Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên gật đầu và cúi xuống, co chân về phía trước... mẹ nên chú ý có thể là dấu hiệu con đang ốm.
Nếu trẻ sơ sinh thường gập người cúi đầu khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi, bố mẹ đừng vội nghĩ đây là hành động dễ thương, đó có thể là dấu hiệu của chứng co thắt ở trẻ sơ sinh.
Trẻ mắc bệnh này thường bị thiếu kỹ năng vận động thô hoặc chậm phát triển trí tuệ, hay dị tật nhiều cơ quan như bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
Vậy co thắt ở trẻ sơ sinh là gì?
Co thắt ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh não động kinh, còn được gọi là hội chứng West. Thường gặp ở trẻ trong vòng 1 tuổi, trẻ từ 3 đến 7 tháng là nhóm tuổi dễ mắc bệnh nhất.
Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh thường khởi phát trước khi đi ngủ hoặc khi trẻ vừa thức dậy, trẻ sẽ vô thức thực hiện một loạt các cử động nhỏ như gật đầu và cúi xuống, co chân về phía trước và lắc lư, ngửa đầu ra sau, duỗi khuỷu tay và siết chặt đầu gối của mình.
Khi bệnh xảy ra, những “chuyển động nhỏ” này diễn ra thành chuỗi, tức là mỗi lần chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng sẽ lại xảy ra sau mỗi vài giây.
Co thắt ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ trong vòng 1 tuổi, trẻ từ 3 đến 7 tháng là nhóm tuổi dễ mắc bệnh nhất.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, hầu hết các triệu chứng bao gồm gật đầu và trợn mắt. Một số phụ huynh lần đầu có con sẽ lầm tưởng trẻ đói, nên cho con ăn thường xuyên hơn, nhưng thực chất là dấu hiệu trẻ ốm. Vì vậy, nếu trẻ thường xuyên có những cử động này, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám trước.
Trẻ bị co thắt thường kèm theo các trở ngại về vận động, trí tuệ, ngôn ngữ, khiến trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi.
Các triệu chứng co cứng này không còn xuất hiện sau 5 tuổi, mà tiến triển thành các dạng khác, chẳng hạn như động kinh, hay để lại di chứng sau cơn động kinh.
Nguyên nhân gây co thắt ở trẻ sơ sinh
Hầu hết chứng co thắt ở trẻ sơ sinh đều có các bệnh lý tiềm ẩn khác nhưng cơ chế chính xác của bệnh vẫn chưa được tìm ra. Các triệu chứng bất thường được phát hiện thông qua khám lâm sàng, sau đó căn cứ vào bất thường để tìm ra nguyên nhân, một số ít trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Tùy theo các triệu chứng khởi phát và liệu có bệnh nguyên phát hay không, các cơn co thắt ở trẻ sơ sinh được chia thành ba loại: Các cơn co thắt có triệu chứng, các cơn co thắt không rõ nguyên nhân và các cơn co thắt ở trẻ sơ sinh vô căn.
Trong số đó, các yếu tố nguy cơ khởi phát lâm sàng của chứng co thắt có triệu chứng được chia thành các bệnh trước khi sinh, chu sinh sau sinh, tuổi tác và thần kinh theo giai đoạn mang thai.
Giai đoạn trước khi sinh chủ yếu là do dị tật não, giai đoạn chu sinh là thiếu máu não, thiếu oxy hoặc xuất huyết nội sọ,.., giai đoạn sau sinh là do tổn thương não hoặc nhiễm trùng khi sinh con.
Xét về độ tuổi thì dùng để chỉ trẻ em dưới 2 tuổi, còn bệnh thần kinh chủ yếu là nói đến các bệnh liên quan đến gen, di truyền trao đổi chất,…
Các triệu chứng bất thường được phát hiện thông qua khám lâm sàng.
Cách chẩn đoán co thắt ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên quan sát con thường xuyên hơn, đồng thời cũng có thể ghi lại một số cử động bất thường thông qua việc quay video, dùng làm tài liệu tham khảo khi đi khám bác sĩ.
Nếu bố mẹ quan sát thấy một loạt cử động co thắt ở trẻ, chậm phát triển về vận động hoặc trí thông minh, hay thoái triển trong phát triển vận động thô, thì tốt nhất nên tìm kiếm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Tình trạng của trẻ nếu được phát hiện càng sớm, bác sĩ có thể xác nhận nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tổn thương não càng sớm càng tốt, từ đó tìm ra phương án điều trị phù hợp kịp thời, giúp ích nhiều hơn cho quá trình phục hồi của trẻ.
Các bác sĩ lâm sàng nhi khoa nói chung sẽ quan sát cẩn thận các triệu chứng dựa trên độ tuổi của trẻ, để hiểu rõ tiền sử bệnh lý chi tiết của trẻ (bao gồm cả lịch sử di truyền của gia đình), tình trạng mang thai và sinh nở của mẹ trẻ, liệu người mẹ có thói quen hành vi xấu như hút thuốc, nghiện rượu hay không.
Hay đứa trẻ có đủ tháng, quá trình sinh nở có suôn sẻ, trẻ trẻ có bị tổn thương não nghiêm trọng sau khi sinh hay không.
Ngoài các tình trạng bệnh sử này, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra y tế lâm sàng, chủ yếu là điện não đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và các kiểm tra hình ảnh khác, cuối cùng đưa ra phán đoán toàn diện.
Nếu bố mẹ quan sát thấy một loạt cử động co thắt ở trẻ, tốt nhất nên tìm kiếm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Cách điều trị chứng co thắt ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị chứng co thắt ở trẻ sơ sinh được chia thành hai loại: Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc được chia thành thuốc bậc một và thuốc bậc hai.
Các loại thuốc hàng đầu bao gồm hormone và vigabatrin, tập trung vào các nguyên nhân khác nhau. Hormon là lựa chọn đầu tiên cho thuốc, bao gồm corticotropin và glucocorticoid, hai loại hormone này có tác dụng rõ ràng đối với các cơn co thắt ẩn ở trẻ sơ sinh. Trong khi đó vigabatrin chủ yếu được sử dụng ở trẻ em bị xơ cứng củ.
Thuốc bậc hai bao gồm các loại như topiramate, levetiracetam, vitamin B6 và các phương pháp khác.
Việc điều trị chứng co thắt ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào tình trạng và thời gian dùng thuốc. Thường phải mất hơn 2 tuần dùng thuốc mới bắt đầu có tác dụng. Tổng thời gian điều trị dao động từ 3 đến 12 tháng. Điều trị bằng thuốc thường là dùng steroid trong 7 đến 14 ngày và thuốc chống động kinh được thêm vào sau khi quan sát tình hình.
Điều trị bằng phẫu thuật chủ yếu nhắm vào trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị kháng thuốc, chủ yếu là cắt bỏ các bộ phận liên quan đến não như bán cầu não, mô sẹo, vỏ não và thùy.
Phương pháp cụ thể để điều trị được các bác sĩ xem xét toàn diện, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng và độ tuổi của trẻ.