Trước 10 tuổi, mẹ nhất định dạy trẻ 3 điều này, để con sớm thành tài và hạnh phúc

Thi Thi - Ngày 26/02/2023 19:01 PM (GMT+7)

Mỗi lời nói, việc làm của bố mẹ trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng đến EQ của con cái.

Trước 10 tuổi, mẹ nhất định dạy trẻ 3 điều này, để con sớm thành tài và hạnh phúc - 1

Với sự cải thiện mức sống của xã hội, quan niệm nuôi dạy con cái của bố mẹ cũng phát triển theo thời đại. Ngoài chỉ số IQ, nhiều phụ huynh còn đặc biệt chú trọng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ (EQ). Có thể nói các bậc bố mẹ hiện đại rất coi trọng đến việc này.

Thực tế, những đứa trẻ có EQ cao thường có tỷ lệ thành công cao hơn, trong khi những đứa trẻ có EQ thấp sẽ có ít cơ hội phát triển trong xã hội.

Mỗi lời nói, việc làm của bố mẹ trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng đến EQ của con cái, 3 kiểu bố mẹ sau đây dễ ảnh hưởng đến EQ của trẻ theo hướng tiêu cực. 

Trước 10 tuổi, mẹ nhất định dạy trẻ 3 điều này, để con sớm thành tài và hạnh phúc - 2

3 kiểu bố mẹ khiến EQ của trẻ không thể cao

Bố mẹ độc đoán, kiêu ngạo

Những ông bố bà mẹ độc đoán thường có sự đòi hỏi và yêu cầu cao ở trẻ. Vì muốn con phải trở thành người thành đạt, xuất chúng, nên thường yêu cầu trẻ tuân theo những “chỉ đạo” của mình. 

Tuy đặt ra yêu cầu khắt khe ở trẻ, bố mẹ độc đoán ít khi giải thích lý do tại sao con phải làm như vậy. Đồng thời, cũng không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào để con thực hiện những yêu cầu của mình. Nếu trẻ làm sai, họ sẵn sàng trừng phạt thay vì kỷ luật và trẻ sẽ nhận sự chỉ trích rất nhiều. 

Đứa trẻ được nuôi dạy bởi bố mẹ độc đoán tuy bề ngoài có phần ngoan ngoãn, nhưng lại thiếu tự tin trong những quyết định, hay lo âu và ít hạnh phúc hơn.  

Vì muốn con phải trở thành người thành đạt, nhiều phụ huynh thường yêu cầu trẻ tuân theo những “chỉ đạo” của mình.

Vì muốn con phải trở thành người thành đạt, nhiều phụ huynh thường yêu cầu trẻ tuân theo những “chỉ đạo” của mình. 

Người bố thô lỗ, nóng tính

Trong gia đình, người bố thường là hình mẫu để các con noi theo. Nếu người bố thô lỗ trong giao tiếp giữa các cá nhân, thì đứa trẻ sẽ làm theo. Điều này lâu dần ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc và phát triển nhân cách ở trẻ.

Theo một nghiên cứu tại đại học Binghamton (New York, Hoa Kỳ), người bố có khuynh hướng nóng tính, không kìm chế được cảm xúc, thường xuyên quát mắng con cái, sẽ cản trở trí tuệ cảm xúc của trẻ, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, trẻ sẽ không nghe lời, không muốn tiếp thu, tăng khoảng cách với bố mẹ khi trưởng thành.

Chê bai, không tôn trọng bạn đời

Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, cách bố mẹ đối xử nhau cũng là hình mẫu quan trọng nhất trong cuộc sống và sự hòa thuận sau này của trẻ.

Nếu bố mẹ thường xuyên quát mắng nhau, thậm chí dùng đến bạo lực, đứa trẻ thường có cái nhìn không tôn trọng bố mẹ mình, gia đình trong tương lai của trẻ cũng sẽ khó đạt được hạnh phúc.

Nếu bố mẹ thường xuyên quát mắng nhau, thậm chí dùng đến bạo lực, con cái sẽ khó hạnh phúc.

Nếu bố mẹ thường xuyên quát mắng nhau, thậm chí dùng đến bạo lực, con cái sẽ khó hạnh phúc.

Trước 10 tuổi, mẹ nhất định dạy trẻ 3 điều này, để con sớm thành tài và hạnh phúc - 5

Trí tuệ cảm xúc cao thường được nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ, vậy làm thế nào để trẻ có trí tuệ cảm xúc cao?

Để trẻ thể hiện cảm xúc và học cách tự quyết định

Cảm xúc cũng chính là yếu tố chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của con trẻ. Bố mẹ cần dạy con cách đối phó với các loại cảm xúc để các con biết ứng xử có chừng mực.

Bố mẹ không nên chèn ép mà hãy để con mạnh dạn thể hiện. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy luôn giúp con hiểu và nắm bắt được những biểu hiện của các loại cảm xúc, chọn nơi thích hợp để trút bầu tâm sự.

Trường hợp, bố mẹ quyết định mọi việc, thì đứa trẻ sẽ kém độc lập, thiếu suy nghĩ, phụ thuộc vào bố mẹ, thậm chí sẽ không có được sự độc lập cơ bản nhất. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ tính tự lập, khả năng làm chủ cảm xúc, tự đưa ra quyết định cho lựa chọn của mình.

Bố mẹ cần dạy con cách đối phó với các loại cảm xúc để các con biết ứng xử có chừng mực.

Bố mẹ cần dạy con cách đối phó với các loại cảm xúc để các con biết ứng xử có chừng mực.

Cho trẻ tiếp xúc với xã hội và nhìn ra thế giới nhiều hơn

Bố mẹ không nên vì quá yêu thương con mà hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, điều này vô tình tước đi khả năng thích ứng của trẻ.

Những đứa trẻ này lâu dần sẽ trở nên hướng nội, thu mình lại. Vì vậy, bố mẹ hãy đưa con ra ngoài đi dạo nhiều hơn, cho con thử sức với nhiều hoạt động khác nhau để con trở nên mạnh dạn, kết giao bạn mới, tìm hiểu và học hỏi về thế giới xung quanh.

Rèn luyện cho trẻ ý thức tôn trọng người khác, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác

Xã hội là một tập thể, muốn hoàn thành việc lớn thì sức mạnh của tập thể rất quan trọng, vì vậy phải học cách ứng xử và hợp tác với người khác. Sau đó, tiền đề của sự hợp tác là tôn trọng người khác và bày tỏ ý tưởng của chính mình một cách chính xác, hiệu quả nhất.

Khi còn nhỏ, hãy dạy trẻ biết chào hỏi người khác, lời chào sẽ giúp mọi người vui vẻ, quý mến và gần gũi nhau hơn.

Lớn hơn một chút, hãy dạy con nên hành động, cư xử làm sao cho đúng mực để không mất lòng mà lại còn được mọi người yêu quý. Bố mẹ nên làm gương để trẻ học hỏi điều hay, cải thiện trí tuệ cảm xúc mỗi ngày. 

Khi còn nhỏ, hãy dạy trẻ biết chào hỏi người khác, lời chào sẽ giúp mọi người vui vẻ, quý mến và gần gũi nhau hơn.

Khi còn nhỏ, hãy dạy trẻ biết chào hỏi người khác, lời chào sẽ giúp mọi người vui vẻ, quý mến và gần gũi nhau hơn.

Bé 4 tuổi bị bắt cóc khi ở nhà một mình vào cuối tuần, người mẹ hốt hoảng hoá ra kẻ bắt cóc là người quen
Ngày nay, vấn nạn bắt cóc trẻ em vẫn chưa có chiều hướng suy giảm. Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con an toàn?

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm