Trên sân chơi, bé 4 tuổi giành đồ chơi của bạn nhưng không được, người mẹ chạy ra xin hộ khiến chuyên gia lắc đầu: Sai rồi!

Kiều Trang - Ngày 06/07/2023 11:50 AM (GMT+7)

Chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi khuyến khích bố mẹ nên dạy con biết yêu thương, sẻ chia ngay từ nhỏ, để tránh con hình thành tính ích kỷ khi lớn.

Những đứa trẻ có tính ích kỷ thường không quan tâm đến người khác, và chỉ tập trung vào nhu cầu hay mong muốn của bản thân. Điều này có thể dẫn đến những hành vi không đúng đắn, như cố gắng dành lấy đồ chơi của bạn, không  biết chia sẻ, hay thậm chí một số trẻ lớn lên có xu hướng phá vỡ các quy tắc và giới hạn để đạt được mục đích của mình.

Ngoài ra, tính ích kỷ có thể gây ra những rắc rối và xung đột trong các mối quan hệ xã hội của trẻ. Nếu trẻ không được giáo dục và hướng dẫn cách chia sẻ, quan tâm đến người khác và tôn trọng quy tắc xã hội, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt với người khác.

Trẻ có tính ích kỷ rất khó để xây dựng các mối quan hệ bền vững, tốt đẹp ở xung quanh. (Ảnh minh hoạ Internet).

Trẻ có tính ích kỷ rất khó để xây dựng các mối quan hệ bền vững, tốt đẹp ở xung quanh. (Ảnh minh hoạ Internet).

Trên thực tế, trước 3 tuổi, trẻ chưa hiểu được sự chia sẻ và quan tâm là điều bình thường, đây gọi là bản năng chứ không phải ích kỷ. Ở độ tuổi này, những đứa trẻ chỉ có thể nhìn thế giới từ góc độ của riêng mình, đó là lý do mà bố mẹ nên hướng dẫn con nhiều hơn, kiên nhẫn, chậm rãi vì con cần thời gian để hiểu và tiếp thu.

Tuy nhiên, nếu trẻ sau 3 tuổi vẫn giữ thói quen xem bản thân là "trung tâm của vũ trụ", không biết chia sẻ, quan tâm với người khác thì có thể ảnh hưởng phần nào từ cách nuôi dạy chưa phù hợp của bố mẹ. Do đó, theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, việc giáo dục và rèn luyện tính cách của trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sớm của trẻ.

Bố mẹ và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ chia sẻ, quan tâm đến người khác và tôn trọng quy tắc gia đình và xã hội. Bằng cách tạo một môi trường yêu thương, chăm sóc đầy đủ và giáo dục tính cách đúng đắn, trẻ có thể phát triển các kỹ năng xã hội và trở thành những người có ích cho xã hội, biết cho đi nhiều hơn.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trên sân chơi, bé 4 tuổi giành đồ chơi của bạn nhưng không được, người mẹ chạy ra xin hộ khiến chuyên gia lắc đầu: Sai rồi! - 4

Thưa chuyên gia, những sai lầm nào của bố mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái, khiến cho con trở thành một đứa trẻ ích kỷ?

Một đứa trẻ khi sinh ra sẽ coi mình là trung tâm, không phân biệt được bản thân và người khác, coi người khác cũng có cảm nhận và suy nghĩ giống như mình. Trẻ muốn gì là phải được đáp ứng cho bằng được, thích gì thì sẽ dành lấy và không muốn chia sẻ đồ mình thích cho người khác.

Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, đứa trẻ cần được giáo dục để hiểu được giới hạn của bản thân, điều gì nên và không nên, hiểu được cần nhường nhịn và chia sẻ thì mới có thể sống chung cùng người khác. Trong quá trình đứa trẻ học được những điều này, vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng.

Khi đứa trẻ được khoảng 2 tuổi, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết không phải mọi điều trẻ muốn đều được đáp ứng ngay lập tức, không phải điều gì trẻ đòi cũng sẽ được cho, cha mẹ cần thiết lập những giới hạn, và cho trẻ hiểu được sự trao đổi, cho và nhận. Lên 3 tuổi thì trẻ sẽ được tham gia các trò chơi, hoạt động giao lưu cùng các bạn đồng trang lứa thì trẻ sẽ học được sự luân phiên, nhường nhịn, chia sẻ và biết nhượng bộ.

Nếu cha mẹ cưng chiều con, đáp ứng mọi nhu cầu kể cả vô lý của con và ít cho con tham gia với các bạn cùng lứa tuổi, hoặc khi chơi luôn tham gia dàn xếp để các bạn nhường nhịn cho con, bênh vực con thì dễ dẫn đến việc trẻ trở nên có tính tham lam, ích kỷ.

Trên sân chơi, bé 4 tuổi giành đồ chơi của bạn nhưng không được, người mẹ chạy ra xin hộ khiến chuyên gia lắc đầu: Sai rồi! - 5

Làm thế nào để trẻ nhận thức được hành động ích kỷ có thể gây hại đến người khác?

Việc một người tham lam và ích kỷ không chỉ hại đến người khác, mà còn hại đến chính bản thân trẻ. Trẻ không hiểu được sự khác biệt, không học được sự tôn trọng và thấu cảm thì kỹ năng xã hội cũng như năng lực quản lý cảm xúc cũng không tốt, điều này gây ảnh hưởng lớn cho trẻ trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong quá trình hoà nhập vào xã hội.

Do đó, cha mẹ cần đặt ra giới hạn trong việc đáp ứng các đòi hỏi của con, giảng giải cho con về việc mỗi người đều có cảm xúc và sở thích cũng như quyền sở hữu của riêng mình, không ai được xâm phạm lợi ích của người khác để thoả mãn lợi ích của mình.

Lấy ví dụ con có đồ chơi mà bạn thích và đến dành đồ của con thì con thấy thế nào? Sau đó giải thích nếu con là người dành đồ chơi của người khác thì họ cũng buồn như thế, và khuyến khích trẻ mượn hoặc trao đổi đồ chơi để mọi người cùng vui, khi trẻ làm tốt thì sẽ được bố mẹ khen ngợi.

Trên sân chơi, bé 4 tuổi giành đồ chơi của bạn nhưng không được, người mẹ chạy ra xin hộ khiến chuyên gia lắc đầu: Sai rồi! - 6

Chuyên gia có thể kể một trường hợp thực tế về đứa trẻ có tính ích kỷ? Phản ứng của bố mẹ lúc đó như thế nào là phù hợp để làm gương và hướng dẫn con đúng đắn?

Tôi muốn chia sẻ về trường hợp của một bé gái 4 tuổi, khi xuống sân chơi thì thấy bạn có xe ô tô điện đẹp nên chạy đến giành chơi với bạn. Khi bạn không cho thì xô bạn té và trèo vào xe ngồi chơi. Mẹ của bé chạy lại đỡ bé kia dậy, và năn nỉ bé cho con mình mượn xe chơi một chút, nhưng không được đồng ý và bé đó cũng khóc rất to để đòi lại.

Người mẹ lúc này liền quay sang dỗ con để con trả xe cho bạn, nhưng con gái nhất quyết không chịu ra, bám chặt tay vào xe. Người mẹ đành phải bế con lên nhưng bé gái giãy đạp rất mạnh, thậm chí đạp vào mặt người mẹ.

Mẹ bé đành đặt con xuống đất, bé gái nằm lăn ra sân và khóc la um sùm kèm giãy giụa không ngừng. Lúc này người mẹ thấy xấu hổ với mọi người nhưng nói thế nào con cũng không nghe, giận quá nên người mẹ đã bế xốc con lên rồi tét 2 cái vào mông con rất đau, xong rồi bế đi.

Thực ra, cách hành xử của bé gái này đã phản ánh lịch sử phong cách giáo dục của cha mẹ, chứ không phải ngày một ngày hai mà hình thành. Do đó, cha mẹ nên thực hành việc thiết lập giới hạn cho con càng sớm càng tốt, để trẻ hiểu mình cần phải làm gì để có được điều mình muốn, và khi không có được thì sẽ phản ứng ra sao. Về lâu dài trẻ sẽ học được cách hành xử phù hợp hơn.

Tuyệt đối cha mẹ không thể chiều theo ý con, hay giận quá mà sử dụng bạo lực đối với con. Cha mẹ cũng không nên nhường hết tất cả mọi thứ ngon nhất, tốt nhất cho một mình con mà phải thể hiện sự công bằng trong đối xử, cho trẻ hiểu mọi người cần được cho đi để nhận lại, và cần được quan tâm chứ không phải con có đặc quyền hơn mọi người.

Trong tình huống được kể trên, cha mẹ nên giảng giải cho con hiểu, chiếc xe kia là của bạn, con muốn chơi thì phải biết hỏi, xin phép mượn hoặc trao đổi để được cùng chơi với bạn, tuyệt đối không tỏ thái độ, hành vi tranh giành. Nếu bạn không cho mượn thì con cần phải biết chấp nhận điều này, thay vì đòi cho bằng được, sau đó cha mẹ có thể hướng trẻ đến thứ khác để chơi.

Nhân tiện trong hoàn cảnh này, cha mẹ cũng có thể giải thích cho con việc khi con có đồ chơi mà bạn muốn chơi thì con nên chia sẻ, thay vì giữ khư khư rồi chơi một mình, điều này sẽ khiến các bạn khác cũng buồn giống mình bây giờ, để trẻ hiểu được tâm trạng của người bị từ chối và biết chia sẻ khi cần.

Trên sân chơi, bé 4 tuổi giành đồ chơi của bạn nhưng không được, người mẹ chạy ra xin hộ khiến chuyên gia lắc đầu: Sai rồi! - 7

Tính ích kỷ có ảnh hưởng tới tương lai của trẻ như thế nào? Bố mẹ làm sao để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa và giá trị của sự chia sẻ, đồng cảm với người khác?

Như trên đã nói, chúng ta có thể thấy, không ai muốn chơi cùng với người tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới mình. Người có đặc điểm như vậy rất dễ bị ghét, hoặc trở nên cô độc trong cuộc sống. Cho trẻ thấy giá trị của việc chia sẻ, khiến cho trẻ muốn chia sẻ là điều rất cần thiết mà cha mẹ nên làm cho con.

Những người lớn hãy làm gương trong chính mối quan hệ cha mẹ - con cái, anh – chị - em trong gia đình. Cha mẹ không thể nhường hết, ưu tiên hết cho con vì con còn nhỏ, mà cần cho con hiểu về việc tôn trọng mọi người cũng như việc cho đi đem lại niềm vui như thế nào.

Ví dụ, việc cha mẹ thường nhường hết đồ ăn ngon cho con, sẽ dễ khiến con nghĩ đồ nào con thích thì mọi người đều phải nhường, sau này trẻ ra ngoài cũng giữ nhận định như vậy nên rất dễ dẫn đến những hành vi không phù hợp. Vì vậy, cha mẹ có thể dạy trẻ cách thương lượng, trao đổi, để có thứ mình muốn thì cần phải trao đổi một thứ khác, hoặc phải chấp nhận người kia không đồng ý, và cả việc cho đi không vụ lợi mà chỉ đơn giản là vì chúng ta thương yêu nhau.

Tức là, trẻ cần được rèn luyện điều này sớm từ trong gia đình. Ngoài ra, những câu chuyện, những thước phim, những bài hát hay những ví dụ minh hoạ thật từ trong cuộc sống, luôn là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho cha mẹ trong việc dạy con biết yêu thương, sẻ chia và tránh hình thành tính cách tham lam, ích kỷ khi lớn.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm