Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0

Hạ Mây - Ngày 20/04/2021 16:00 PM (GMT+7)

Sự phát triển của công nghệ 4.0 giúp trẻ em ngày càng được sớm được tiếp xúc sớm với Internet, kèm theo lợi ích là những mối đe dọa khó lường.

Một sự việc gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua là vụ việc của YouTuber Thơ Nguyễn đăng tải video xin vía búp bê Kumanthong cho trẻ em học giỏi lên kênh YouTube gần 9 triệu người đăng ký. Clip này trở thành đề tài bàn tán trên khắp mọi diễn đàn, gây phẫn nộ cho nhiều bậc phụ huynh khi cho rằng những sáng tạo nội dung của Thơ Nguyễn là phản giáo dục, phản cảm. 

Hay trước đó không lâu, thử thách Momo hay Cá Voi Xanh đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc cho những nạn nhân là các trẻ em. Những sự việc này như một lời cảnh tỉnh cho bố mẹ trong việc cần quản lý thông tin, website, các kênh Youtube mà con trẻ vẫn đang xem hằng ngày.

Thực trạng cho thấy, hiện có rất nhiều trẻ em từ 6 tuổi đã có quyền truy cập vào điện thoại hoặc máy tính bảng. Trẻ thậm chí có thể có một tài khoản mạng xã hội với “thế giới ảo” của riêng mình và số lượng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên lại có rất ít cha mẹ chia sẻ với con về công nghệ vào những thời điểm quan trọng như lần đầu con sử dụng mạng hay có đầy đủ sự quan tâm cần thiết với những thông tin trẻ đang tiếp cận hằng ngày trên Internet.

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 2

Hai vị khách mời cùng MC trong chương trình Eva Chatting "Con muốn "lên mạng" - Làm sao an toàn".

Để giúp các bậc phụ huynh có được cái nhìn tổng quan và trang bị đầy đủ kiến thức bảo vệ con trẻ trước mối đe dọa an toàn thông tin trên không gian mạng, vào lúc 20h00 ngày 20/04/2021, trang điện tử Eva.vn phối hợp cùng CyberKid đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến trên kênh fanpage Eva.vn với chủ đề Con muốn “lên mạng” - làm sao an toàn? cùng với sự tham gia của 2 khách mời:

Anh Nguyễn Đức Anh (24 tuổi) - Chuyên gia an ninh mạng đến từ CyberKid Việt Nam - Tổ chức xã hội đầu tiên tại Việt Nam bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trước mối đe dọa an toàn thông tin trên không gian mạng.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương - Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống. Nguyên Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.

Chương trình còn có sự đồng hành và được dẫn dắt bởi MC Minh Trang, một hotmom nổi tiếng trên mạng xã hội.

Trong buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia sẽ cùng giải đáp các thắc mắc của quý độc giả  theo dõi livestream. 

Câu hỏi 1: Là người có kinh nghiệm giảng dạy ở các lớp học Cyberclass, chuyên gia đánh giá như thế nào về thực trạng trẻ em sử dụng internet ngày nay?

Anh Nguyễn Đức Anh: Ngày nay, trẻ được tiếp cận với Internet từ rất sớm, có nhiều trẻ từ cấp 1, cấp 2 đã được cha mẹ cho phép sử dụng Internet làm công cụ học tập và giải trí. Tuy nhiên, có một vấn đề là có rất nhiều nội dung "chưa phù hợp với trẻ em" còn đang diễn ra trên mạng xã hội.

Việc trẻ quá nhỏ để tiếp cận với Internet dẫn đến mối đe dọa về sự an toàn của trẻ trên không gian mạng. Thêm vào đó, sự quan tâm chưa đủ của các bậc phụ huynh khiến trẻ thường xuyên với cha mẹ về những chuyện xảy ra trên Internet với mình để cha mẹ có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.

Câu hỏi 2: Theo chuyên gia lý do vì sao mà có rất nhiều trường hợp thực tế trẻ gặp nguy vì dùng mạng xã hội nhưng cha mẹ vẫn thờ ơ, cho con dùng mạng xã hội không kiểm soát?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Tôi lấy làm tiếc là nhiều bậc phụ huynh là người sinh ra các con nhưng lại không có cách để hiểu về các con, dẫn đến nhiều trường hợp có cách hành xử khiến trẻ tổn thương - dù là thờ ơ hay kiểm soát. Internet là một thế giới thu nhỏ nhưng vấn đề ở chỗ cha mẹ có thờ ơ, cho phép con dùng mạng xã hội một cách thoải mái hay quản lý quá khắt khe việc con lên mạng đều dẫn đến hậu quả là trẻ bị thiếu hụt những kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân mình khỏi những mối nguy hiểm trên mạng Internet.

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 3

Chương trình được dẫn dắt bởi MC Minh Trang.

Câu hỏi 3: Chuyên gia đã từng trực tiếp xử lý một trường hợp cụ thể nào về việc trẻ gặp nguy hiểm khi sử dụng internet? Có những mối nguy hại nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng mạng, cụ thể là gì?

Anh Nguyễn Đức Anh: Có khoảng 7 mối nguy hại nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng mạng, bao gồm:

Đánh cắp danh tính: Khi trẻ đăng thông tin cá nhân lên mạng chế độ công khai và kẻ xấu lấy thông tin của mình để giả dạng, lừa đảo hoặc đe dọa. Kẻ xấu thường rất tinh ý dù đôi khi trẻ không cố tình chia sẻ những thông tin lên mạng.

Dụ dỗ trực tuyến: Kẻ xấu trên mạng thường giả vờ làm quen với trẻ trên mạng, lợi dụng lòng tin và sự thích thú khi được làm quen bạn mới. Khi dụ dỗ được trẻ xuất hiện một mình ở một địa điểm cụ thể, kẻ xấu sẽ lộ diện.

Bạo lực trên mạng: Mâu thuẫn giữa trẻ con là khó tránh khỏi, nhưng mà trẻ có thể dùng mạng xã hội để công kích, có những cách hành xử không đúng với nhau trên Internet.

Nghiện game: Cha mẹ thường phải đi làm cả ngày và trẻ em thường khó tự kiểm soát thời gian lên mạng của mình và việc sa đà vào game là khó tránh khỏi. Hậu quả của việc nghiện game luôn được báo chí đề cập là khôn lường.

Buôn bán người: Đây là một mối nguy hại lớn, thậm chí ngay ở Việt Nam. Mối nguy hại về buôn bán người là hoàn toàn hiện hữu dù số lượng không nhiều nhưng kết cục thì vô cùng đau lòng.

Lừa đảo trên mạng: Trẻ có thể nhấp vào những đường link lạ, hấp dẫn trên mạng và kẻ xấu có thể từ đó thực hiện các hành vi lấy trộm thông tin tín dụng. Người lớn cũng không thể tránh khỏi, huống hồ gì trẻ con với tầm hiểu biết còn hạn chế về những mối nguy hại.

Những nội dung xấu trên mạng xã hội: Khó để có thể kiểm soát các nội dung trên Internet, trong khi còn tồn tại rất nhiều điều không phù hợp với trẻ em. Trẻ con không đủ nhận thức để tránh xa các nội dung xấu, thậm chí còn bị tò mò, hấp dẫn. Ngoài ra việc sử dụng điện thoại, Ipad, máy tính quá nhiều khiến trẻ kiệt quệ về thần kinh, thể chất,…. 

Câu hỏi 4: Internet có nhiều nguy hiểm như vậy, nhưng liệu ta có nên "CẤM" luôn trẻ vào internet hay không? 

Anh Nguyễn Đức Anh: Với trẻ con, cấm cản chỉ khiến trẻ càng trở nên tò mò và cố gắng tìm cách vào Internet một cách lén lút, điều này còn nguy hại hơn và gây khó khăn cho cha mẹ trong việc quản lý con trẻ lên mạng. Thay vì cấm cản, cha mẹ nên sẵn sàng chia sẻ và trang bị cho con đầy đủ kiến thức và những kỹ năng để bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa trên không gian mạng Internet, mạng xã hội.

Câu hỏi 5: Với trẻ nhỏ tuổi mẫu giáo tiểu học, cha mẹ thường khống chế thời gian trẻ dùng mạng khoảng 2 tiếng/ngày hoặc tương tự. Ngoài việc khống chế trẻ thời gian dùng mạng, theo chuyên gia có những hình thức quản lý nào khác phù hợp, hiệu quả hơn?

Anh Nguyễn Đức Anh: Các phụ huynh nói chuyện với con hằng ngày, coi con có vấn đề gì không? Nguyên nhân là gì? Phân tích vấn đề trẻ đang làm có ảnh hưởng tới ai hay không, tốt hay xấu, nên làm thế này thế kia.Từ phía nhà trường, thầy cô, phụ huynh phải làm việc, liên lạc trực tiếp với nhau hằng ngày để cập nhật tình hình.

Với độ tuổi lớn hơn, trẻ đã có đủ đầy đủ nhận thức như từ cấp 2 trở nên, cha mẹ nên quan sát con từ xa để có thể phát hiện những bất thường của con. 

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 4

Khách mời Nguyễn Đức Anh.

Việt Nam đã ban hành bộ luật an ninh mạng và quy định những điều về 7 mối nguy hại kể trên đều nằm trong các hành vi bị cấm. Tuy nhiên, không đợi đến khi “có chuyện” mới dụng luật, phòng tránh vẫn luôn là cách tốt nhất để tránh khỏi những mối nguy hại đó. Một số điều cha mẹ nên dạy con như không chia sẻ thông tin cá nhân, riêng tư lên mạng xã hội. Trẻ khi sử dụng Internet nên cảnh giác với những quảng cáo, đường link lên mạng và phải có sự đồng ý của phụ huynh trước khi đăng tải hoặc chia sẻ các thông tin của mình lên mạng xã hội.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Với trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo đến cấp 1, việc khiến trẻ trở nên bận rộn với những hoạt động riêng của mình như hoạt động thể chất để trẻ không bị phân tán thời gian vào mạng Internet, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Nếu trẻ lớn hơn và cần sử dụng Internet phục vụ cho mục đích học tập, cha mẹ cần đưa ra định hướng rõ ràng trong thời gian này con nên tìm hiểu về vấn đề gì thay vì cho phép trẻ tự do sử dụng mạng xã hội.

Câu hỏi 6: Trường hợp trẻ tuổi dậy thì thì nên làm thế nào? Đặc biệt khi nhiều trẻ chủ động chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok... thì bố mẹ nên làm thế nào?

Anh Nguyễn Đức Anh: Có rất nhiều trường hợp trẻ tuổi dậy chủ động chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok… để cha mẹ không thể kiểm soát những thông tin mình chia sẻ lên các nền tảng này. Cha mẹ nên nói chuyện với con và hỏi lý do tại sao con lại làm như vậy? Đồng thời phụ huynh cũng cần giải thích cho con hiểu những điều cha mẹ làm đều là vì muốn tốt cho con và việc con chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như: Facebook, Instagram, Tik Tok… là không phù hợp.

Câu hỏi 7: Một số bố mẹ cài đặt phần mềm, ứng dụng để kiểm soát việc con lén sử dụng Internet, điều này có vi phạm đến quyền riêng tư của con? 

Anh Nguyễn Đức Anh: Hiện nay, trên 2 hệ điều hành IOS và Android đều có những tính năng để kiểm soát các thiết bị mà trẻ sử dụng khi lên mạng, bao gồm các nội dung mà trẻ tìm kiếm và theo dõi trên mạng xã hội và những thông tin mà trẻ chia sẻ trên mạng.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Tuy nhiên, việc này cũng giống như cha mẹ đọc trộm nhật ký của con cái, và một khi mà trẻ phát hiện ra thì hành động “lén” theo dõi các thông tin trên mạng xã hội của mình sẽ khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí có những biểu cảm với thái cực quá độ hơn. Hơn nữa, hôm nay trẻ tiếp cận cái này, ngày mai trẻ tiếp cận cái khác trên internet và trên thiết bị khác mà cha mẹ không thể kiểm soát được như sử dụng điện thoại, máy tính của bạn…

Cá nhân mình cũng đang nuôi dạy các con và cũng phải đau đầu trong việc làm sao để việc lên mạng của con được an toàn. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là luôn làm bạn với con, chia sẻ một cách thẳng thắn những mối nguy hại mà con sẽ gặp phải nếu tiếp cận với những thông tin này trên Internet.

Thay vì cấm cản, mình chia sẻ với con khiến con cũng chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn, con cảm thấy vui vẻ và được tôn trọng hơn. Ngược lại, nếu bố mẹ sử dụng các phần mềm theo dõi con trên Internet có thể giải quyết vấn đề ở thời điểm hiện tại nhưng lại gây khoảng cách giữa cha mẹ với con cái trong thời gian tiếp theo.

Câu hỏi 8: Một số trẻ ở lứa tuổi dậy thì lén bố mẹ truy cập Internet hoặc hẹn hò qua mạng, theo chuyên gia trong trường hợp này cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con mình trước cám dỗ từ những thành phần xấu?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Khi trẻ được biết đầy đủ các thông tin và được quyền tự mình tìm cách giải quyết thì con trẻ sẽ có cách hành xử khá ổn, tương tự như người lớn.

Khi người lớn ngay lập tức phản ứng gay gắt với con có thể gây phản tác dụng, ngược lại nếu cha mẹ và con cái ngồi xuống cùng trò chuyện, tìm hiểu vấn đề và được cha mẹ cung cấp đầy đủ những mối nguy hại mà mình có thể gặp phải, trẻ sẽ có cách xử lý đúng đắn.

Cha mẹ cũng có thể phối hợp với nhà trường để tổ chức cho các con các buổi hội thảo hoặc sử dụng ý kiến chuyên gia để tư vấn cho con, từ đó con có nhận thức đúng đắn giúp mình không bị vướng vào những mối nguy hại khi ở lứa tuổi dậy thì lén bố mẹ truy cập Internet hoặc hẹn hò qua mạng.

Anh Nguyễn Đức Anh: Mình có cơ hội được tiếp xúc với Internet khá sớm và may mắn có được bố mẹ tâm lý khi thường xuyên ngồi cạnh mình khi mình lên Internet để cùng mình đánh giá những trang web hữu ích hay nguy hại khi sử dụng mạng.

Cha mẹ có thể cùng con khám phá Internet, cùng ngồi cạnh con và để con sử dụng Internet một cách tự nhiên khi có cha mẹ ngồi bên cạnh. Từ đó, cha mẹ có thể cùng con tìm ra cách giải quyết những vấn đề con gặp phải khi lên mạng và trẻ cũng trở nên cởi mở hơn để chia sẻ với cha mẹ những vấn đề của riêng mình.

Ngày nay cũng có rất nhiều những phần mềm chặn các trang web không phù hợp với trẻ em trên mạng. Tuy nhiên những cách này chỉ mang tính chất phòng ngừa, cách tốt nhất là cha mẹ vẫn nên trang bị cho con những khả năng để trẻ nhận thức được đâu là điều tốt cho mình trên mạng Internet và đâu là mối nguy hại mà trẻ có thể gặp phải trên mạng xã hội mà con cần phải tránh xa.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Thay vì sử dụng các phần mềm để chặn trẻ khỏi những trang web độc hại, cha mẹ có thể hạn chế thời gian lên mạng của con và càng nhỏ tuổi thì thời gian sử dụng mạng Internet càng nên ít hơn.

Cha mẹ cũng nên cố định thời gian sử dụng mạng xã hội của con vào một thời điểm nhất định để rèn luyện kỷ luật ở trẻ. Việc hạn chế thời gian sử dụng Internet của con là một cách rất hay và có rất nhiều công cụ giúp chúng ta làm được điều này. Khi trẻ chỉ có một khoảng thời gian để lên mạng, trẻ sẽ không thể vào những trang web có nội dung khác lạ vì cần tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc của mình. 

Và không phải trang web nào cũng xấu, thông tin nào trên mạng xã hội cũng chứa những mối nguy hại.

Câu hỏi 6: Trường hợp trẻ tuổi dậy thì thì nên làm thế nào? Đặc biệt khi nhiều trẻ chủ động chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok... thì bố mẹ nên làm thế nào?

Anh Nguyễn Đức Anh: Có rất nhiều trường hợp trẻ tuổi dậy chủ động chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok… để cha mẹ không thể kiểm soát những thông tin mình chia sẻ lên các nền tảng này. Cha mẹ nên nói chuyện với con và hỏi lý do tại sao con lại làm như vậy? Đồng thời phụ huynh cũng cần giải thích cho con hiểu những điều cha mẹ làm đều là vì muốn tốt cho con và việc con chặn cha mẹ trên các tài khoản xã hội như: Facebook, Instagram, Tik Tok… là không phù hợp.

Câu hỏi 7: Một số bố mẹ cài đặt phần mềm, ứng dụng để kiểm soát việc con lén sử dụng Internet, điều này có vi phạm đến quyền riêng tư của con? 

Anh Nguyễn Đức Anh: Hiện nay, trên 2 hệ điều hành IOS và Android đều có những tính năng để kiểm soát các thiết bị mà trẻ sử dụng khi lên mạng, bao gồm các nội dung mà trẻ tìm kiếm và theo dõi trên mạng xã hội và những thông tin mà trẻ chia sẻ trên mạng.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Tuy nhiên, việc này cũng giống như cha mẹ đọc trộm nhật ký của con cái, và một khi mà trẻ phát hiện ra thì hành động “lén” theo dõi các thông tin trên mạng xã hội của mình sẽ khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí có những biểu cảm với thái cực quá độ hơn. Hơn nữa, hôm nay trẻ tiếp cận cái này, ngày mai trẻ tiếp cận cái khác trên internet và trên thiết bị khác mà cha mẹ không thể kiểm soát được như sử dụng điện thoại, máy tính của bạn…

Cá nhân mình cũng đang nuôi dạy các con và cũng phải đau đầu trong việc làm sao để việc lên mạng của con được an toàn. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là luôn làm bạn với con, chia sẻ một cách thẳng thắn những mối nguy hại mà con sẽ gặp phải nếu tiếp cận với những thông tin này trên Internet.

Thay vì cấm cản, mình chia sẻ với con khiến con cũng chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn, con cảm thấy vui vẻ và được tôn trọng hơn. Ngược lại, nếu bố mẹ sử dụng các phần mềm theo dõi con trên Internet có thể giải quyết vấn đề ở thời điểm hiện tại nhưng lại gây khoảng cách giữa cha mẹ với con cái trong thời gian tiếp theo.

Câu hỏi 8: Một số trẻ ở lứa tuổi dậy thì lén bố mẹ truy cập Internet hoặc hẹn hò qua mạng, theo chuyên gia trong trường hợp này cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con mình trước cám dỗ từ những thành phần xấu?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Khi trẻ được biết đầy đủ các thông tin và được quyền tự mình tìm cách giải quyết thì con trẻ sẽ có cách hành xử khá ổn, tương tự như người lớn.

Khi người lớn ngay lập tức phản ứng gay gắt với con có thể gây phản tác dụng, ngược lại nếu cha mẹ và con cái ngồi xuống cùng trò chuyện, tìm hiểu vấn đề và được cha mẹ cung cấp đầy đủ những mối nguy hại mà mình có thể gặp phải, trẻ sẽ có cách xử lý đúng đắn.

Cha mẹ cũng có thể phối hợp với nhà trường để tổ chức cho các con các buổi hội thảo hoặc sử dụng ý kiến chuyên gia để tư vấn cho con, từ đó con có nhận thức đúng đắn giúp mình không bị vướng vào những mối nguy hại khi ở lứa tuổi dậy thì lén bố mẹ truy cập Internet hoặc hẹn hò qua mạng.

Anh Nguyễn Đức Anh: Mình có cơ hội được tiếp xúc với Internet khá sớm và may mắn có được bố mẹ tâm lý khi thường xuyên ngồi cạnh mình khi mình lên Internet để cùng mình đánh giá những trang web hữu ích hay nguy hại khi sử dụng mạng.

Cha mẹ có thể cùng con khám phá Internet, cùng ngồi cạnh con và để con sử dụng Internet một cách tự nhiên khi có cha mẹ ngồi bên cạnh. Từ đó, cha mẹ có thể cùng con tìm ra cách giải quyết những vấn đề con gặp phải khi lên mạng và trẻ cũng trở nên cởi mở hơn để chia sẻ với cha mẹ những vấn đề của riêng mình.

Ngày nay cũng có rất nhiều những phần mềm chặn các trang web không phù hợp với trẻ em trên mạng. Tuy nhiên những cách này chỉ mang tính chất phòng ngừa, cách tốt nhất là cha mẹ vẫn nên trang bị cho con những khả năng để trẻ nhận thức được đâu là điều tốt cho mình trên mạng Internet và đâu là mối nguy hại mà trẻ có thể gặp phải trên mạng xã hội mà con cần phải tránh xa.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Thay vì sử dụng các phần mềm để chặn trẻ khỏi những trang web độc hại, cha mẹ có thể hạn chế thời gian lên mạng của con và càng nhỏ tuổi thì thời gian sử dụng mạng Internet càng nên ít hơn.

Cha mẹ cũng nên cố định thời gian sử dụng mạng xã hội của con vào một thời điểm nhất định để rèn luyện kỷ luật ở trẻ. Việc hạn chế thời gian sử dụng Internet của con là một cách rất hay và có rất nhiều công cụ giúp chúng ta làm được điều này. Khi trẻ chỉ có một khoảng thời gian để lên mạng, trẻ sẽ không thể vào những trang web có nội dung khác lạ vì cần tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc của mình. 

Và không phải trang web nào cũng xấu, thông tin nào trên mạng xã hội cũng chứa những mối nguy hại.

Câu hỏi 9: Nếu phát hiện trẻ bắt đầu tham gia vào những thử thách nguy hiểm như Quái vật Momo, Cá Voi Xanh trên mạng thì cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con mà không gây ra tổn thương về mặt tinh thần?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Hãy cùng con tới báo Công an.Trẻ cần được biết rằng thử thách mà con đang tham gia Momo hay Cá Voi Xanh là những thử thách xấu cần được giải quyết bởi các cơ quan chức năng như Công an. Đặc biệt việc báo Công an mang lại cho con trẻ cảm giác an toàn vì trẻ hiểu được rằng trẻ đang được bảo vệ.

Anh Nguyễn Đức Anh: Hiện nay, các thử thách như Quái vật Momo hay Cá Voi Xanh đều đang là mối quan tâm hàng đầu của Google, Youtube với mong muốn loại bỏ hoàn toàn khỏi Internet. Tuy nhiên, cha mẹ nên trực tiếp nói với con rằng đây là những thử thách nguy hiểm mà con tuyệt đối không nên tham gia.

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 5

Tiến sĩ Vũ Thu Hương.

Câu hỏi 10: Làm thế nào để giúp trẻ nhận diện đâu là cái tốt và đâu là cái xấu? Làm thế nào để giúp trẻ tránh khỏi những thông tin giả để lừa đảo trong khi người lớn cũng khó lòng tránh khỏi?

Anh Nguyễn Đức Anh: Cha mẹ hãy dạy trẻ rằng ví dụ như khi nhận được một tin nhắn trúng thưởng trên mạng thì phải xem lại những hành động của mình trước đó trên mạng, liệu có hành động nào của mình dẫn đến việc trúng thưởng? Ngoài ra, một mẹo nhỏ dễ nhận biết, đó là các tin nhắn giả mạo thường có những ký tự lạ, viết sai.

Hoặc nếu có thật sự tồn tại những giải thưởng mà mình may mắn trúng thưởng, con cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi chia sẻ những thông tin cá nhân của mình cho bên trúng thưởng. Và mọi việc đều nên được xin ý kiến của cha mẹ trước khi thực hiện một hành vi nào của con trên mạng. 

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Các phụ huynh rất cần nhận diện các mối nguy hại mà con gặp phải bằng hình ảnh. Các kỹ thuật viên có thể hỗ trợ phụ huynh bằng những thông tin chính thống mang tính xác thực giúp cha mẹ nhận diện được một cách trực quan những nguy cơ về việc con có đang gặp nguy hiểm hay không

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đặt ra những câu hỏi cho con để giúp con tự mình loại trừ những khả năng bị lừa đảo bằng những thông tin trúng thưởng như: “Ở đâu ra mà người ta có nhiều tiền để phát thưởng như vậy?” để giúp trẻ hiểu ra rằng những thông tin trúng thưởng này hoàn toàn không có thật và chỉ được tạo ra bằng những mục đích lừa đảo.

