Trong một gia đình mà con cái không có tương lai, hầu hết các bà mẹ đều mắc phải những “thói xấu” này

Thi Thi - Ngày 07/04/2024 09:34 AM (GMT+7)

Trong một gia đình, tính cách, thái độ hay lời nói của mẹ sẽ tác động nhất định đến nhận thức của con.

Người mẹ là nền tảng của một gia đình, mỗi lời nói, hành động của mẹ đều có tác động lớn đến con.

Ví dụ, người mẹ làm gương tốt thường sẽ dạy con tính kiên định, thực tế, lương thiện và nhân hậu. Trong khi, một người mẹ quá nghiêm khắc, thường xuyên bạo lực lời nói, đứa trẻ trưởng thành sẽ khó hạnh phúc.

Vì vậy, để nuôi dưỡng đứa trẻ tài năng, tự lập và có cuộc sống thành công, mẹ nên hạn chế mắc phải những sai làm sau. 

Trong một gia đình mà con cái không có tương lai, hầu hết các bà mẹ đều mắc phải những “thói xấu” này - 1

Hạn chế về nhận thức vô tình cản trở sự phát triển của con

Có người cho rằng, nỗ lực của bố mẹ có thể giúp con giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.

Nhưng sự hiểu biết của người mẹ về thế giới có thể thực sự quyết định con mình sẽ đi về đâu.

Tầm nhìn của người mẹ giống như một bờ vai, là "người khổng lồ" hay "người lùn" sẽ quyết định con có thể chạm tới độ cao bao nhiêu và nhìn được bao xa trên vai.

Nhiều bà mẹ có xu hướng chỉ trích thay vì hướng dẫn con sửa đổi lỗi lầm.

Nhiều bà mẹ có xu hướng chỉ trích thay vì hướng dẫn con sửa đổi lỗi lầm.

Chuyên gia Zheng Yuanjie cho biết: “Sự trưởng thành của một đứa trẻ ảnh hưởng từ sự thành công hay thất bại của mẹ”.

Vì vậy, thay vì đặt mọi kỳ vọng vào sự thành công của con, tốt hơn hết người mẹ nên tự mình làm điều gì đó trước.

Cho dù đó là để cải thiện tầm nhìn, hay để nâng cao kiến ​​thức, tạo thành tích riêng, trước tiên mẹ nên cố gắng trở thành một người có tầm nhìn xa.

Một người mẹ xuất sắc luôn có đủ năng lực và tham vọng để đưa ra những lựa chọn lâu dài cho con, để trẻ có thể bay tới bầu trời rộng lớn hơn. Ngược lại, nếu mẹ hạn chế về nhận thức sẽ vô tình cản trở sự phát triển của con

Trong một gia đình mà con cái không có tương lai, hầu hết các bà mẹ đều mắc phải những “thói xấu” này - 3

Không bày tỏ tình cảm, chỉ giận con cái

Một nhà giáo dục cho rằng: “Gia đình không cần bố mẹ ưu tú. Nhưng có người mẹ với tâm hồn thanh thản, cảm xúc ổn định chính là điều may mắn lớn nhất đối với con”.

Người ta tin rằng cảm xúc của người mẹ có thể hình thành nên tính cách của đứa trẻ. Người mẹ hay phàn nàn, tiêu cực, nóng nảy, cáu kỉnh, khiến trẻ dễ trở yếu đuối, nhạy cảm và tự ti.

Trong khi đó, với một người mẹ lạc quan, tích cực, bình yên và ân cần, những đứa trẻ sẽ tự nhiên cảm nhận được tình yêu thầm lặng và trở nên biết yêu thương hơn. 

Người mẹ hay phàn nàn, tiêu cực, nóng nảy, cáu kỉnh, khiến trẻ dễ trở yếu đuối, nhạy cảm và tự ti.

Người mẹ hay phàn nàn, tiêu cực, nóng nảy, cáu kỉnh, khiến trẻ dễ trở yếu đuối, nhạy cảm và tự ti.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cũng có thể cố gắng thực hiện ba điều sau trước khi cảm xúc của mình bùng nổ:

Đầu tiên, hãy mô tả sự thật một cách khách quan.

Ví dụ: “Mẹ thấy phòng của con rất bừa bộn”, “Con chưa làm xong bài tập về nhà?”…

Thứ hai, hãy thể hiện rõ ràng cảm xúc bên trong của bản thân với con.

Ví dụ: “Hiện giờ mẹ đang rất giận”, “Mẹ cảm thấy không vui”…

Thứ ba, hãy nói rõ mẹ muốn con mình làm gì, càng cụ thể càng tốt.

Suy cho cùng, mất bình tĩnh không phải là mục tiêu mà là giải quyết vấn đề trước mắt.

Những gia đình hạnh phúc đều cần sự lãnh đạo về mặt cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách chính xác.

Chỉ trong trạng thái ấm áp này, trẻ mới được nuôi dưỡng niềm tin mạnh mẽ để bước đi, có thể vượt qua những thăng trầm của cuộc sống một cách bình tĩnh hơn.

Trong một gia đình mà con cái không có tương lai, hầu hết các bà mẹ đều mắc phải những “thói xấu” này - 5

Thiếu kỷ luật tự giác nhưng yêu cầu khắt khe với con

Có một nhà văn từng chia sẻ một câu chuyện trong một cuốn sách.

Một ngày nọ, cô hỏi gia sư của con mình: “Nếu mấy ngày nghỉ lễ trẻ không đến lớp thì sau này con có học bù được không?”

Cô giáo liếc nhìn cô rồi nói: “Nếu bố mẹ không làm được thì làm sao con có thể học tốt được?”

Chỉ một câu nói đơn giản như vậy đã khiến cô vô cùng cảm động.

Từ đó trở đi, dù bận đến đâu, cô cũng chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo ngày hôm sau con có thể đến lớp đúng giờ.

Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy trong cuộc sống, nếu bố mẹ nghiện điện thoại thì trẻ cũng sẽ học theo. Nếu bố mẹ sống buông thả thì con cái cũng sẽ học theo tính lười biếng. 

Nhiều bà mẹ thiếu kỷ luật tự giác nhưng yêu cầu khắt khe với con.

Nhiều bà mẹ thiếu kỷ luật tự giác nhưng yêu cầu khắt khe với con.

Đặc tính lớn nhất của trẻ em là hay bắt chước, mọi việc mẹ làm sẽ được con nhìn thấy và ghi nhớ. Vì vậy, nếu người mẹ thiếu kỷ luật tự giác nhưng yêu cầu khắt khe với con, điều này có thể phản tác dụng, vì trẻ không nhìn thấy được gương tốt từ mẹ. 

Để trẻ tự nhận thức được bản thân, điều quan trọng là không bao giờ dựa vào những lời dạy lặp đi lặp lại mà hãy nuôi dưỡng thói quen, bằng sự đồng hành lâu dài trong từng lời nói, việc làm của cuộc sống.

Khi người dần dần có tính kỷ luật tự giác hơn, không chỉ cải thiện bản thân, mà giúp con nhận ra rằng đây là đức tính quan trọng cần có.

Nếu trẻ tự giác hơn và phát triển những thói quen tốt, sẽ có thể làm chủ được cuộc sống của chính mình, hướng về những điều tích cực, xây dựng tương lai lành mạnh. 

Trong một gia đình mà con cái không có tương lai, hầu hết các bà mẹ đều mắc phải những “thói xấu” này - 7

Muốn về già được con cái kính trọng gắn bó, bố mẹ hãy làm 3 điều trong thời gian nuôi dưỡng con ngày nhỏ
Các chuyên gia cho biết, có 3 cách đơn giản để bố mẹ có thể tạo sự gắn kết, gần gũi hơn với con cái.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con