Không phải lúc nào trẻ cười khi ngủ cũng là biểu hiện của sự thông minh hay đơn giản là do bé nằm mơ. Đôi khi, việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu có ý nghĩa khác từ cơ thể trẻ.
Khi nuôi con nhỏ, mong ước lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ là con có thể ngoan ngoãn ngủ một giấc, không chỉ vì giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mà còn vì khi trẻ ngủ cha mẹ mới có thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc riêng.
Chính vì vậy, chỉ cần một cử động nhỏ hay một tiếng “ọ ẹ” của con cũng khiến cha mẹ đứng ngồi không yên, sợ con tỉnh giấc. Đặc biệt, rất nhiều trẻ sơ sinh thường hay cười khi ngủ, điều này khiến một số bậc cha mẹ tò mò không biết nguyên nhân tại sao. Một số bà mẹ nói rằng lý do khiến bé cười là vì nhớ lại những điều hạnh phúc đã diễn ra trong ngày.
Lý giải của khoa học hiện đại cho thấy, khi trẻ đi ngủ, bộ não vẫn không ngừng hoạt động hoàn toàn mà vẫn có những vùng làm việc. Vì thế bé có thể khóc hoặc cười khi ngủ mà cha mẹ ngẩn ngơ không hiểu do đâu. Dưới đây là 5 lý do phổ biến khiến trẻ hay cười khi ngủ.
Phản xạ tự nhiên
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh cười và khóc trong giấc mơ đều là phản xạ tự nhiên. Trẻ sơ sinh rõ ràng không có khả năng giao tiếp, và đương nhiên các bé không hiểu ý nghĩa thực sự của tiếng cười. Lúc này, chỉ cần bé ăn đủ và ngủ thoải mái, khóe miệng sẽ nhếch lên và nở nụ cười. Nếu cảm thấy đói, lạnh, buồn tiểu, khó chịu, trẻ sẽ khóc.
Nụ cười có ý thức của bé thường xuất hiện sau tháng thứ 3, lúc này bé đã dần hình thành những ký ức về mẹ và cha, khi được ở gần cha mẹ, bé cảm thấy hạnh phúc.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh cười và khóc trong giấc mơ đều là phản xạ tự nhiên.
Giấc ngủ không ổn định
Bên cạnh nụ cười vô thức, việc trẻ cười khi ngủ có liên quan mật thiết đến chu kỳ giấc ngủ. Chu kỳ giấc ngủ của con người được chia thành 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.
Khi bé ngủ say trong giai đoạn ngủ cử động mắt nhanh (REM) - giai đoạn ngủ mơ, do giấc ngủ không sâu và sóng não không đều nên thường sẽ có các cử động mắt, cau mày, cười và các hành vi khác.
Do giấc ngủ không sâu và sóng não không đều nên thường sẽ có các cử động mắt, cau mày, cười và các hành vi khác.
Trẻ mơ
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ xảy ra với hầu hết các bé từ 0 đến 1 tháng tuổi và cả giai đoạn phát triển sau này.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thai nhi sẽ mơ khi ở trong cơ thể mẹ được 8 tháng. Sau khi chào đời, bé vẫn tiếp tục nằm mơ. Trong những giấc mơ này, bé sẽ có những cử động vô thức, chẳng hạn như bé cười khi ngủ.
Trí não phát triển tốt
Hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn non nớt, chưa nhạy bén trong điều phối hành vi của trẻ, nên phần lớn trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc. Biểu hiện trẻ hay cười lúc ngủ cho thấy não bộ của bé đang phát triển rất tốt, hệ thần kinh phản xạ nhanh nhạy với quá trình học hỏi thông tin mới của trẻ.
Biểu hiện trẻ hay cười lúc ngủ cho thấy não bộ của bé đang phát triển rất tốt.
Tín hiệu “cầu cứu” của bé
Các mẹ cần chú ý rằng không phải lúc nào trẻ cười khi ngủ cũng là biểu hiện của sự thông minh hay đơn giản là do bé nằm mơ. Đôi khi, việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu từ cơ thể trẻ sơ sinh báo hiệu rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề và cầu cứu mẹ.
Nếu trẻ cười lớn khi ngủ, kèm theo bị co giật dẫn đến hiện tượng cười không kiểm soát được. Mỗi đợt có thể kéo dài khoảng 10-20 giây, bắt đầu khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nếu bé thường xuyên gặp phải điều này, cha mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Đôi khi, việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu từ cơ thể trẻ sơ sinh báo hiệu rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề và cầu cứu mẹ.