"Người mẹ siêu phàm" nuôi dạy 6 con thành tiến sĩ: Cách đơn giản giúp trẻ học giỏi ít ai biết

Thi Thi - Ngày 02/08/2022 19:06 PM (GMT+7)

Theo bà Hesung Chun Koh, những năm học tiểu học là giai đoạn quan trọng để trẻ khơi dậy hứng thú học tập, trau dồi thói quen học tập tốt, hình thành lý tưởng riêng.

Bà Hesung Chun Koh sinh năm 1929 tại Seoul, học khoa Tiếng Anh, Đại học nữ sinh Ewha tại Hàn Quốc. Khi là sinh viên năm thứ hai, bà được học bổng sang Mỹ, sau đó học tiến sĩ chuyên ngành Nhân học xã hội tại Đại học Boston.

Bà nổi tiếng khi được mệnh danh là "Người mẹ siêu nhân" nuôi dạy 6 con đều là tiến sĩ tại ĐH Harvard và ĐH Yale, trở thành các giảng viên, hiệu trưởng và chủ tịch của các trường đại học danh tiếng, khiến cả thế giới phải nể phục. 

Theo đó, con gái lớn của bà là Kyungshin: Tốt nghiệp Harvard, có bằng Tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts, hiện là giáo sư hoá học tại ĐH Chung-Ang, Hàn Quốc.

Bà Hesung Chun Koh bên cạnh 6 người con.

Bà Hesung Chun Koh bên cạnh 6 người con.

- Con gái Jingzhu: Tốt nghiệp trường Y ĐH Yale, từng là Thư ký của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Massachusetts, hiện là phó hiệu trưởng của trường Y tế Công cộng Harvard.

- Con trai Dong Zhu, có bằng tiến sĩ y khoa tại ĐH Harvard và tiến sĩ triết học tại MIT.

- Con trai Hong Zhu, sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard đã theo tiếp tục theo học tại ĐH Oxford của Vương quốc Anh, tiếp tục lấy bằng tiến sĩ Luật tại ĐH Harvard. Hiện ông là hiệu trưởng trường Luật Yale.

- Con gái Qing En, có bằng Tiến sĩ tại ĐH Harvard. Cô từng là Phó Giáo sư tại trường Luật ĐH Columbia

- Con trai Dingshu tốt nghiệp Khoa Xã hội học Đại học Harvard, nhận bằng MFA từ Trường Nghệ thuật ở New York.

Có thể thấy, cả 6 đứa con đều được nhận vào các trường nổi tiếng, khi được hỏi về phương pháp giáo dục để nuôi dạy con thành công, bà Hesung Chun Koh nói rằng bố mẹ cần hết sức chú ý đến con ở giai đoạn tiểu học.

Theo lời bà Hesung Chun Koh, một đứa trẻ sinh ra không vốn dĩ đã ham học hỏi, mà bản chất của trẻ là ham chơi, nhưng thông qua việc hướng dẫn của bố mẹ và việc chăm chỉ học tập ở trường tiểu học, mỗi đứa trẻ thực sự có tiềm năng trở thành một người thành công. 

amp;#34;Người mẹ siêu phàmamp;#34; nuôi dạy 6 con thành tiến sĩ: Cách đơn giản giúp trẻ học giỏi ít ai biết - 3

Vậy tại sao giai đoạn tiểu học lại quan trọng với quá trình phát triển của trẻ?

Theo bà Hesung Chun Koh, những năm học tiểu học là giai đoạn quan trọng để trẻ khơi dậy hứng thú học tập, trau dồi thói quen học tập, hình thành lý tưởng riêng.

Chỉ trẻ em ở độ tuổi tiểu học mới có thể trau dồi thói quen học tập suốt đời, tạo nền tảng vững chắc và phát triển tinh thần tập trung vào học tập. Sau đó, dưới sự hướng dẫn đúng đắn của bố mẹ, trẻ có thể dễ dàng đạt được tiến bộ trong học tập và đạt được kết quả xuất sắc.

Những năm học tiểu học là giai đoạn quan trọng để trẻ khơi dậy hứng thú học tập.

Những năm học tiểu học là giai đoạn quan trọng để trẻ khơi dậy hứng thú học tập.

Đồng thời, trẻ tiểu học nằm ở độ tuổi từ 6-11 có những đặc trưng riêng biệt về tâm lý so với học sinh lứa tuổi khác.  Điều đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này thích khám phá những điều mới, học thêm các kỹ năng mới trong quá trình lớn lên.

Nắm được tâm lý của trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ có thể hướng cho con học thêm những điều bổ ích rất hiệu quả, học các môn năng khiếu, học những kỹ năng mới trong cuộc sống.

Đặc biệt là các bà mẹ, chúng ta thường thấy trong các gia đình nói chung, các bà mẹ lo cho con cái học hành, và các ông bố có trách nhiệm đi làm kiếm tiền chăm lo gia đình. Vì vậy, là một người mẹ, bà Hesung Chun Koh luôn cố gắng hơn nữa, cố gắng hết sức quan tâm đến giai đoạn tiểu học của con mình, và cố gắng sử dụng phương pháp giáo dục đúng đắn để nuôi dạy con thành một học giả.

amp;#34;Người mẹ siêu phàmamp;#34; nuôi dạy 6 con thành tiến sĩ: Cách đơn giản giúp trẻ học giỏi ít ai biết - 5

Sự hướng dẫn của bố mẹ ở giai đoạn tiểu học sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời

Những năm tiểu học là nền tảng vững chắc để một đứa trẻ phát triển tốt ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trẻ được hướng dẫn và giáo dục tốt ở bậc tiểu học, khi vào cấp 3 con sẽ nhàn hơn, bố mẹ cũng có ý thức kiểm soát, không cần quá cố gắng.

Vì vậy, nếu bố mẹ có thể tích cực hướng dẫn và giáo dục trẻ trong những năm tiểu học, trẻ sẽ được hưởng lợi không ngừng trong suốt cuộc đời.

Theo kinh nghiệm từ bà Hesung Chun Koh, nếu bố mẹ muốn con mình đạt thành tích tốt trong học tập, cần chú ý đến hai khía cạnh này trong giai đoạn tiểu học.

Phát triển thói quen học tập đúng đắn

Bố mẹ nên giúp con hình thành thói quen học tập đúng đắn trong suốt sáu năm tiểu học. Nhiều sách giáo dục gia đình đề cập đến việc tôn trọng sở thích của trẻ, không ép buộc trẻ học để tránh trẻ giảm tính tự chủ trong học tập, giảm tập trung, trì hoãn làm bài tập, ngại đọc sách ở nhà. Một khi hình thành thói quen học tập không tốt như vậy thì cuộc đời trẻ sẽ có thể bị phá hỏng, bố mẹ phải mất nhiều thời gian mới sửa được.

Bố mẹ có thể tích cực hướng dẫn và giáo dục trẻ trong những năm tiểu học, trẻ sẽ được hưởng lợi không ngừng trong suốt cuộc đời.

Bố mẹ có thể tích cực hướng dẫn và giáo dục trẻ trong những năm tiểu học, trẻ sẽ được hưởng lợi không ngừng trong suốt cuộc đời.

Do đó, bố mẹ nên làm điều này: Trước hết phải khơi dậy hứng thú học tập độc lập của trẻ, giúp trẻ đặt mục tiêu học tập ngắn hạn, có ý thức về thành tích nhất định, từ đó trẻ sẽ thích đọc và học hơn.

Thứ hai, rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung cao độ, bởi nhiều trẻ có thói quen học tập kém, thiếu tập trung và dễ trì hoãn. Sau đó, bố mẹ có thể tìm một số cách rèn luyện khả năng tập trung của trẻ để rèn luyện cho trẻ thói quen học tập chăm chú hơn và hình thành thói quen học tập hiệu quả, điều này không chỉ hữu ích ở bậc tiểu học mà còn có lợi khi trẻ bước vào bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Trau dồi khả năng toàn diện của trẻ

Cả 6 đứa con của bà Hesung Chun Koh đều học ở Harvard và Yale, và được nhận vào các cơ sở đào tạo bậc cao hơn. Tuy nhiên, khi đề cập đến điểm số của con mình, bà bà Hesung Chun Koh đã chỉ ra rằng con mình đạt được thành tích như ngày hôm nay là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ là trí tuệ thông minh bẩm sinh.

Có thể thấy, sự chăm chỉ của con trẻ kết hợp với sự kiên trì hướng dẫn của mẹ sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Thực chất đằng sau thành tích xuất sắc này là khả năng toàn diện mạnh mẽ của đứa trẻ.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nếu muốn rèn luyện cho con em mình trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học như mong muốn thì nên cố gắng hết sức để nâng cao năng lực toàn diện cho con em mình. Ví dụ, rèn luyện tính kiên trì và bền bỉ, độc lập và tự tin,... Tất cả những phẩm chất này đều quan trọng.

Các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ học cách sắp xếp thời gian hợp lý, lập kế hoạch thời gian và thực hiện việc quản lý kỷ luật tự giác. Điều này cũng thuộc về việc rèn luyện khả năng học tập độc lập và nâng cao tính tự giác của trẻ.

Lưu ý trong giai đoạn đầu bố mẹ có thể giám sát và kèm cặp con hàng ngày, sau khi con hình thành thói quen học tập đều đặn thì tính kiên trì, bền bỉ cũng được cải thiện, điều này có nhiều khả năng giúp con đạt điểm xuất sắc.

Giúp con phát triển năng khiếu cũng là lợi thế để trẻ trưởng thành thành công.

Giúp con phát triển năng khiếu cũng là lợi thế để trẻ trưởng thành thành công.

Không hề mê tín: Trẻ có 4 bộ phận cơ thể càng to càng mang về tài lộc, cuộc sống sung túc
Theo nhân tướng học, một số bộ phận cơ thể của trẻ càng to là dấu hiệu con có thể nhận được nhiều phúc khí, thường gặp may mắn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn