Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh

Hạ Mây - Ngày 15/04/2021 16:00 PM (GMT+7)

Ngày nay nhiều trẻ được bố mẹ cho sử dụng điện thoại sớm, tuy nhiên điều này vô tình gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Cuộc sống ngày càng áp lực khiến nhiều bố mẹ chọn cách “giao phó” con mình cho điện thoại thông minh. Thực trạng này xảy ra ở khắp nơi, từ gia đình đến trường học, quán ăn, bệnh viện, khu vui chơi... Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghiện sử dụng điện thoại ở trẻ.

Dựa trên rất nhiều kết quả nghiên cứu nghiêm túc về tình hình sử dụng điện thoại thông minh và những ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng cuộc sống của trẻ em tại Nhật Bản. Giáo sư, nhà nghiên cứu Giáo dục người Nhật Yoshihiko Morotomi - tác giả cuốn sách Nuôi dạy trẻ không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, đồng thời đưa ra nhiều hướng dẫn hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thể nuôi dạy con trở thành những người biết làm chủ chứ không phải lệ thuộc vào công nghệ.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 2

Giáo sư, nhà nghiên cứu Giáo dục người Nhật Yoshihiko Morotomi.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 3
Cuốn sách 'Nuôi dạy trẻ không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh' của tác giả người Nhật Yoshihiko Morotomi giúp bậc phụ huynh kéo con mình ra khỏi cơn nghiện điện thoại thông minh.

Theo đó, điện thoại thông minh cùng những ứng dụng đi kèm, đặc biệt là mạng xã hội, đã tạo ra cuộc cách mạng về liên lạc, giao tiếp, thậm chí cả quá trình làm việc, giải trí của con người. Tuy nhiên, điện thoại thông minh cũng kéo theo không ít rắc rối đối với người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 4

Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại thông minh

Cha mẹ có thể theo dõi quá trình con sử dụng điện thoại để biết con có nghiện điện thoại thông minh hay không thông qua những dấu hiệu sau đây:

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 5

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên chứng tỏ trẻ đang dần phụ thuộc vào điện thoại thông minh. Ảnh: Parents

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 6

Điện thoại thông minh ảnh hưởng đến trẻ thế nào?

Bằng các ví dụ và kết quả nghiên cứu cụ thể, Giáo sư Yoshihiko đã chứng minh rằng điện thoại thông minh gây ra 6 tác hại lớn tới trẻ em như sau:

- Thứ nhất là tạo ra sự lệ thuộc, khiến hoạt động não bộ trẻ trở nên bất bình thường.

- Thứ hai là giảm sút học lực do trẻ bị cuốn theo thông tin trên mạng và không còn nhiều thời gian dành cho học hành.

- Thứ ba là tạo ra các rắc rối liên quan đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè, gia đình, xã hội.

- Thứ tư là khiến trẻ dễ phải đối mặt với nạn bắt nạt trên mạng xã hội.

- Thứ năm là những rắc rối tổn thương có thể hoặc chưa thể cấu thành tội phạm.

- Cuối cùng ảnh hưởng thứ sáu là khiến trẻ mất đi khả năng suy nghĩ, năng lực sống do lệ thuộc vào điện thoại thông minh.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 7

Trẻ nghiện sử dụng điện thoại sẽ tạo ra sự lệ thuộc, khiến hoạt động não bộ trẻ trở nên bất bình thường.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 8

Những lưu ý khi cho con sử dụng điện thoại thông minh

Giáo sư Yoshihiko bày cho các bậc phụ huynh những quy tắc hữu ích để giúp trẻ sử dụng hiệu quả mà không bị lệ thuộc vào điện thoại thông minh, cách giải quyết những rắc rối xoay quanh việc sử dụng thiết bị này.

Theo Giáo sư Yoshihiko, để trẻ không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh, cha mẹ cần lưu ý 8 hướng dẫn sau:

- Không nên nói với con rằng: Bố mẹ mua điện thoại này cho con. Hãy nói: bố mẹ cho con mượn chiếc điện thoại này của bố mẹ, và con phải tuân thủ các quy tắc chúng ta sẽ cùng thảo luận sau đây

- Hãy cùng con quyết định các quy tắc sử dụng trước khi cho con dùng điện thoại.

- Hãy hạn chế con sử dụng điện thoại trong phòng riêng. Tốt nhất là cho phép con sử dụng điện thoại dưới sự có mặt của cả gia đình.

- Quy định thời gian dùng tối đa 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và hai tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh trung học phổ thông. Không dùng sau 09 giờ tối.

- Sử dụng bộ lọc quy định những nội dung cấm.

- Quy định hạn mức tiền cho các khoản như nạp tiền liên lạc, chơi trò chơi điện tử hay các ưng dụng khác.

- Thảo luận sẵn phương án xử lý khi con không tuân theo các quy tắc đã đề ra. Hãy in nội dung này và dán vào những nơi dễ nhìn thấy như trên cửa tủ lạnh.

- Không chỉ con trẻ mà ngay cả bố mẹ cũng cần phải tuân thủ các quy tắc đã đề ra về sử dụng điện thoại thông minh.

Nhà giáo dục Yoshihiko Morotomi: 8 quy tắc để trẻ không thành nô lệ của điện thoại thông minh - 9

Để hạn chế tối thiểu thời gian con sử dụng điện thoại, bố mẹ nên đặt ra những quy tắc cụ thể và yêu cầu con thực hiện.

Internet và những thiết bị điện tử tiên tiến giúp cuộc sống mỗi người thêm phần tiện lợi hơn. Vì thế các thiết bị như điện thoại thông minh là công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu mong chờ một cuộc sống tự chủ, đầy trải nghiệm, thì mỗi người cần kiểm soát được thời gian sử dụng điện thoại thông minh, Internet của bản thân, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Do đó, bố mẹ nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng điện thoại với trẻ mầm non, dạy con cách giải quyết những rắc rối xoay quanh việc sử dụng điện thoại di động, cách rèn luyện những phẩm chất, tính cách cần thiết (sự tự tin, tự chủ, tính tự quyết) giúp con chủ động trong việc sử dụng điện thoại.

Chuyên đề "Con muốn "lên mạng" - Làm sao an toàn!” do Eva.vn thực hiện với sự hỗ trợ thông tin từ CyberKid Việt Nam, Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương cùng với sự dẫn dắt chương trình của MC Minh Trang.

Thân mời quý độc giả lắng nghe những chia sẻ và giải đáp thắc mắc trong việc làm thế nào để giúp trẻ sử dụng Internet an toàn từ các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực an ninh mạng và chuyên gia tư vấn tâm lý, thông qua chương trình Eva Chatting: "Con muốn "lên mạng" - Làm sao an toàn!”, được phát sóng đồng thời vào lúc 20h00 ngày 20/04/2021 trên Fanpage Eva.

Tác giả Con mình chẳng lẽ lại vứt: Trẻ dậy thì xem phim 18+, cha mẹ không cấm được
TS Vũ Anh Đào đã có nhiều chia sẻ với cha mẹ về phương pháp dạy con tuổi dậy thì.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh