng ngón trỏ, biết cầm vật nhỏ chỉ với hai ngón trỏ và ngón cái từ càng sớm càng chứng tỏ mức độ phát triển trí tuệ của bé càng vượt trội hơn so với các bé cùng lứa.
Nhận biết sớm, khóc khi thấy người lạ
Khả năng nhận biết mọi người của bé trong thời kỳ sơ sinh cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển thị lực nên và khó có thể nhận ra mọi người.
Trên thực tế, việc bé nhận biết người không chỉ liên quan đến thị giác mà còn liên quan đến nhận thức, khi ter có nhận thức tốt sẽ nhận ra người khác sớm hơn. Ví dụ, trẻ cần tìm mẹ để bú sữa, cần được mẹ dỗ ngủ... Khi trẻ có những phản ứng như vậy cho thấy biểu hiện trí thông minh cao.
Ngoài ra, nhiều đứa trẻ tỏ ra nhút nhát, thậm chí khóc to khi gặp người lạ, đây cũng được xem là một biểu hiện tham chiếu cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh không nhận biết được con người, mọi người bế bé là như nhau.
Sau 3 tháng trẻ mới bắt đầu biết rõ ai là người quen và người lạ. Khi thấy bố mẹ ông bà, bé sẽ hay cười, đôi mắt như nhảy múa. 6 tháng, khi thấy người lạ, bé có thể xuất hiện các phản ứng như tránh né, vùi mặt vào tay mẹ, hoặc khóc to. Điều này cho thấy trẻ đã có một bộ nhớ rõ ràng.
Nhiều đứa trẻ tỏ ra nhút nhát, thậm chí khóc to khi gặp người lạ, đây cũng được xem là một biểu hiện tham chiếu cho sự phát triển não bộ.
Thường xuyên ngâm nga
Trẻ từ 2 tháng tuổi rất tích cực nên bé cũng sẽ có biểu hiện ậm ừ cả ngày, tháng thứ 6 trẻ bắt đầu bập bẹ, bi bô theo những âm thanh như giai điệu. Trẻ đến tháng thứ 12 giống như đang nói chuyện với người khác, nói từ đầu tiên. Điều này cho thấy trí não, hệ thần kinh và khả năng ngôn ngữ của trẻ đang phát triển tốt.
Ngôn ngữ là một quá trình học tập lâu dài. Tuy nhiên bố mẹ cần biết sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên rất quan trọng. Bởi đó sẽ là cơ sở nền tảng cho khả năng nói và hiểu của trẻ sau này.
Ở giai đoạn này, bố mẹ nên thường xuyên vuốt ve, xoa bóp, trò chuyện và khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển trí não.
Bất kể trẻ có nói được hay không, bố mẹ phải kiên trì giao tiếp, tương tác với trẻ, bằng cách này có thể tạo cho trẻ sự kích thích liên tục giúp phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Khi trò chuyện với con, bố mẹ cũng nên chú ý đến các kỹ năng. Ví dụ, khi trẻ không biết diễn đạt, không muốn nói, bố mẹ có thể cho trẻ hai lựa chọn, để trẻ chọn một trong hai và khuyến khích trẻ nói.
Bố mẹ nên thường xuyên vuốt ve, xoa bóp, trò chuyện và khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển trí não.
Hoạt động mắt, tiếp xúc mắt linh hoạt
Chắc hẳn chúng ta không quá xa lạ với câu nói "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn", những đứa trẻ mắt sáng và tinh anh sẽ có khả năng quan sát mạnh mẽ, thông minh hơn bình thường. Khoa học đã chứng minh rằng chuyển động thị giác của trẻ có thể phản ánh mức độ phát triển trí tuệ.
Trẻ mới sinh có thể nhìn trực quan trong phạm vi 60cm và nhìn rõ trong khoảng 20cm. Khi được 4-6 tuần, bé có thể xoay đồng tử và nhìn theo các hoạt động của mẹ.
Trẻ từ 12 tuần có thể quay mắt về phía tiếng nói của mẹ, 12-16 tuần có thể nhìn thấy mẹ bắt đầu cho ăn và mở miệng chờ đợi. Khả năng tiếp xúc khi nhìn được vào mắt mẹ khi nói cũng là một dấu hiệu để nhận biết trẻ phát triển trí tuệ và tâm lý bình thường hay không.
Chính vì vậy, nhiều người tin rằng, đứa trẻ hoạt động mắt tốt, tiếp xúc mắt nhanh nhẹn, lanh lợi cũng là biểu hiện của trẻ thông minh.
Những đứa trẻ mắt sáng và tinh anh sẽ có khả năng quan sát mạnh mẽ, thông minh hơn bình thường.