Theo một số thống kê, những đứa trẻ trưởng thành trong môi trường giáo dục, xuất thân gia đình tốt là điều kiện thuận lợi để con dễ thành công hơn khi trưởng thành.
Mỗi kiểu bố mẹ nuôi dạy con cái có những tác động khác nhau đến hành vi của trẻ. Nhưng thực tế, mọi lời nói, cử chỉ, hành động của cha mẹ đều tác động trực tiếp đến con cái. Đây là mối liên hệ gắn bó mật thiết giúp trẻ hình thành tính cách, thói quen cũng như định hướng phát triển tương lai.
Theo một số thống kê, những đứa trẻ trưởng thành trong môi trường giáo dục, xuất thân gia đình tốt là điều kiện thuận lợi để con dễ thành công hơn khi trưởng thành.
Bố mẹ thường xuyên đồng hành cùng con cái
Hầu như chúng ta điều hiểu rằng sự quan tâm của bố mẹ và quá trình phát triển của con cái chính là hai yếu tố song hành cùng nhau. Đặc biệt, tầm quan trọng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi người.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, trẻ sinh ra trong gia đình bố mẹ thường xuyên bận rộn dễ khiến cho tâm sinh lý rối loạn, dễ mệt mỏi, cáu gắt. Đồng thời, sẽ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, đặc biệt là sự tương tác với bố mẹ, khoảng cách giữa bố mẹ và con cái sẽ càng ngày càng xa.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chính là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Do đó, việc hình thành nên hình ảnh tốt cũng như một mối quan hệ tốt với trẻ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về tính cách và khả năng thích ứng với xã hội trong tương lai của trẻ.
Bầu không khí gia đình có thể ảnh hưởng đến trẻ và đóng vai trò hướng dẫn cho con, sự đồng hành và tận tâm của các bậc phụ huynh là cách giáo dục mà trẻ em cần nhất.
Thực tế, đứa trẻ trưởng thành trong sự ủng hộ và quan tâm của cha mẹ thường hoạt bát và lanh lẹ hơn so với những đứa trẻ luôn phải tự trưởng thành trong sự gò bó và thiếu trách nhiệm từ gia đình.
Bố mẹ được là người thầy đầu tiên của con và sự đồng hành được xem là cách giáo dục tốt nhất cho con cái. Cựu Tổng thống My Obama từng nói: "Tôi sẽ không làm tổng thống suốt đời, nhưng tôi muốn trở thành một người cha tốt suốt đời."
Vì vậy, bố mẹ không nên vắng mặt trong quá trình trưởng thành và học tập của trẻ, nếu không mọi thứ có thể sẽ trở nên vô ích. Bầu không khí gia đình có thể ảnh hưởng đến trẻ và đóng vai trò hướng dẫn cho con, sự đồng hành và tận tâm của các bậc phụ huynh là cách giáo dục mà trẻ em cần nhất.
Bố mẹ coi trọng việc đọc sách
Đọc sách là nguồn thông tin quan trọng làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, việc trau dồi khả năng đọc, sở thích đọc và thói quen đọc sách cũng bắt đầu từ sự giáo dục của gia đình.
Như nhà giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc từng nói: "Sự khác biệt giữa cách đọc của trẻ từ khi còn nhỏ là sự khác biệt cốt yếu giữa thắng và thua trong tương lai". Và yêu thích đọc sách được xem là “quyền lực mềm” cao nhất của một gia đình.
Khi đọc sách trẻ sẽ khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ, đồng thời có thể dạy cho trẻ cách ứng xử tốt, khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ.
Mỗi đứa trẻ khi lớn lên, được nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành tính cách này đến lúc trưởng thành.
Khi đọc sách trẻ sẽ khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ, đồng thời có thể dạy cho trẻ cách ứng xử tốt, khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ.
Trẻ được tiếp xúc sớm với sách, khả năng tiếp nhận kiến thức, phát hiện kiến thức của bé sẽ nhanh nhạy hơn. Khi được tiếp xúc với sách từ nhỏ, trong đầu bé đã có một nền tảng sự hiểu biết nhất định, điều đó sẽ giúp ích trong quá trình học tập của con. Sách còn cung cấp những kiến thức bổ ích mà trong sách giáo khoa không có.
Trẻ sẽ được rèn luyện khả năng tự tìm tòi kiến thức, khám phá kiến thức khi được bố mẹ truyền dạy và đọc sách cho nghe từ hồi nhỏ, chủ động hơn, ham học hỏi hơn vì thế dễ đạt kết quả cao trong học tập.
Muốn trẻ ham mê đọc sách, bản thân bố mẹ phải là người có thói quen đó. Cùng đọc sách với con, giúp con hiểu và thích sách là một nỗ lực của cả gia đình. Đọc sách không chỉ là đọc những gì trong sách viết cho con nghe mà mỗi phụ huynh cần từ sách gợi mở cho con thế giới khác.
Bố mẹ có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình
Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc phụ huynh thường sẽ có tâm lý lo lắng, không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, lâu dần sẽ trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt và thường xuyên mất bình tĩnh với con cái.
Khi cha mẹ không ổn định về mặt cảm xúc, trẻ có thể sẽ lây truyền về mặt này, bởi trẻ nhỏ thường nhìn vào thái độ và hành động của bố mẹ để học hỏi. Do đó, để trẻ hình thành tính cách tốt và biết làm chủ cảm xúc, bố mẹ phải bắt đầu từ chính bản thân mình.
Tâm trạng tốt của bố mẹ có thể làm cho trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin, đồng thời nó là chất xúc tác để thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. Khi bố mẹ có tâm trạng không tốt, trẻ sẽ cảm thấy chán nản và tự ti, đây chính là ngòi nổ thúc đẩy trẻ chán nản và thất bại trong học tập.
Đồng thời, việc quản lý cảm xúc thực tế là biểu hiện quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc trẻ có được các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt và một tinh thần lành mạnh trong tương lai hay không.
Tâm trạng tốt của bố mẹ có thể làm cho trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin, đồng thời nó là chất xúc tác để thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
Một đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc có thể chấp nhận và quản lý những vui buồn, lo lắng... của mình và không làm hại đến ai.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Nếu trẻ không thể tập trung chú ý, tính cách của bé sẽ là tức giận, bi quan, cô đơn, âu lo, không hài lòng với bản thân..., ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của con.
Hơn thế nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên và liên tục, trẻsẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý tới cảm xúc mình và các con từ sớm, từ đó có sự giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của trẻ.
Bố mẹ dạy con bằng lời nói và hành động
Một chuyên gia tâm lý từng chia sẻ rằng, nhiều phụ huynh liên hệ đến bà để được tư vấn và yêu cầu giúp đỡ, rằng những đứa con của mình thường không thích tập trung vào việc học mà phần lớn dành thời gian để xem điện thoại, hoặc xem TV.
Một trường học ở Hồ Bắc (Trung Quốc) đã tổ chức một cuộc thi viết luận, và một trong những chủ đề bài luận là "Những thói quen xấu của người lớn".
Giám khảo chấm điểm cho biết, trong số hơn 100 bài báo, hơn 20% trẻ em phàn nàn rằng bố mẹ mình thích chơi điện thoại di động, xem tin tức và chơi trò chơi trực tuyến, các trang web mua sắm. Lời nói của trẻ thật ngây thơ, nhưng thực tế phản ứng đúng phần nào cuộc sống của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.
Những đứa trẻ xuất sắc khi lớn thường xuất phát từ sự kiên nhẫn, chăm chỉ hướng dẫn của bố mẹ.
Thực tế, thói quen của con cái được phản ánh một phần từ hành vi của bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần nuôi dạy con có sự cân bằng giữa lời nói và hành động. Những đứa trẻ xuất sắc khi lớn thường xuất phát từ sự kiên nhẫn, chăm chỉ hướng dẫn của bố mẹ.
Đồng thời thông qua những nỗ lực có được, mọi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành một người thành công trong tương lai. Nhưng loại nỗ lực có được này không chỉ đòi hỏi bản thân trẻ em, mà bố mẹ và gia đình đóng một vai trò quan trọng.