3 biểu hiện lạ thường ở bàn tay nhưng "trộm vía" bé thông minh từ trong trứng nước

Hạ Mây - Ngày 04/09/2021 17:04 PM (GMT+7)

Ngoài khả năng cầm nắm tuyệt vời, bàn tay của trẻ còn có thể phản ánh tốt sự phát triển của não bộ.

3 biểu hiện lạ thường ở bàn tay nhưng amp;#34;trộm víaamp;#34; bé thông minh từ trong trứng nước - 1

Cha mẹ nào cũng muốn con mình không chỉ cao lớn, phát triển thể chất mà còn phải thông minh, thành công khi trưởng thành, cha mẹ có thể dự đoán trí thông minh của trẻ thông qua các biểu hiện, dấu hiệu trong cuộc sống hàng ngày.

Trong quá trình cơ thể trẻ phát triển, sự phối hợp giữa tay và não cũng phát triển theo, hầu hết các tín hiệu mà trẻ thông minh hay không đều thông qua bàn tay. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bàn tay của trẻ là tín hiệu cho thấy mức độ chỉ số IQ mà trẻ đang có.

Do đó, không cần phải chờ đến khi con trưởng thành, cha mẹ có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ thông minh từ khi còn nhỏ thông qua bàn tay.

3 biểu hiện lạ thường ở bàn tay nhưng amp;#34;trộm víaamp;#34; bé thông minh từ trong trứng nước - 2

3 biểu hiện từ bàn tay chứng tỏ trẻ sơ sinh thông minh 

Việc phát hiện những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người sẽ giúp cha mẹ có kế hoạch nuôi dưỡng và phát triển tài năng của trẻ tốt hơn. Ngoài khả năng cầm nắm tuyệt vời, bàn tay của trẻ còn có thể phản ánh tốt sự phát triển của não bộ.

Thích ngậm, mút tay 

Trẻ dưới 2 tuổi thường có thói quen mút tay. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lo lắng trẻ sẽ nuốt phải vi khuẩn, virus trên tay nên thường cấm con.

Thực tế, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay có tác động tích cực đến trí não của trẻ, bởi não bộ của trẻ ở độ tuổi này cần được kích thích nhiều hơn. Trẻ đưa tay vào miệng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, việc mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 3 tuổi mà vẫn mút tay thì cha mẹ cần chỉnh sửa lại.

Ngoài khả năng cầm nắm tuyệt vời, bàn tay của trẻ còn có thể phản ánh tốt sự phát triển của não bộ.

Ngoài khả năng cầm nắm tuyệt vời, bàn tay của trẻ còn có thể phản ánh tốt sự phát triển của não bộ.

Nhiều chuyển động tay hơn

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ chú ý quan sát sẽ thấy rằng nhiều trẻ sẽ có nhiều cử động tay hơn, thường có ý thức và vô thức cầm nắm đồ vật, nắm tay và vẫy tay. Điều này cho thấy não bộ của trẻ đang kiểm soát hoàn hảo các cử động của tay, càng nhiều cử động tay thì não bộ càng được kích thích phát triển, do đó, trẻ có nhiều cử động tay được dự đoán sẽ thông minh hơn.

Ngoài ra, hành động ném đồ của trẻ dưới 3 tuổi không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ.

Các ngón tay linh hoạt hơn

Khi cha mẹ duỗi các ngón tay ra, trẻ sẽ nắm được tất cả các ngón tay cùng một lúc và có thể thực hiện tốt một số cử động. Điều này cũng cho thấy sự phát triển trí não của trẻ rất tốt, bởi sự phát triển khéo léo của các ngón tay có tác động tích cực đến trí não.

Ngoài ra, mẹ có thể nhận thấy biểu hiện linh hoạt bàn tay trẻ bằng việc trẻ thích xé giấy, xé tờ giấy là bước khởi đầu của bài tập IQ của một đứa trẻ. Những động tác do tay trẻ thực hiện càng phức tạp thì càng có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chỉ số IQ.

Có thể thấy, hành vi xé giấy khiến cha mẹ hoang mang nhưng lại rèn luyện sức bền, sự dẻo dai cho cơ tay, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ đưa tay vào miệng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

Trẻ đưa tay vào miệng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

3 biểu hiện lạ thường ở bàn tay nhưng amp;#34;trộm víaamp;#34; bé thông minh từ trong trứng nước - 5

Phương pháp luyện kỹ năng vận động các ngón tay, phát triển tư duy cho trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi

Mặc dù trí thông minh phần lớn là bẩm sinh, nhưng sự rèn luyện của cha mẹ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng, cha mẹ có thể làm những điều sau để sự phát triển trí não của trẻ lên một mức cao hơn.

Trong tháng đầu tiên mới sinh, khả năng cầm nắm của bé còn tương đối yếu, ngoại trừ bú mẹ, thời gian còn lại cơ bản bé đều trong trạng thái ngủ. Các ông bố bà mẹ có thể tranh thủ khoảng thời gian mà trẻ thức, sau đó đặt ngón tay của mình vào bàn tay trẻ để rèn luyện khả năng cầm nắm của trẻ.

Sau hai tháng, lực tay của trẻ tăng dần, lúc này cha mẹ có thể chuẩn bị một số đồ chơi mà trẻ có thể cầm được như lục lạc, gậy cầm tay…. Chú ý khi trẻ cầm đồ chơi phụ huynh phải quan sát, để các món đồ chơi không rơi xuống trúng vào người trẻ khi cầm quá lâu.

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng vận động của đôi tay, từ đó kích thích phát triển tư duy

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng vận động của đôi tay, từ đó kích thích phát triển tư duy

Trẻ 4-6 tháng có năng lượng tốt hơn và thời gian thức dài hơn, cha mẹ có thể mua cho trẻ một khung tập thể dục được bao phủ bởi các đồ chơi nhiều màu sắc, có thể hướng dẫn trẻ lấy bằng tay, cách này không chỉ rèn luyện được đôi tay mà còn rèn luyện được khả năng ngồi của trẻ.

Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn ăn dặm, cha mẹ có thể rèn luyện cho trẻ tự ăn, trong quá trình trẻ tự cầm nắm thức ăn có thể rèn luyện lực cho các ngón tay của trẻ.

Đối với bé từ 1-3 tuổi là thời điểm tốt nhất để rèn luyện độ nhuyễn của các ngón tay, lúc này bé không chỉ có thể xoay cổ tay một cách tự do mà còn có sức mạnh lớn hơn ở bàn tay.

Đặc biệt với trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn phát triển trí não mạnh mẽ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi các hoạt động giúp kích thích trí não, tăng trí tưởng tượng, nhạy bén, sáng tạo như tập chơi đàn, vẽ tranh... thông qua những phương pháp này tư duy của trẻ có thể phát triển hơn nữa.

Do đó, cha mẹ cần giúp con phát huy khả năng bằng cách cho bé ra ngoài nhiều hơn, để con có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cha mẹ cũng nên khuyến khích con vận động, vui chơi và hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh.

Với trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn phát triển trí não mạnh mẽ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi các hoạt động giúp kích thích trí não, tăng trí tưởng tượng, nhạy bén, sáng tạo như tập chơi đàn, vẽ tranh...

Với trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn phát triển trí não mạnh mẽ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi các hoạt động giúp kích thích trí não, tăng trí tưởng tượng, nhạy bén, sáng tạo như tập chơi đàn, vẽ tranh... 

Cha mẹ mang nhóm máu này, sinh con tài giỏi, thông minh hơn người bình thường
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm máu cũng có thể phản ánh phần nào tính cách và trí thông minh của trẻ nhỏ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh