Truyện cổ tích: Nữ thần băng giá (Phần 2)

Thi Thi - Ngày 10/06/2023 19:46 PM (GMT+7)

Phần 2 tiếp tục câu chuyện kể thú vị về cậu bé Ruyđy ở những vùng đất mới.

Truyện cổ tích: Nữ thần băng giá (Phần 2) - 1

Truyện cổ tích: Nữ thần băng giá (Phần 2) - 2

Nội dung truyện cổ tích nữ thần băng giá (Phần 2)

Chuyến đi sang quê hương mới

Bây giờ Ruyđy đã lên tám. Chú ruột của em ở bên kia rặng núi, trong thung lũng sông Rôn, xin đưa em về để dạy dỗ cho em nên người. Ông ngoại em thấy đó là một việc có lợi cho em nên đồng ý. Thế là Ruyđy sắp sửa lên đường. Ngoài ông ngoại ra, còn có nhiều người khác đến tiễn em đi. Trước hết là con chó già Ajôla của cha em. Nó nói:

- Cha cậu xưa kia là người đánh xe, còn tôi thì chạy theo xe. Chúng tôi đã lên xuống núi hàng nghìn lần, nên tôi qune biết khối người đã chết bên kia núi. Giờ thì tôi không hay nói nhiều nữa. Nhưng còn lâu chúng ta sẽ lại được gặp nhau nên tôi sẽ nói nhiều hơn mọi khi một chút.

Vậy thì, tôi muốn hỏi cậu, tại sao tôi cứ phải ngậm buồn mà luôn luôn chạy bên cạnh cái xe ngựa? Tôi cũng không hiểu được điều đó và tôi nghĩ rằng cậu cũng chẳng hiểu nốt. Thực ra, đến bây giờ tôi mới khám phá ra rằng: tất cả mọi người trên đời này đều không được sắp đặt hợp lý cho từng con chó cũng như từng con người. Không phải người nào trong chúng ta sinh ra ở trên đời này là cũng để được uống sữa ngon và được người ta bế lên mà nâng niu.

Tôi không quen sống như vậy. Nhưng thỉnh thoảng tôi nhìn thấy trong xe ngựa có những con chó bé rất hư, chiếm một chỗ ngồi như một hành khách vậy. Các bà chủ của chúng cho chúng ăn bánh quy với sữa. Chúng được nuông chiều đến nỗi không thèm ăn.

Chúng chỉ liếm vào bánh một tí rồi bà chủ ăn nốt.Còn tôi thì lội bùn bên cạnh xe, bụng đói như cào, chỉ còn biết ngẫm nghĩ để trừ cơm. Đó là một mớ chuyện phi lý. Nhưng nào đã hết! Tôi ra sức sủa và ngáp để ra hiệu rằng tôi đã mệt nhoài, nhưng chẳng bao giờ người ta cho tôi vào trong xe, chẳng bao giờ người ta bế tôi lên lòng cả. Tôi kể tất cả những cái đó cho cậu để cậu học mà hiểu được cuộc đời cậu sắp bước vào".

Đó là bài diễn văn của con Ajôla can đảm. Ruyđy ôm lấy cổ và hôn vào mõm nó. Sau đó, em muốn ôm lấy con mèo, nhưng mèo ta tỏ vẻ phật ý, nói rằng:

 - Cậu bây giờ thì khoẻ hơn tớ nhiều lắm và dù sao tớ cũng không muốn dùng móng nhọn để đối xử với một người bạn cố tri như cậu. Cậu sắp leo qua nhiều núi. Cậu nên nhớ đến những bài học tớ đã dạy cho cậu. Khi đang ở trên cao, đừng nghĩ rằng mình có thể ngã, thì cậu sẽ không bao giờ ngã.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nói xong mèo ta chạy trốn, để khỏi lộ qua ánh mắt với mọi người rằng mình cảm động biết bao khi phải xa người bạn thân mến. Hai ả gà mái chạy qua phòng. Một ả đã cộc đuôi. Có một nhà du lịch tự cho rằng mình là thợ săn, tưởng lầm ả là một con mãnh cầm, đã bắn cho ả một phát cụt phăng mất đuôi. Ả nói:

- Ruyđy sắp sang bên kia dãy Anpơ đấy! Ả kia đáp:

- Mình không thích nói những lời tiễn biệt. Rồi chúng lon ton đi thẳng. Trái lại, đàn dê mà Ruyđy đã chăn dắt bấy lâu, tiễn em rất thắm thiết bằng những tiếng be be với giọng rầu rĩ nhất.Vừa may trong làng có hai người dẫn đường lanh lợi cũng vượt qua núi Giemmi snag phía bên kia.

Ruyđy đi bộ cùng với họ. Đó là một chuyến đi khó nhọc với một đứa trẻ còn bé như thế, nhưng em vốn khoẻ và lòng can đảm của em đã giúp em thắng được mệt nhọc. Chim sơn ca tiễn em một quãng đường và vẫn hát: "Vi-ô ốc-ii, ô ốc i, ô ô i". Đường đi vượt qua suối Luytainơ chảy xiết, bắt nguồn từ các tảng nước đá. Ruyđy rất vui vẻ, khi ra sức giáng mạnh những gót giày đóng đinh lên mặt băng, đôi mắt em sáng lên vì vui thích.

Sau khi dùng tay bíu, trườn qua các tảng băng chắn đường, đến một cái hồ, em phải vừa đi vòng vừa giữ gìn cho khỏi lăn xuống vực. Trên miệng một cái vực sâu có một tảng đá lớn nằm chìa một nửa ra ngoài. Khi đi qua, Ruyđy vừa chạm tới, nó đã lăn ngay xuống. Nó vừa rơi vừa đập vào các hõm núi sâu, kèm theo là một tiếng va kinh khủng, vang dội đi rất xa.

Ngay trong lúc đó, Ruyđy chợt nhớ đến câu chuyện mọi người đã kể với em. Mẹ em đã cùng em rơi xuống một trong những khe núi khủng khiếp và lạnh chết người đó. Nhưng em táo bạo đến nỗi ý nghĩ đó không làm em run sợ mà đã tiêu tan ngay. Em nhanh nhẹn theo sau hai người, cả hai thỉnh thoảng muốn đỡ em trèo lên các đường hẻm khó khăn, nhưng em đi một mình trên băng cũng vững vàng và chắc chắn như một con nai.

Sau đó họ leo tới những hòn đá nhẵn nhụi không có rêu cỏ, rồi đi xuống một chút, qua một khu rừng tùng nhỏ, cằn cỗi để cuối cùng họ tới vùng tuyết vĩnh cửu. Chưa bao giờ em bé lại trèo lên cao như vậy. Trước mắt em là một biển tuyết mênh mông, có những làn sóng bất động.

Thỉnh thoảng gió xoáy những bông tuyết lên thành những cơn lốc hệt như gió cuốn những bọt sóng bạc lên bờ đại dương. Xung quanh, người ta nhìn thấy các ngọn núi Jungfrô, Moanơ, Egie, những mỏm tuyết phủ mà mây không bay tới đỉnh. Sông băng này tiếp luôn đến sông băng kia.

Đây là những lâu đài nghỉ mát của Nữ thần, một vị thần chỉ chăm chăm bắt và chôn vùi người trần. Tuy thế, nắng lên thì lại nóng. Tuyết chói chang dưới ánh nắng làm loá cả mắt bằng muôn ngàn viên kim cương sắc trắng và xanh. Trên mặt tuyết còn có xác của vô khối côn trùng, ong bướm đã liều lĩnh bay tới, hoặc bị gió cuốn đến rồi chết rét.Bên trên ngọn Vettechoóc hiện ra một đám nây giống như một mớ len sợi nhỏ và đen.

Nó ùn lên nhanh chóng và sà xuống một cách nặng nề. Đó là dấu hiệu của bão Fơn khủng khiếp, cơn phong ba có thể lật nhào tất cả mọi vật nằm trong luồng gió. Ruyđy không chú ý đề phòng, em còn đang mải ngắm cái phong cảnh vĩ đại khắc sâu mãi vào trong trí nhớ của em.

Nhưng hai người cùng đi đã thấy được sự nguy hiểm, họ vội vã chạy đến một cái quán cũ kỹ bằng đá, dựng lên để cho khách bộ hành lạc đường trú chân. Ở đấy họ có than và cành thông. Nhóm lửa xong, hai người dẫn đường nấu một ấm thuốc mạnh và cay, chống mệt mỏi rất tốt. Ruyđy cũng có phần.

Hai người ngồi quanh đống lửa vừa hút thuốc vừa nói đến những sinh vật thần bí ở các vùng thuộc thung lũng dãy Anpơ: những con rắn khổng lồ sống dưới đáy hồ, những đàn ma quái cuốn khách bộ hành ngủ quên lên trên những người chăn cừu man rợ chăn đàn cừu đen ở mãi tít trên các đỉnh cao. Những con cừu đen ấy chưa ai hề thấy, nhưng nhiều lần người ta đã nghe tiếng nhạc và tiếng kêu bi thảm.

Ruyđy rất thích nghe những câu chuyện ấy, không mảy may kinh hãi. Em không biết sợ là gì cả. Ngay khi nghe thấy một tiếng kêu ghê rợn em tưởng là tiếng của đàn cừu đen mà những người đưa đường vừa kể, em cũng không giật mình.

Tiếng động ngày càng đến gần, càng thêm dữ dội. Hai người thợ săn ngừng câu chuyện và bảo Ruyđy đừng ngủ để chuẩn bị sẵn sàng. Đó là cơn bão, cơn phong ba cực mạnh, từ trên đỉnh các ngọn núi lao xuống thung lũng, quạt gẫy những cây cối loại khoẻ nhất như bẻ đũa, và cuốn tung những gian nhà gỗ từ bờ sông bên này cũng sang bờ sông bên kia dễ như người ta đi một quân cờ.

Cảnh huyên náo kéo dài một tiếng đồng hồ, rồi giảm dần. Hai người dân miền núi cho Ruyđy biết là đã hết bão và có thể đi ngủ. Em mệt quá và vui lòng làm theo ngay. Sáng hôm sau họ lại lên đường. Vượt qua nhiều núi khác, nhiều sông băng và bãi tuyết mới, họ đã tới tổng Vale bên kia dãy núi Anpơ. Họ lại nhìn thấy sắc xanh của rừng cây và chẳng bao lâu lại được gặp người.

Nhưng giống người gì thế? Những quỷ sứ, loắt choắt, mặt xị, da vàng ệch, người nào cũng có một cái bướu gớm ghiếc ở cổ. Đó là những người đần độn đáng thương, kéo dài cuộc đời lang thang, khốn khổ, đang ngây ra nhìn người qua lại. Nhất là đàn bà, trông còn quái gở hơn. Nhân dân vùng quê hương mới của Ruyđy có như thế cả không?

Truyện cổ tích: Nữ thần băng giá (Phần 2) - 4

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: Nữ thần băng giá (Phần 2) - 5

1

Chú ruột của Ruyđy sống ở đâu?

Thung lũng sông Rôn.

Trong khu rừng sâu.

2

Sau khi vượt qua khu rừng tùng nhỏ, trước mắt Ruyđy hiện lên điều gì?

Một khu vườn.

Một biển tuyết mênh mông.

3

Ruyđy nhìn thấy người ở khu làng mới có cái gì trước cổ?

Cái bướu.

Cái nơ đeo cổ.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: Bác làm vườn và nhà chủ
Câu chuyện cổ Andersen, kể về một bác làm vườn tài hoa đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trong khu vườn mà bác chăm sóc.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Truyện cổ tích cho bé