Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh

Thi Thi - Ngày 26/11/2024 15:35 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ có 5 thói quen này thường học tập tốt, đạt thành tích cao ở trường.

Khi trẻ bước vào bậc tiểu học là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của cuộc đời. Điều mà bố mẹ lo lắng nhất là liệu trẻ có thể thích nghi tốt với môi trường mới hay không.

Nếu quan sát kỹ trẻ ở giai đoạn này, không khó để nhận thấy những đứa trẻ có 5 thói quen thường học tập tốt hơn ở trường tiểu học, khác với lớp mẫu giáo.

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 1

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 2

Ý thức trách nhiệm với bản thân

Bước vào tiểu học đồng nghĩa với trẻ cần dành ra một khoảng thời nhất định để học tập.

Trẻ học cách chăm sóc cuộc sống của chính mình ở trường, chẳng hạn như uống nước đúng giờ, đi vệ sinh, ăn uống đầy đủ,...

Bố mẹ không thể nhắc nhở con những điều này bất cứ lúc nào. Nếu trẻ có ý thức tự chịu trách nhiệm thì trẻ sẽ biết chăm sóc sức khỏe, sự an toàn và việc học tập của chính mình.

Thực tế, việc trẻ thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học chỉ còn là vấn đề thời gian. Bố mẹ càng tham gia vào nhiều vấn đề thì trẻ càng giảm đi khả năng tự lập.

Ý thức trách nhiệm với bản thân.

Ý thức trách nhiệm với bản thân.

Điều bố mẹ nên làm là học cách buông bỏ.

Ví dụ: Để trẻ tự đóng cặp và tự ăn ở nhà.

Hãy để trẻ tự lập kế hoạch, chơi hay làm bài tập về nhà trước sau giờ học.

Khi làm bài tập về nhà, trước tiên hãy cùng trẻ lập kế hoạch tổng thể, ước tính thời gian hoàn thành mà không cần phải giám sát suốt thời gian đó. Bố mẹ có thể đọc sách, làm việc nhà... nhưng không nên thực hiện quá nhiều hoạt động giải trí làm phiền trẻ.

Sự đồng hành của bố mẹ không phải là ngăn cản trẻ mắc lỗi, mà biến chúng thành cơ hội học tập khi mắc lỗi.

Hãy để trẻ tự làm những gì có thể làm được. Trẻ em có nhiều năng lực hơn chúng ta nghĩ, khi trẻ có ý thức tự chịu trách nhiệm, sẽ chủ động ứng phó trước những thay đổi trong cuộc sống.

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 4

Sắp xếp thời gian một cách khôn ngoan

Khi trẻ bước vào tiểu học, có thể phải đối mặt với giai đoạn thiếu thời gian và cuộc sống hỗn loạn.

Các bậc phụ huynh cũng rất lo lắng, liệu trẻ có thể ngồi yên 40 phút trong lớp được không? Hay phải làm gì nếu trẻ muốn đi vệ sinh trong lớp? Học không được, chơi không đủ....

Nếu trẻ có nhận thức và khả năng quản lý thời gian sẽ dễ dàng sắp xếp việc học tập và cuộc sống. Điểm khác biệt lớn giữa trường tiểu học và mẫu giáo, là trường mẫu giáo có ít hạn chế hơn và hầu hết cho phép trẻ khám phá, vui chơi tự do.

Nhưng khi vào tiểu học, sẽ có kỷ luật trên lớp, nhiệm vụ học tập, yêu cầu và áp lực.

Làm thế nào để phân bổ thời gian làm bài tập về nhà sau giờ học? Làm thế nào để cân bằng thời gian chơi và học?

Đây là một thử thách lớn đối với trẻ. Thời gian không được sắp xếp hợp lý, cuộc sống đầy rẫy sự hỗn loạn và mỗi ngày đều trôi qua trong rượt đuổi.

Vì vậy, nếu trẻ biết sắp xếp thời gian hợp lý thì có thời gian vui chơi và hoàn thành bài tập được giáo viên giao một cách có trật tự.

Biết cách sắp xếp thời gian học tập.

Biết cách sắp xếp thời gian học tập.

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 6

Tổ chức và sắp xếp đồ dùng học tập tốt

Hóa ra việc cất giữ và sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp cũng đòi hỏi nhận thức và kỹ năng.

Tư duy rõ ràng và khả năng sắp xếp của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường gia đình, cũng như thói quen của bố mẹ.

Nếu trẻ có thể tự sắp xếp đồ dùng học tập, hộp bút - cặp sách - bàn học (bàn học trong lớp, góc học tập ở nhà) gọn gàng. Bố mẹ sẽ bớt lo lắng, trẻ cũng quen với nơi cất đồ và sẽ không bị thất lạc.

Ví dụ: Trẻ gọt bút chì trước ở nhà để bạn không phải vội gọt bút chì trong lớp. Hay chuẩn bị một số bìa đựng hồ sơ có màu sắc khác nhau và xếp các sách giáo khoa, sách bài tập về nhà...

Màu đỏ là tiếng Viết, xanh là Toán học... Bằng cách này, mọi thứ sẽ không bị mất hoặc lộn xộn và trẻ sẽ không mất nhiều thời gian để tìm kiếm đồ vật.. Trẻ có thói quen sắp xếp, cất giữ ngăn nắp, trí tuệ thường sáng suốt hơn. 

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 7

Thói quen làm việc nhà

Một giáo sư của Đại học Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát theo dõi trong 20 năm với 456 trẻ em ở khu vực Boston và đưa ra kết luận.

So với những đứa trẻ không thích làm việc nhà, trẻ thường xuyên làm việc nhà có tỷ lệ thất nghiệp là 1:15 và tỷ lệ phạm tội là 1:10 khi lớn lên. Thu nhập bình quân của trẻ thích làm việc nhà là 1:15, cao hơn 20%. Ngoài ra, tỷ lệ ly hôn và mắc bệnh tâm thần cũng thấp hơn. Vfa thực tế, đã có rất nhiều ví dụ cho chúng ta biết rằng những đứa trẻ “điểm cao, năng lực thấp” không thể thích nghi tốt với xã hội.

Đảm nhận công việc nhà liên quan đến tuổi tác rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

- Có thể mang lại cho trẻ cảm giác thân thuộc hơn, biết rằng mình là một phần của gia đình.

- Quyền và nghĩa vụ cùng tồn tại. Kết quả việc nhà được cả gia đình chia sẻ.

- Việc nhà sử dụng đôi tay và trí não, và là bài tập toàn diện cho trẻ.

Trẻ có thói quen làm việc nhà sẽ có khả năng tự chăm sóc bản thân ở trường tốt và tính tập thể cao hơn.

Thói quen làm việc nhà.

Thói quen làm việc nhà.

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 9

Ý thức bảo vệ bản thân

Khuôn viên trường là một xã hội thu nhỏ, đôi khi se xảy ra xích mích và mâu thuẫn.

Khi bước vào bậc tiểu học, trẻ phải có rất nhiều ý thức về an toàn cá nhân, xã hội, thể thao, giao thông...

Năm 2016, một cuộc khảo sát đặc biệt với hơn 9.000 học sinh tiểu học và trung học (thành thị và nông thôn) tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ những học sinh này cho rằng mình bị bắt nạt là 14,9%.

Khi trẻ bị tổn hại về thể chất và tinh thần, sẽ có tâm lý chối bỏ việc học tập, đến trường.

Vì vậy, nên trau dồi cho trẻ ý thức tự bảo vệ, có nhận thức nhất định về những nguy hiểm, ý thức phòng ngừa có thể giảm thiểu đáng kể những rủi ro về an toàn.

Trẻ tự biết rèn 5 thói quen này từ cấp 1, chứng minh muốn thay đổi tương lai và vận mệnh - 10

Trẻ 2 tuổi thông minh hơn nhờ bố mẹ cùng con chơi 3 trò tích hợp giác quan
Rèn luyện tích hợp giác quan thông qua trò chơi có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời