Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay

Kiều Trang - Ngày 25/03/2024 15:00 PM (GMT+7)

Nhiều chi tiết quan trọng về cuộc sống, sự phát triển và giáo dục trẻ được thể hiện qua suốt quá trình bố mẹ đón con tan trường.

Một phụ huynh chia sẻ trong hội nhóm nuôi dạy con về câu chuyện mà bản thân đã chứng kiến, và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc bố mẹ. Cụ thể câu chuyện như sau: Cách đây mấy hôm, tôi đi đón con tan trường. Tôi nhìn thấy một bé gái khoảng tám, chín tuổi đang đứng ở cổng chờ mẹ đến đón với vẻ mặt rất buồn bã. Một lúc sau, cuối cùng mẹ cô bé đó cũng đến và đứa trẻ đã ngay lập tức thay đổi thái độ, vui vẻ và hào hứng chạy đến bên mẹ.

Kết quả là, khi nhìn thấy con gái, người mẹ mặt nghiêm nghị, bắt đầu đặt vô số câu hỏi: "Hôm nay trong lớp con có hiểu hết bài không? Con đạt điểm cao hết đúng chứ?", nụ cười trên khuôn mặt cô bé lúc này biến mất và thay vào đó là sự miễn cưỡng để trả lời câu hỏi của mẹ, thậm chí còn cố tình tránh né, đáp lời qua loa cho xong chuyện.

Trên thực tế, đón con là công việc thường ngày của mỗi bậc bố mẹ khi đứa trẻ bước vào độ tuổi đến trường. Thông qua khoảnh khắc này, có thể quan sát thấy cách mà các ông bố bà mẹ đưa đón con. Điều đó làm lộ rõ nhiều chi tiết quan trọng về cuộc sống, sự phát triển và giáo dục trẻ đã nhận được từ bố mẹ.

Một số chuyên gia tâm lý nhận định, sự thành công trên con đường học vấn của trẻ phụ thuộc vào 4 chi tiết bố mẹ đón con tan trường dưới đây.

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 1

Bố mẹ mang cặp sách cho con

Một trong những hành động đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục con cái, đó là bố mẹ giúp con mang cặp sách. Rất nhiều bậc phụ huynh khi đi đón con, chủ động giúp đứa trẻ mang cặp sách vì lo lắng con học hành suốt một ngày sẽ mệt mỏi. Và bọn trẻ dường như đã quen với điều đó, chính vì thế mà không ít trẻ ngay sau khi nhìn thấy bố mẹ thì lập tức tháo chiếc cặp mang trên lưng và mặc định đưa cho bố mẹ cầm hộ mình.

Trong số những phụ huynh đón con đi học về có cả ông bà. Vì thế mà nhiều người thường trông thấy cảnh tượng như thế này: Một ông già khom lưng bước đi chậm rãi, vác chiếc cặp sách một cách nặng nề, phía trước là một đứa trẻ cao lớn, đầy năng lượng chạy nhảy, thậm chí còn không chờ ông của mình mà bỏ đi một mạch về nhà.

Đó là lý do mà khi đón con tan học, trừ khi có những trường hợp đặc biệt, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự mang cặp sách. Việc này sẽ rèn luyện cho trẻ tính tự lập và lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ. Dù việc mang cặp sách chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó mang ý nghĩa giáo dục lớn, dạy trẻ tự chịu trách nhiệm và tự quản lý công việc của bản thân, không có tính phụ thuộc vào người khác.

Đồng thời, qua đó giúp trẻ hình thành lòng biết ơn và hiếu thuận, trẻ sẽ hiểu được những vất vả của bố mẹ khi phải chăm sóc mình mọi thứ. Nhờ vậy mà dần dần sau khi lớn, trẻ sẽ chủ động làm việc nhà, biết phụ giúp bố mẹ nhiều hơn.

Rất nhiều bậc phụ huynh khi đi đón con, chủ động giúp đứa trẻ mang cặp sách vì lo lắng con học hành suốt một ngày sẽ mệt mỏi.

Rất nhiều bậc phụ huynh khi đi đón con, chủ động giúp đứa trẻ mang cặp sách vì lo lắng con học hành suốt một ngày sẽ mệt mỏi.

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 3

Giờ giấc bố mẹ đón con 

Trên thực tế, một đứa trẻ dù có mạnh mẽ hay nhạy cảm đến đâu thì cũng sẽ cảm thấy rất buồn và trông mong được bố mẹ đón về sớm. Nếu bố mẹ không đón con đi học đúng giờ trong thời gian dài, điều này có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến tính cách và tâm lý của trẻ.

Đối với trẻ, việc bố mẹ có thể đón mình tan trường sớm hay muộn sẽ thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương và vị trí của trẻ trong lòng bố mẹ. Những đứa trẻ được đón đúng giờ sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng, có giá trị và luôn cảm thấy an toàn, tin tưởng bố mẹ.

Ngược lại trong khi đó, những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ đón muộn trong thời gian dài sẽ dễ hình thành cảm giác bị bố mẹ bỏ rơi và cảm thấy cô đơn, lẻ loi khi nhìn thấy những đứa trẻ khác lần lượt được đón về. Sự lo lắng sẽ tăng lên và trẻ sẽ dần trở nên nhạy cảm, yếu đuối và có lòng tự trọng thấp vì nghĩ rằng bản thân không có giá trị.

Chính vì lẽ đó mà các bậc bố mẹ cần hiểu rất rõ việc thường xuyên đón con muộn không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết giữa bố mẹ và con cái, mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách, phá hủy cảm giác an toàn và gây ra những tổn hại về mặt tâm lý không thể khắc phục đối với trẻ. Từ đó có thể khiến cho con đường học vấn của con ngày càng vất vả, khó đạt được thành tựu trong tương lai.

Giờ giấc bố mẹ đón con tan học có ảnh hưởng lớn đến tương lai trẻ.

Giờ giấc bố mẹ đón con tan học có ảnh hưởng lớn đến tương lai trẻ.

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 5

Câu đầu tiên bố mẹ nói với con

Rất nhiều bậc phụ huynh đến trường đón con tan học, vừa nhìn thấy đứa trẻ đã dồn dập đặt ra vô số câu hỏi: “Hôm nay con có theo kịp bài giảng của cô giáo không? Con có bài tập về nhà chứ? Thầy giáo có chê con không? Hôm nay con được mấy điểm?"... Kết quả là sắc mặt con trẻ ngay lập tức trở nên u ám và thậm chí là con còn phớt lờ bố mẹ suốt chặng đường về nhà.

Thực tế, trái tim của trẻ luôn khao khát tình yêu thương và sự quan tâm đúng cách của bố mẹ. Sau khi tan học, đứa trẻ nào cũng đều sẽ cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Nếu vừa gặp nhau sau một ngày dài xa cách mà bố mẹ đã chỉ quan tâm đến điểm số và thành tích thì sẽ dễ khiến con bị áp lực, bức bối. Thay vì nói những câu đó, bố mẹ có thể tham khảo một số câu hỏi như:

- “Hôm nay con ở trường có chuyện gì vui không?”

Đôi khi vì quá chú ý đến việc học của trẻ mà bố mẹ bỏ qua những cảm xúc thực sự của con, điều này vô tình khiến con trẻ từng bước khép kín trái tim mình với bố mẹ. 

Khi đặt câu hỏi này, bố mẹ có thể hướng dẫn con diễn đạt những gì con thấy, nghe và cảm nhận trong một ngày học tập ở lớp, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cuộc sống tại trường của con. Nó không chỉ có thể giúp trẻ hồi tưởng lại những niềm vui con đã trải qua, mà còn giúp con giải quyết những cảm xúc tiêu cực.

- “Hôm nay có điều gì khiến con tự hào không?”

Câu hỏi này sẽ tạo động lực và tăng sự tự tin cho trẻ. Dù con trả lời thế nào thì bố mẹ cũng đừng phê bình hay chỉ trích, bố mẹ phải hỗ trợ con kịp thời và động viên con tiếp tục nỗ lực.

- "Con có gặp khó khăn gì cần bố mẹ giúp đỡ không?"

Ý nghĩa của câu hỏi này thể hiện tình yêu thương vô điều kiện dành cho con cái và truyền tải một thônng điệp: Bố mẹ là những người đáng tin cậy nhất, yêu thương con nhất, dù có chuyện gì xảy ra thì con cũng có thể nói với bố mẹ, và con không cần phải chịu đựng hay khó khăn khi tự giải quyết nó một mình.

Dù con có trả lời ra sao, bố mẹ cũng phải giúp trẻ duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc, đặc biệt là không đổ lỗi cho con, hãy là một người biết lắng nghe, chấp nhận mọi cảm xúc thực của con.

Giao tiếp tốt và quan tâm khéo léo sẽ tạo nền tảng tốt cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Nó cũng sẽ tạo ra một nơi trú ẩn an toàn, vững chắc trong trái tim trẻ và dần dần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.

Rất nhiều bậc phụ huynh đến trường đón con tan học, vừa nhìn thấy đứa trẻ đã dồn dập đặt ra vô số câu hỏi.

Rất nhiều bậc phụ huynh đến trường đón con tan học, vừa nhìn thấy đứa trẻ đã dồn dập đặt ra vô số câu hỏi.

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 7

Thái độ của bố mẹ trên đường về nhà

Một cư dân mạng nhớ lại trải nghiệm thời thơ ấu của mình và chia sẻ. Trong ấn tượng của anh ấy, những ngày khó khăn nhất là lúc trên đường đi học về với mẹ. Mỗi lần mẹ đón anh tan học, bà hầu như luôn mang vẻ mặt cau có, khó chịu. Sau đó, anh luôn nghe thấy đủ lời phàn nàn trên đường đi, chẳng hạn như cuộc sống khó khăn thế nào, công việc mệt mỏi ra sao, học phí bao nhiêu,...

Anh cho biết anh đặc biệt ghen tị với những đứa trẻ khác, luôn về nhà sau giờ học và nói chuyện một cách vui vẻ, cười đùa với bố mẹ. Trải nghiệm thời thơ ấu này khiến anh lớn lên trở thành một người rất nhạy cảm, sống nội tâm và không bao giờ dám chia sẻ với bố mẹ những chuyện của bản thân.

Chuyên gia giáo dục Lu Qin từng nói: “Nụ cười của bố mẹ là món quà trọn đời cho con cái”. Màu sắc khuôn mặt của bố mẹ là màu sắc của toàn bộ thế giới trẻ. Dù bố mẹ có khó khăn hay mệt mỏi với cuộc sống đến đâu, thì cũng đừng bao giờ truyền năng lượng tiêu cực cho con. 

Từ hôm nay trở đi, khi đón con, hãy nở nụ cười chân thành và ôm con thật ấm áp. Bằng cách này, bố mẹ có thể khiến cho trái tim trẻ tràn ngập niềm vui và có được cảm giác an toàn. Trong tương lai, con chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành tích học tập vượt trội, trở thành một đứa trẻ hạnh phúc nhất.

Thái độ của bố mẹ trên đường đón con về nhà sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý trẻ.

Thái độ của bố mẹ trên đường đón con về nhà sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý trẻ.

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 9

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay - 10

Trẻ có 3 biểu hiện này khi đi học về, có nghĩa là con không vui ở trường
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có những hành vi này sau khi về nhà, có thể con đã gặp chuyện không vui ở trường.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con