Trẻ quấy khóc không ngủ trưa, mẹ dùng 6 mẹo nhỏ này con ngoan ngủ ngay, lợi đủ đường

Hạ Mây - Ngày 11/08/2021 09:32 AM (GMT+7)

Giấc ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng để hình thành thói quen này thật sự không hề dễ dàng.

Trước thời gian các bé mẫu giáo nghĩ học ở nhà vì dịch Covid- 19, một số phụ huynh chia sẻ rằng thường xuyên nhận được điện thoại phàn nàn của cô giáo về việc con mình thường không ngủ trong giờ nghỉ trưa mà chạy nhạy, nghịch ngợm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bạn trong lớp.

Điều này có lẽ nguyên nhân là vì một số trẻ ngay từ bé đã không có thói quen ngủ trưa ở nhà. Có lẽ đây cũng là vấn đề “nhức đầu” của nhiều bậc cha mẹ có con đi học bán trú.

Thực tế nếu trẻ được duy trì thói quen ngủ trưa đúng cách, hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Vậy nếu trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ nên làm gì để hình thành thói quen ngủ trưa cho con?

Trẻ quấy khóc không ngủ trưa, mẹ dùng 6 mẹo nhỏ này con ngoan ngủ ngay, lợi đủ đường - 2

Lợi ích của giấc ngủ trưa đối với trẻ

Thực tế, giấc ngủ trưa là rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của con. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lợi ích của giấc ngủ trưa đối với trẻ: 

Đầu tiên, một giấc ngủ trưa ngắn có thể giải tỏa mệt mỏi và đảm bảo rằng trẻ có nhiều năng lượng để hoàn thành việc học và các hoạt động khác vào buổi chiều. Trẻ còn nhỏ, cơ thể và não bộ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, việc nghỉ ngơi hợp lý vào buổi trưa là rất quan trọng trong quá trình tái tạo năng lượng cho các con. 

Thứ hai, ngủ trưa có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ, giúp con tránh khỏi những bệnh ốm vặt. Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa đều có thể điều hòa cơ thể, xua tan mệt mỏi, kích thích hệ thống bạch huyết trong cơ thể, tăng cường hoạt động của các tế bào, nâng cao khả năng miễn dịch. 

Thứ ba, một giấc ngủ trưa dù ngắn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa của trẻ. Chức năng tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, do đó khả năng tiêu hóa còn kém, một giấc ngủ trưa hợp lý có thể làm tăng nhu động của đường ruột, giúp trẻ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu của đường ruột, đồng thời có thể loại bỏ các triệu chứng tích tụ thức ăn gây chướng bụng, đầy hơi ở trẻ em. 

Nhiều cha mẹ đã dỗ dành cả tiếng khi con buồn ngủ nhưng trẻ vẫn không chịu ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ đã dỗ dành cả tiếng khi con buồn ngủ nhưng trẻ vẫn không chịu ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Lợi ích cuối cùng là một giấc ngủ ngắn cũng có thể bảo vệ trái tim của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trưa mỗi ngày có thể giảm 37% tỷ lệ đột tử do tim ở trẻ em. Nguyên nhân là ngủ trưa có thể giải tỏa tâm trạng lo lắng, khiến trẻ bớt cáu gắt, đồng thời giảm áp lực lên hệ tim mạch, đóng vai trò rất tốt trong việc bảo vệ trái tim của con.

Theo quan điểm sinh lý học, trẻ em cần phải ngủ nhiều hơn người lớn, vì cơ thể và não bộ của trẻ cần nhiều thời gian để tái tạo năng lượng, giúp con có thể tập trung, kiểm soát cảm xúc và phát triển bình thường. Dù trẻ ở độ tuổi nào, nếu không hình thành thói quen ngủ trưa có thể gây ra những tác hại vô cùng lớn.

Trẻ dễ cáu gắt, mất bình tĩnh hoặc phản ứng quá mức đối với một điều gì đó bình thường. Điều này xảy ra có thể giải thích là do trẻ quá mệt mỏi, không thể điều chỉnh cảm xúc của mình đúng cách.

Nếu trẻ không chợp mắt ngủ trưa, cơ thể và não bộ của con sẽ không được nghỉ ngơi tốt, năng lượng không được nạp lại dẫn đến buổi chiều trẻ sẽ mất tập trung, trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, hiệu quả học tập không cao...

Không ngủ trưa khiến trẻ mệt mỏi vào buổi chiều. (Ảnh minh họa)

Không ngủ trưa khiến trẻ mệt mỏi vào buổi chiều. (Ảnh minh họa)

Trẻ quấy khóc không ngủ trưa, mẹ dùng 6 mẹo nhỏ này con ngoan ngủ ngay, lợi đủ đường - 5

Tại sao trẻ không thích ngủ trưa?

Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này là bởi trẻ đang quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh, trẻ tò mò rất nhiều thứ và sợ rằng nếu ngủ trưa trẻ sẽ bỏ lỡ đi một điều gì đó. Trẻ đến tuổi muốn khám phá thế giới xung quanh, do đó việc hiếu động, tò mò, nghịch ngợm là chuyện hết sức bình thường. Cha mẹ có thể quan sát cuộc sống hàng ngày của trẻ để xem có điều gì đang khiến con quan tâm, hoặc gây ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ?

Ví dụ, khi một em bé cảm thấy lo lắng cho một vấn đề nào đó hay mất bình tĩnh, các hormone căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng lên khiến trẻ không thể có được giấc ngủ ngon. Do đó, nếu bị bắt ép ngủ trưa, khiến trẻ cảm thấy quá áp lực cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Bị kích thích quá mức, vui đùa quá nhiều cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng. 

Ngoài ra, một số trẻ không chịu ngủ trưa như là một cách để khẳng định sự độc lập của bản thân. Không chịu ngủ là cách trẻ giành quyền kiểm soát từ cha mẹ. Trẻ phát đi các tín hiệu buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, nằm xuống sàn và bật khóc nhưng dù được dỗ thế nào cũng không chịu đi ngủ.

Các bậc cha mẹ đối mặt với tình trạng con không thích ngủ trưa không phải lo lắng quá nhiều, có thể hướng dẫn con ngủ trưa một cách thích hợp bằng những biện pháp trong phần sau của bài viết.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không thích ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không thích ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Trẻ quấy khóc không ngủ trưa, mẹ dùng 6 mẹo nhỏ này con ngoan ngủ ngay, lợi đủ đường - 7

Mẹo gì hay để “dỗ con ngủ trưa”?

Nếu trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau: 

Trẻ quấy khóc không ngủ trưa, mẹ dùng 6 mẹo nhỏ này con ngoan ngủ ngay, lợi đủ đường - 8

Điều chỉnh giờ ngủ của con đúng giờ

Nhiều em bé không thể ngủ trưa do ngủ quá nhiều vào buổi sáng và thức quá khuya. Điều này xảy ra nếu thời gian biểu sinh hoạt của cha mẹ và thói quen đi ngủ của cả nhà ảnh hưởng đến trẻ. Do đó, muốn trẻ đi vào giấc ngủ trưa một cách dễ dàng, cha mẹ hãy làm gương để điều chỉnh giờ giấc đi ngủ của con một cách hợp lý: Không thức khuya, đi ngủ sớm và dậy sớm vào buổi sáng cùng con.

Cha mẹ cùng trẻ ngủ trưa

Nếu có điều gì đó khiến trẻ học nhanh nhất một thói quen, đó chính là “bắt chước” hành vi của cha mẹ. Nếu thấy cha mẹ đi ngủ trưa, trẻ cũng sẽ học được thói quen này nếu nó diễn ra một cách đều đặn. Ngoài ra, ngủ trưa cùng cha mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn hơn khi ngủ, giấc ngủ cũng sẽ sâu hơn. 

Giấc ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Bật một vài bản nhạc nhẹ nhàng vào buổi trưa

Cha mẹ cũng có thể bật một vài bản nhạc nhẹ trước giờ trẻ phải ngủ trưa để giải tỏa thần kinh và giảm hưng phấn cho con. Vừa nghe nhạc, vừa vuốt lưng cho con, trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong trạng thái bình tĩnh.

Tạo không gian thoải mái và ấm áp

Giấc ngủ trưa của trẻ cũng cần được diễn ra trong một không gian thoải mái và ấm áp. Ánh sáng trong nhà phải phù hợp, nhiệt độ không quá lạnh cũng không quá nóng, không khí trong lành để tránh làm trẻ cảm thấy khó chịu và dễ bị ốm. 

Cha mẹ ngủ trưa cùng con giúp trẻ cảm thấy an toàn. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ ngủ trưa cùng con giúp trẻ cảm thấy an toàn. (Ảnh minh họa)

Cho trẻ vận động nhẹ vào buổi sáng

Cha mẹ có thể cho con tăng cường vận động vào buổi sáng, để buổi trưa trẻ mệt và tự nhiên buồn ngủ. Không ngủ trưa ngay sau bữa ăn, hãy đưa trẻ đi dạo quanh nhà nhưng không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ. Sau khi trẻ đi ngủ, hãy bật một vài bản nhạc nhẹ khiến trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ.

Duy trì thói quen ngủ trưa ở nhà cho trẻ khi tới trường

Một số trẻ có thói quen khi ngủ trưa như được mẹ xoa bụng, vuốt lưng, ôm tay mẹ… Tuy nhiên, điều này có thể trẻ sẽ hình thành cảm giác ỷ lại và trẻ không thể ngủ trưa ở trường mẫu giáo. Nếu con thường ôm gấu bông khi ngủ thì giáo viên có thể cho phép trẻ mang theo món đồ yêu thích của mình để xoa dịu sự lo lắng của con vào giấc ngủ trưa.

emCó thể cho trẻ mang đồ chơi khi tới lớp để tạo cảm giác an toàn. (Ảnh minh họa)/em

Có thể cho trẻ mang đồ chơi khi tới lớp để tạo cảm giác an toàn. (Ảnh minh họa)

Trẻ ngại giao tiếp, khép kín vì cách ly, chuyên gia mách cách bảo vệ sức khỏe tâm thần con
Song song với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, cha mẹ cũng nên đặc biệt dành sự quan tâm đến vấn đề tâm lý của trẻ trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con