Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc

Hạ Mây - Ngày 12/01/2022 10:32 AM (GMT+7)

Cha mẹ cần biết được nguyên nhân chính xác khiến con chậm tăng cân để có cách khắc phục hiệu quả.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 1

Trong quá trình nuôi dưỡng, cha mẹ luôn theo dõi cân nặng của con để đánh giá sự phát triển. Tuỳ vào từng độ tuổi mà bé có mốc cân nặng khác nhau.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đôi khi sẽ không hiểu rõ được vấn đề phát triển của con trẻ, điển hình như việc thắc mắc tại sao những đứa trẻ khác tăng trưởng tốt nhưng bé nhà mình ăn nhiều vẫn chậm tăng cân.  

Cha mẹ cần biết được nguyên nhân chính xác khiến con chậm tăng cân để có cách khắc phục hiệu quả.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 2

2 sai lầm cha mẹ dễ mắc trong quá trình cho trẻ ăn dặm

Phối hợp thức ăn bổ sung không hợp lý

Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ sẽ thích sử dụng một số loại thức ăn bổ sung “tự chế” cho con như cháo. Mặc dù ăn theo cách này đủ “lượng” nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, ơ cấu dinh dưỡng của thức ăn bổ sung chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.

Bổ sung thức ăn dặm cho bé không đồng nghĩa bé sẽ phát triển tốt khi chỉ cần ăn cốm gạo mà cần sự kết hợp cân đối để đáp ứng nhu cầu thể chất ngày càng tăng.

Nếu chỉ cho bé ăn rau hoặc ngũ cốc thông thường, bỏ qua kết hợp với sữa thì chỉ có thể đạt được như cầu no đơn giản mà không khiến trẻ lớn lên tốt. 

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Cắt sữa mẹ quá sớm

Một số phụ huynh thấy con không từ chối thức ăn bổ sung nên dần cho con uống rất ít sữa, thậm chí cho con bỏ bú mẹ trực tiếp. 

Tuy nhiên, việc cắt sữa mẹ quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi sữa mẹ vẫn cung cấp một lượng dưỡng chất quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này.

Nếu cha mẹ muốn trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung và uống ít sữa hơn thì có thể đợi đến khi răng trẻ mọc đầy đủ, sau đó từ từ chuyển sang nguyên tắc chủ yếu là ăn bổ sung và ăn dặm bằng sữa. Không nên đột ngột cho trẻ ngừng bú sữa mẹ.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 4

Ngoài vấn đề ở bữa ăn, 3 vấn đề thường gặp cũng có thể khiến trẻ không tăng cân

Trẻ không thể tiêu hóa được thức ăn đặc

Sau khi trẻ được cho ăn dặm, câu hỏi đầu tiên chính là “liệu thức ăn bổ sung này có được cơ thể của trẻ chấp nhận hay không?”, tức là em bé có thể tiêu hóa được loại thức ăn này tốt và phát triển không.

Nếu trẻ đã ăn loại thức ăn bổ sung hợp lý mà không tăng cân thì có thể do bé chưa tiêu hóa được loại thức ăn này và cần thời gian nhất định để làm quen.

Trẻ chưa chấp nhận nhận thức ăn đặc

Một số bé đã quen với việc uống sữa nên sẽ khó tiếp nhận thức ăn bổ sung. Biểu hiện là bé chỉ ăn được một ít, còn lại do trẻ ọc ra hoặc không hợp khẩu vị của trẻ và không ăn chút nào.

Một số trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, điều này khiến cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)

Một số trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, điều này khiến cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)

Trong giai đoạn cho ăn dặm, việc bố mẹ giảm lượng sữa và bé không chịu ăn bổ sung thì khó có thể tăng cân. 

Trẻ đang trong “giai đoạn đặc biệt”

Có thể bé đang trong giai đoạn thoái giấc (ngủ ngon, khó ngủ), mọc răng (khó chịu về nướu, không thèm ăn), sẽ dễ dẫn đến bé không có hứng thú với thức ăn bổ sung. 

Những biểu hiện khó chịu về cơ thể như tiêu hóa kém, biếng ăn, lý do theo mùa,.. cũng khiến bé khó chấp nhận thức ăn bổ sung. 

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 6

Quy tắc bổ sung thức ăn giúp trẻ hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn

Theo ý kiến của chuyên gia, tốt nhất nên bổ sung thức ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Lúc này sự phát triển hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn thiện, dung tích dạ dày và nhu cầu dinh dưỡng của bé lớn hơn.

Dưới đây là một số quy tắc bổ sung thức ăn cha mẹ nên tham khảo:

Quy tắc bổ sung thức ăn: Lượng thức ăn từ nhiều đến ít, lỏng từ loãng đến đặc, kết cầu từ loãng đến đặc. 

Số lượng: Từ ít đến nhiều, lúc đầu không nên uống quá nhiều, nên cho bằng thìa, rồi tăng lượng dần khi bé đã quen. 

Khi trẻ gặp một số vấn đề về thể chất cũng có thể khiến việc hấp thu dinh dưỡng diễn ra chậm hơn. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ gặp một số vấn đề về thể chất cũng có thể khiến việc hấp thu dinh dưỡng diễn ra chậm hơn. (Ảnh minh họa)

Dạng chất: Từ loãng đến đặc để trẻ dễ tiêu hóa, khi trẻ đã thích nghi thì chuyển sang dạng bán lỏng và cuối cùng là dạng đặc.

Lưu ý: Khi bé không nhai được thì nên xay thức ăn thành nước trái cây hoặc xay nhuyễn, đến khi bé mọc răng thì cho ăn thức ăn cứng hơn. 

Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn vì sao nhiều trẻ nhỏ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Trưởng khoa Nội 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có những lý giải hữu ích về vấn đề này ở con trẻ.  

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 9

Bác sĩ có thể cho biết ăn dặm có vai trò thế nào trong quá trình tăng trưởng của trẻ ?

Theo Tổ chức y tế Thế giới, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm vì khi đó sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động như tập trườn, bò…

Việc ăn dặm quá sớm hay quá muộn không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà có nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi ăn dặm phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm (chất đạm, đường, chất béo, vitamin và các chất khoáng) trong khẩu phần ăn để trẻ để phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 10

Thưa bác sĩ, một số trẻ nhỏ ăn tốt, ăn nhiều trong giai đoạn ăn dặm nhưng vẫn chậm tăng cân, nguyên nhân do đâu ?

Không chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng mà trẻ ăn nhiều không tăng cân cũng là nỗi lo lắng lớn cho các bậc phụ huynh. 

Nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này đầu tiên có thể nghĩ đến là do lượng thức ăn trẻ được cung cấp hằng ngày chưa đảm bảo các nhóm chất.

Các nhóm chất đó chính là thực phẩm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất trong từng bữa ăn. Vì vậy có thể bé ăn nhiều nhưng không đảm bảo về chất lượng, và cân đối giữa các thành phần. Ngoài ra, nhiều trẻ cân nặng tốt nhưng lại thiếu sắt hay kẽm, hay Canxi,vv..

Bé ăn không đủ bữa và lượng sữa cũng cần được tăng theo từng độ tuổi.

Bé kém hấp thu do sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm làm mất cân bằng vi sinh đường ruột.

Bé hiếu động tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động. Tuy bé ăn đủ nhưng vẫn thiếu và cần cung cấp thêm năng lượng.

Nhiễm giun sán cũng là 1 nguyên nhân ba mẹ cần lưu ý, vì thế cha mẹ nhớ định kỳ sổ giun 6 tháng/lần cho con trên 2 tuổi nhé.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 11

Một số ý kiến cho rằng trẻ chậm tăng cân không chỉ do thực phẩm mà còn ảnh hưởng từ việc cắt sữa mẹ quá sớm, cho trẻ uống sữa bổ sung chưa đúng cách, chọn loại sữa chưa phù hợp, điều này có liên quan gì không ?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé vì vậy uống càng nhiều càng tốt nhưng nếu vì trường hợp phải cai sữa sớm thì phải được thay thế bằng sữa công thức. Trung bình trẻ sơ sinh cần khoảng 45-90ml sữa mỗi 2-3h và được tăng phù hợp để đáp ứng nhu cầu khác nhau cho từng bé. 

Khi bé được 6 tháng nên kết hợp với ăn dặm giúp bé phát triển và tăng cân tốt. 

Khi trẻ được 6-8 tháng thì có thể bổ sung 2 bữa/ngày, từ 9 tháng 3 bữa/ngày.

Ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn sữa phù hợp với lứa tuổi (0-6 tháng, 6-12 tháng..), thể trạng (gầy, mập) , phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé (táo bón, tiêu chảy , bất dung nạp Lactose hay dị ứng đạm bò ) để con được hấp thu và phát triển toàn diện nhé.

Bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân, BS Nhi mách mẹ giải quyết vấn đề từ gốc - 12

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng cân nặng của bé?

Đầu tiên việc quan trọng là đảm bảo trong các bữa ăn hằng ngày đầy đủ các nhóm thực phẩm, món ăn cần trang trí màu sắc đa dạng để kích thích bé ăn ngon. Cha mẹ không nên ép bé ăn nhiều trong một bữa mà chia thành nhiều bữa nhỏ để việc hấp thu dễ dàng hơn, hạn chế cảm giác ngán.

Tạo thói quen ăn uống đúng giờ nhưng trước bữa ăn cần tránh quà vặt gây cảm giác đầy  bụng như nước ngọt, bánh kẹo...

Khuyến khích trẻ vận động vừa tăng cường trao đổi chất giúp bé khỏe mạnh vừa giúp ăn ngon miệng hơn.

Cho bé được ăn theo sở thích để luôn có không khí vui vẻ, phấn khởi khi ăn và quan trọng bé thấy việc ăn là cần thiết, là 1 hoạt động được bé chờ đợi và là niềm vui của ba mẹ, chứ không phải chỉ để hoàn thành xong việc ăn!

4 cách đơn giản nuôi lớn một đứa trẻ thông minh, IQ vượt trội, mẹ nào cũng làm được
Muốn con thông minh, phát triển trí tuệ tốt hơn, cha mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm, bắt đầu từ những hoạt động thường ngày.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