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 6

Các chuyên gia giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề giúp trẻ sử dụng Internet an toàn.

Câu hỏi 11: Liệu có tồn tại những khóa học, buổi hội thảo giúp trẻ nâng cao nhận thức khi sử dụng mạng? Có kênh thông tin nào giúp cha mẹ có những hiểu biết cơ bản để bảo vệ con trẻ khỏi những mối nguy hại trên mạng?

Anh Nguyễn Đức Anh: Hiện tại, tổ chức CyberKid đang là một trong những cơ quan tổ chức các buổi học Cyber School tại các trường cho các học sinh, giúp trẻ những kỹ năng cơ bản để tránh được những nguy hại trên mạng.

Đối với phụ huynh, CyberKid cũng tổ chức các buổi nói chuyện Cyber Home giữa các phụ huynh để trao đổi về các bảo vệ con khi lên mạng và cách xử lý khi gặp phải những vấn đề khẩn cấp. Cyberkid có đầy đủ các thông tin trên website và fanpage để các phụ huynh ở xa có thể tìm hiểu thông tin và có cả đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh và các con khi gặp vấn đề trên mạng.

CyberKid tập trung nỗ lực trang bị cho Trẻ em và Phụ huynh những kỹ năng thiết yếu để tự bảo vệ mình, ứng phó với các mối đe dọa, rủi ro an ninh mạng. Thúc đẩy và mở ra các cơ hội học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện cho Trẻ em trên Internet.

Câu 12: Có lần phụ huynh phát hiện ra con đang xem một kênh Youtube có nội dung phản cảm nên đã yêu cầu con không được xem kênh đó nữa nhưng có lẽ vì quá tò mò nên hôm sau lại thấy con sử dụng kênh đó, chuyên gia có kinh nghiệm nào để xử lý triệt để không?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Việc con xem đi xem lại một kênh Youtube không phù hợp không phải là chuyện hiếm gặp vì con chỉ lén lút xem hơn vì con không nhận biết được rằng đây là những thông tin độc hại cho con.

Điều này bắt nguồn từ việc cha mẹ thường chỉ dùng ý kiến cá nhân để áp đặt lên con thay vì giảng giải cho con hiểu. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng một số kỹ thuật để hạn chế và phòng ngừa những mối đe dọa đối với con, ví dụ như kỹ thuật hạn chế thời gian sử dụng mạng Internet ở trên hoặc hãy cho con đi ngủ sớm và dậy sớm. 

Anh Nguyễn Đức Anh: Nếu bắt buộc phải kiểm soát chặt những thông tin con xem trên mạng, cha mẹ nên sử dụng ít nhất 2 bộ lọc để chặn trang web, kênh Youtube có nội dung không phù hợp. Đầu tiên, cha mẹ có thể cùng các con sử dụng các bộ lọc của YouTube, Google để cho phép các nhà sản xuất can thiệp vào những chương trình không phù hợp cho con trẻ, sau đó, nếu cần thiết hơn, cha mẹ có thể chặn trực tiếp các kênh Youtube có nội dung phản cảm mà con đã xem để đảm bảo an toàn. 

Con muốn lên mạng, chặn Facebook phụ huynh, bị lừa trúng thưởng...: Cách xử trí của bố mẹ thời 4.0 - 7

Đại diện Eva tặng hoa khách mời.

Cuối cùng, tiến sĩ Vũ Thu Hương nhấn mạnh, việc quan trọng và cần thiết nhất chính là có sự quan tâm kịp thời, sự yêu thương bảo bọc của cha mẹ với con trẻ để bảo vệ trẻ khỏi những mối đe dọa có thể gặp phải khi lên mạng. Ngoài ra, cha mẹ thay vì cấm cản hay trách mắng con, hãy làm bạn cùng trẻ.

Thay vì coi những hành vi trực tuyến của con là trách nhiệm của mình, các bậc cha mẹ hãy dạy con tự chịu trách nhiệm với những hành động của con, dù đó là môi trường thực hay môi trường mạng. 

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh
Ngày nay nhiều trẻ được bố mẹ cho sử dụng điện thoại sớm, tuy nhiên điều này vô tình gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Chatting